Dạy con kiểu Tây – đừng quá sùng bái!
Thời đại hiện nay, chúng ta sùng bái Tây trong cách giáo dục con. Nhưng có những nhầm lẫn sơ đẳng và nghiêm trọng trong vấn đề này. Có thể ta đang theo “Tây” không đúng cách và ta cũng đang theo những “Tây” bị sai.
Cần dạy trẻ theo đúng cách và học “Tây” cũng đúng cách
Kệ hay không kệ?
Chúng ta hay nghĩ “Tây” họ hay kệ con, con khóc một lúc rồi tự nín, ngã thì tự đứng dậy. Thực tế thì có nhiều người “Tây” làm thế, nhưng “ lý thuyết” của họ không như thế.
Sách giáo khoa về mầm non của “Tây” viết rõ ràng: Khi trẻ khóc, trẻ sơ sinh, chúng ta phải phản hồi ngay, vì nếu không, trẻ sẽ hình thành tư tưởng bất an và nghĩ rằng thế giới này bất an và không đáng tin cậy.
Việc đáp ứng cảm xúc của trẻ là cần thiết, chỉ là cách chúng ta đáp ứng thế nào thôi. Bà mẹ Tây có con ngã không chạy đến vồ vập, nhưng họ sẽ hỏi con là “Con có sao không? Và con đau chỗ nào? Ừ đau nhỉ”. Bà mẹ Việt Nam hoặc sẽ xuýt xoa “Ôi thương con quá” hoặc sẽ vội vàng “Ôi không sao nhỉ, có sao đâu”, hoặc “Mẹ đã nói con rồi, đi đứng cẩn thận vào”.
Những cách ứng xử tưởng rất đơn giản thôi, nhưng với cách ứng xử ban đầu, trẻ sẽ cảm thấy cảm xúc của mình không bị lướt qua, được công nhận và trẻ học cách bình tĩnh đón nhận vấn đề.
Video đang HOT
Hỏi nhiều, nói ít
Tây dạy trẻ theo cách “hỏi nhiều, nói ít”.
Ta thích giảng giải, Tây thích hỏi và lắng nghe. Cái này thì đúng cả trong sách giáo khoa và trong thực tế. Ta hay phải đau đầu tìm kiếm thông tin hàn lâm để trả lời trẻ, ví dụ gió từ đâu tới mây từ đâu tới, trẻ con từ đâu chui ra.
Tây chẳng cần đầu tư gì cả, hỏi ngược lại trẻ. Thế con nghĩ trẻ con chui từ đâu ra? Nếu đứa trẻ dưới 3-5 tuổi bảo trẻ con chui ra từ đám mây chứ không phải từ bụng mẹ, hãy cứ để thế! Và hãy để trẻ phát triển thêm ý tưởng của mình, đó là cách trẻ học nhìn nhận thế giới.
Lựa chọn chứ không phải là tối hậu thư
Nhiều bố mẹ luôn nói, lúc nào tôi chẳng cho con sự lựa chọn mà. Lựa chọn thế nào? Lựa chọn là hoặc con làm bài tập hoặc con không được đi chơi, hoặc con ăn món này hoặc con nhịn đói… Đấy không phải lựa chọn.
Lựa chọn là đưa ra những phương án ngang nhau, ví dụ như con muốn ăn cơm trước hay làm bài tập trước, con muốn ăn cơm với thịt hay ăn cơm với cá.
Lựa chọn theo kiểu không làm cái này thì mất cái kia… là “tối hậu thư”, là đẩy trẻ con vào đường cùng, không có lựa chọn, là hạ thấp lòng tự trọng của con trẻ, và hoặc: 1/Con phản kháng: nhịn à, thì nhịn luôn, sợ gì 2/ Con coi thường trọng lượng lời nói của bố mẹ: dám cho mình nhịn!!!
Đừng theo đuổi quá nhiều lý thuyết cao siêu
Cái khó của nền giáo dục chúng ta bây giờ có lẽ xuất phát từ cách suy nghĩ của phụ huynh chứ không phải do các nhà chuyên môn của chúng ta “tệ” thế. Không ít người trong chúng ta theo đuổi nhiều lý thuyết cao siêu, dạy con không tuổi, dạy con thành tài từ nhỏ… mà quên đi những nguyên tắc vô cùng cơ bản, sơ đẳng nhất.
Tất cả những sách vở của Tây, Tàu, là những phương pháp đa phần chưa được kiểm chứng chỉ phản ánh quan điểm của một cá nhân hay một nhóm người. Những cuốn sách đó, trong xã hội Tây có rất nhiều, và đơn giản là vì xã hội họ dám chấp nhận nhiều thứ mở, nhiều cái cần suy nghĩ phản biện, biện chứng.
Trong rất nhiều các lý thuyết đó, người đọc chọn cái gì phù hợp cho con họ và chịu trách nhiệm với việc đó. Ngược lại, ở chúng ta, những cuốn sách đó được xem như “cẩm nang”, là con đường “duy nhất”, “sống còn” cho con, dẫn đến con cháu chúng ta thành những thí nghiệm đáng tiếc…
Phạm Thị Cúc Hà
Thạc sỹ Giáo dục (Úc) – Giám đốc chương trình chuỗi trường mầm non Just Kids
Theo dân trí
Đầu tư 105 triệu USD phát triển giáo dục THPT
Góp phần đổi mới căn bản, toàn diện cho nền giáo dục, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục dự án Phát triển giáo dục trung học phổ thông (THPT) giai đoạn II, trị giá 105 triệu USD.
Trong 105 triệu USD, vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 90 triệu USD. Mục tiêu của dự án Phát triển giáo dục THPT giai đoạn II nhằm góp phần đổi mới căn bản, toàn diện cho nền giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại các vùng khó khăn, vùng có đông người dân tộc thiểu số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề.
Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan để hoàn thiện nội dung dự án, chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt dự án theo đúng quy định hiện hành.
Dự án sẽ chính thức được thực hiện từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2018 tại khoảng 25 tỉnh, thành, huyện nghèo có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Được biết, trong "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" mà Thủ tướng vừa phê duyệt, đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ đi họcđúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương có 70% trẻ em khuyết tật được đi học.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
"Nền GD nước mình còn... nghênh ngang lắm" "...phải cố ngăn mình đừng nản, vì quả thật là rất dễ nản. Bởi nỗi, nền giáo dục nước mình, tôi thấy nó vẫn còn có vẻ "nghênh ngang" lắm, thế nên mới khó dịch chuyển..." - Mừng bác trở lại Hà Nội! Mừng hơn nữa là bác đã có mặt đúng lúc cháu đang cần gặp! - Tôi về Hà Nội lần...