Cần Thơ: Giáo dục đạo đức HS thông qua hoạt động trải nghiệm
Từ hoạt động giáo dục trải nghiệm, giảng dạy tích hợp vào các môn học, trường học ở TP Cần Thơ tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống cho học sinh.
HS TP Cần Thơ tham gia trải nghiệm tại Bảo tàng thành phố.
Sáng 11/5, Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020″.
Tại TP Cần Thơ có sự tham dự của ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND thành phố; bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GD&ĐT và đại diện các sở, ngành.
Theo Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, sau 5 năm triển khai Quyết định của Thủ tướng, nhờ sự quan tâm, đầu tư và hỗ trợ mạnh mẽ của UBND TP Cần Thơ, Sở GD&ĐT đã triển khai đầy đủ và kịp thời trong toàn ngành Giáo dục các chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND thành phố. Các cơ sở giáo dục nghiêm túc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện tại đơn vị, đưa các tiêu chí của Đề án vào kế hoạch, nhiệm vụ năm học.
Bên cạnh đó, sự phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả với các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố theo chức năng, nghiệp vụ của từng cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Giáo dục thực hiện tốt công tác giáo dục toàn diện học sinh.
Hằng năm, Sở đều phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố hơn 20 đợt kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg tại các đơn vị trường học. Qua đó, kịp thời ghi nhận, nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay, đồng thời uốn nắn, nhắc nhở, hướng dẫn những đơn vị làm chưa tốt.
Nhiều mô hình giảng dạy tích hợp và hoạt động giáo dục trải nghiệm tiêu biểu tại Cần Thơ đã được chọn tham gia báo cáo tại các hội nghị của Bộ GD&ĐT.
Ngoài ra, Sở thường niên phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên như: khai thác và sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả; kiến thức, kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội cho Bí thư Đoàn trường, Tổng phụ trách Đội; thuyết minh di tích, lịch sử, văn hóa tại địa phương; công tác y tế trường học; tổ chức các câu lạc bộ trong trường học; công tác xã hội trong trường học; công tác tuyên truyền, giáo dục đảm bảo an ninh, trật tự trường học…
Video đang HOT
Các trường tích cực, chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh và chính quyền, đoàn thể địa phương trong việc xây dựng, tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục học sinh trong trường học và tại địa phương. Nội dung và hình thức giáo dục học sinh vì thế rất phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Các đại biểu TP Cần Thơ dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020″.
Theo ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ): Đến nay, học sinh có ý thức học tập tốt, có động cơ học tập đúng đắn, có lý tưởng cao đẹp, tự hào về truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, của địa phương.
Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, cố gắng trong rèn luyện đạo đức và lối sống, không có trường hợp học sinh vi phạm đạo đức, lối sống nghiêm trọng. Không có tình trạng bạo lực học đường nghiêm trọng xảy ra, hạnh kiểm khá tốt của học sinh chiếm tỷ lệ khá cao, đạt gần 90%.
Tại Hội nghị, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuât sắc trong việc thực hiện Đê án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lôi sông cho thanh niên, thiêu niên và nhi đông giai đoạn 2015 – 2020″.
Nhiều mô hình giảng dạy tích hợp và hoạt động giáo dục trải nghiệm tiêu biểu tại Cần Thơ đã được chọn tham gia báo cáo tại các hội nghị của Bộ GD&ĐT như: Giáo dục đạo đức học sinh thông qua mô hình “Sinh hoạt các câu lạc bộ trong trường học” của Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận Ninh Kiều; “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua mô hình “Phòng tư liệu Hồ Chí Minh” của Trường THPT Thuận Hưng; Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc xây dựng “Văn hóa ứng xử” trong trường học của Trường THPT Trung An; Công tác xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn của Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh; Công tác tuyên truyền, giáo dục chủ quyền Biển, Đảo tại các trường học trên địa bàn TP Cần Thơ; Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tội phạm, ma túy trong trường học…
Giáo dục đạo đức, lối sống học sinh: Giáo viên phải là "nhà tâm lý"
Để giáo dục đạo đức cho những học sinh bị coi là "khó bảo", nhiều trường học tại Hà Tĩnh đã tăng cường dạy kỹ năng, giá trị sống thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm nhằm khơi dậy phần "thiện" trong các em.
Giáo dục đạo đức, lối sống học sinh trong trường học bằng những tiết chào cờ đầu tuần (ảnh: Minh họa).
Đạo đức, lối sống của một số bộ phận không nhỏ học sinh đang là vấn đề nhức nhối với các gia đình, nhà trường và xã hội. Các cụ việc liên quan đến biểu hiện, hành vi vi phạm đạo đức, thiếu chuẩn mực của giới trẻ gia tăng đáng kể.
