Cần Thơ: Đẩy mạnh chuyển giao chất lượng giữa các cấp học thực hiện CTGDPT mới
Sáng 28/1, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị giao ban cấp THCS mở rộng năm học 2020-2021, với sự tham gia của lãnh đạo các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn TP Cần Thơ
Quang cảnh hội nghị.
Tham dự hội nghị có bà Trần Hồng Thắm – Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, ông Nguyễn Phúc Tăng – Phó Giám đốc Sở.
Tại hội nghị giao ban cấp THCS mở rộng lần này, bên cạnh việc kiểm tra, giám sát các trường THCS trong việc chuân bị các điêu kiện thực hiện CT GDPT 2018, Phòng GD Trung học làm việc với Phòng GD Tiểu học và Ban giám hiệu các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố trao đôi, chia sẻ, phô biên kinh nghiệm thực hiện CT GDPT 2018 đôi với lớp 1.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó trưởng Phòng GD Trung học (Sở GD&ĐT) chia sẻ, hội nghị là cơ hội để các trường THCS trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chuyển giao chât lượng giữa cấp học mầm non và tiểu học. Đồng thời tạo điều kiện cho các trường chia sẻ những khó khăn vướng mắc trong công tác phối hợp tuyên truyền và chuyển giao chât lượng giữa cấp học tiểu học và THCS trong thời gian tới.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó trưởng Phòng GD Trung học (Sở GD&ĐT) chia sẻ tại hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị, ông Lê Thanh Long, Trưởng phòng GD Tiểu học, chia sẻ những việc làm cụ thể trong công tác chuân bị các điêu kiện thực hiện đôi mới CT GDPT 2018 ở cấp học tiểu học phù hợp với thực tiên của địa phương và đơn vị. Những thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm thực tiễn trong việc triển khai chương trình cũng được ông chia sẻ với các thầy cô tại hội nghị…
Ông Nguyễn Phúc Tăng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ phát biểu tại hội nghị.
Thay mặt lãnh đạo sở, Ông Nguyễn Phúc Tăng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ hoan nghênh sự sáng tạo của Phòng GD Trung học đã có những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả cao và rất hoan nghênh sự cầu thị của các lãnh đạo các phòng GD&ĐT, các thầy cô trường THCS trong việc tiếp thu những góp ý, cũng như có những ý kiến cộng đồng trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học tới.
GD-ĐT là động lực then chốt để phát triển đất nước
Theo dõi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhà giáo Lê Xuân Bột, nguyên giáo viên Ngữ văn, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (TP Cần Thơ) rất quan tâm đến lĩnh vực GD&ĐT.
Ảnh minh họa.
Theo nhà giáo Lê Xuân Bột, GD&ĐT luôn được xem là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước.
Nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục, nhà giáo Lê Xuân Bột luôn quan tâm đến những đổi mới, phát triển của ngành. Đặc biệt là việc thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
Nhà giáo Lê Xuân Bột chia sẻ, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 29, dù đối mặt với khó khăn, nhưng đến nay kết quả đạt được rất khả quan. Theo Dự thảo văn kiện Đại hội đảng lần thứ XIII đánh giá bước đầu có hiệu quả. Trong đó, đổi mới chương trình, sách giáo khoa đã tạo nền tảng vững chắc cho đổi mới toàn diện. Đến nay, Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đã hoàn thành; Chương trình, sách giáo khoa lớp 1 được triển khai và chuẩn bị cho lớp 2 và lớp 6.
Việc đổi mới giáo dục nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Sự quan tâm này trở thành động lực để toàn ngành Giáo dục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Trong nhiệm kỳ vừa qua (2015 - 2020), công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT được triển khai quyết liệt và kết quả đạt được rất đáng ghi nhận.
Nhà giáo Lê Xuân Bột.
Minh chứng cho sự nỗ lực chính là cơ chế, chính sách trong lĩnh vực GD&ĐT ngày càng hoàn thiện. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS. Ban hành và triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn đều được nâng lên, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao...
Đây là thành quả phấn đấu cả hệ thống, đặc biệt là sự quan tâm cua Đảng, Nhà nước, sự phối hợp có hiệu quả của các Bộ, ngành và địa phương, sự nô lưc cua đôi ngu nha giao, cán bộ quản ly giáo dục các cấp.
Giai đoạn 2010 - 2020 đánh dấu bước thay đổi của giáo dục Việt Nam gắn với thực hiện Nghị quyết ại hội XI, XII của ảng. Trong đó đột phá chiến lược là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân.
Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong những năm qua. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT chắc chắn sẽ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành GD&ĐT. Vì ngành GD&ĐT luôn được xem là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nên cần phải phấn đấu hơn, nỗ lực hơn.
Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết là Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Do đó ngành GD&ĐT cần sự quan tâm, chung tay của các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương để triển khai thành công, hiệu quả.
Lĩnh vực GD&ĐT, quá trình đổi mới có liên quan đến từng người, từng gia đình nên luôn được xã hội quan tâm, góp ý. Do đó các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới giáo dục; các chỉ đạo, điều hành của Bộ GD&ĐT và các địa phương cần được chủ động tuyên truyền để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của người dân.
Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
Bên cạnh đó, cần chú ý đến một số bất cập, khó khăn cần có giải pháp khắc phục như: Hệ thống trường lớp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và các khu đô thị lớn còn thiếu, xuống cấp. Xã hội hóa trong giáo dục phổ thông nhiều khó khăn. Một số cơ sở giáo dục đại học có quy mô nhỏ, chưa được chú trọng đầu tư, chất lượng đào tạo không cao. Giáo viên còn thừa, thiếu cục bộ tại một số địa phương...
Bí quyết của học sinh giỏi quốc gia Tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) THPT cấp quốc gia năm học 2020-2021, học sinh TP Cần Thơ đoạt 30 giải. Trong đó có 2 giải Nhất (đều của học sinh Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng) là Quan Phương Khánh (lớp 11D) môn Tiếng Anh và Trần Tuấn Ngọc (lớp 12P) môn Tiếng Pháp. Cả hai còn dẫn đầu cả...