Ông Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết: Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Bám sát nội dung, mục tiêu của Nghị quyết, trong thời gian qua, ngành giáo dục Hà Tĩnh đã có nhiều giải pháp sáng tạo, phù hợp, từng bước tạo chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt quan tâm, chú trọng nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Hoạt động ngoại khóa tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc.
Tại trường THPT Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên), công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh được nhà trường thực hiện và duy trì thường xuyên hiệu quả. Không chỉ triển khai đồng bộ việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các bộ môn văn hóa, nhà trường còn đẩy mạnh các hoạt động, mô hình, phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" để thu hút học sinh tham gia, rèn luyện.
Thầy Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: "Tại nhà trường, hoạt động "Giờ chào cờ bổ ích" với hình thức sân khấu hóa tuyên truyền về các chủ đề phòng, chống bạo lực học đường, nâng cao văn hóa giao tiếp, ứng xử; tuyên truyền về an toàn giao thông; tuyên truyền ngày pháp luật; cách sử dụng mạng xã hội an toàn... được duy trì đều đặn hằng tuần.
Các buổi sinh hoạt nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về việc hình thành, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh được tổ chức thường xuyên tại mỗi lớp học và trường học. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, tham quan di tích lịch sử, địa chỉ đỏ trên địa bàn thành phố cũng được nhà trường đẩy mạnh".
Từ đó, tạo môi trường, phương pháp giáo dục học sinh đa dạng, phong phú, giúp các em có trải nghiệm thực tế, nâng cao nhận thức, hình thành hành vi, hành động đúng, lối sống đẹp.
Cũng theo thầy Quang, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh tại nhà trường không chỉ phụ thuộc vào đối tượng mà còn vào năng lực, trình độ, kinh nghiệm và cả tấm lòng, ý chí quyết tâm của giáo viên trong lựa chọn phương pháp giáo dục. Cần linh hoạt, sáng tạo và mềm mỏng.
Tổ chức các cuộc thi về hội họa, tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, lịch sử đất nước, con người Việt Nam.
Cũng theo thầy Nguyễn Văn Quang, chính các giáo viên phải kiên trì chấp nhận những mặt yếu kém của học sinh, khích lệ các em tiến bộ. ể giáo dục đạo đức cho những học sinh vốn bị coi là "khó bảo", trường tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống thông qua nhiều hoạt động nhằm khơi dậy phần "thiện" trong các em.
Thầy Quang chỉ ra vị dụ, mấy năm gần đây nhà trường đã thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường. Cán bộ tư vấn tham gia các hoạt động tập thể cùng học sinh để một mặt tạo sự gần gũi và phát hiện những vấn đề về tâm lý của các em, từ đó đưa ra các giải pháp, biện pháp hỗ trợ, giáo dục.
Nhiều học sinh bố mẹ đi nước ngoài, giao lại con cho ông bà, cô bác nuôi dưỡng, thiếu sự chăm sóc, gần gũi nên dẫn đến chơi bời, tụ tập các quán xá rồi uống rượu, hút thuốc. Chính các giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải đích thân gặp gỡ, làm công tác tư tưởng, tâm lý đối với những em đó.
"Phải xem học trò như con mình, vừa yêu thương vừa trách nhiệm thì mới có thể chạm vào nỗi niềm riêng của các bạn, lúc đó tìm cách tháo gỡ dần những cái chưa được mà các bạn đang mắc phải" - thầy Quang chỉ rõ cách làm của giáo viên tâm lý.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, cho biết: Cùng với thực hiện tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các đơn vị, ngành như đoàn thanh niên, công an... ngành giáo dục chủ động bổ sung các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy và học với cả giáo viên và học sinh thông qua chính kết quả trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống.
Sở giáo dục cũng đang kiện toàn đội ngũ, xây dựng các phòng chính trị - tư tưởng từ Sở đến cơ sở để tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, chấn chỉnh học sinh trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống.
"Tin tưởng, với sự vào cuộc, chung sức của toàn xã hội, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiếp tục có những chuyển biến rõ nét, giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, xây dựng thế hệ trẻ có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước trong thời kỳ mới" - ông Quốc Anh nhấn mạnh.
Tổng kết 4 năm triển khai thực hiện kế hoạch Trường điển hình đổi mới Ngày 6-4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Cần Thơ tổ chức hội nghị tổng kết 4 năm triển khai thực hiện kế hoạch Trường điển hình đổi mới. Bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ, trao giấy khen cho các tập thể có thành tích nổi bật trong thực hiện Trường điển...