Cần Thơ chuẩn bị chu đáo cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới
Vài ngày nữa, học sinh tại Cần Thơ và cả nước sẽ bước vào năm học mới 2020-2021, năm đầu tiên triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với lớp 1.
Đến thời điểm này, TP Cần Thơ đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để triển khai chương trình hiệu quả.
Giờ học của cô trò Trường TH Long Hòa 1, quận Bình Thủy.
Là quận trung tâm thành phố, ngành Giáo dục Ninh Kiều chịu áp lực khá lớn về gia tăng dân số cơ học, quy mô học sinh tăng. Trong khi đó đầu tư cho trường lớp không theo kịp nhu cầu do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là thiếu quỹ đất. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT mới, Quận ủy, UBND quận Ninh Kiều đã nỗ lực đầu tư xây dựng cơ bản cho giáo dục, cũng như các điều kiện phục vụ dạy học từ nhiều năm qua. Năm học 2020-2021, Ninh Kiều dự kiến có hơn 4.200 học sinh lớp 1. ơn vị đã tổ chức tập huấn đầy đủ về bộ sách giáo khoa mới cho gần 250 giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn sẽ dạy lớp 1 ở năm học này. Phòng Giáo dục và ào tạo (GD&T) quận đã chỉ đạo các đơn vị rà soát các trang thiết bị sẵn có và đề xuất mua sắm tập trung. Việc đấu thầu mua sắm sẽ diễn ra vào tháng 9-2020. Ngày 10-8-2020, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều đã phê duyệt chủ trương mua sắm trang thiết bị tối thiểu lớp 1 cho các trường tiểu học (TH) trong năm học mới, hơn 2,6 tỉ đồng.
Tại quận Bình Thủy, các trường TH dự kiến sẽ đón hơn 2.170 học sinh bước vào lớp 1, với 63 lớp. Tất cả 66 giáo viên chủ nhiệm và 70 giáo viên bộ môn được phân công dạy lớp 1 đều đạt chuẩn trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn vững, có nhiều kinh nghiệm. Công tác tuyên truyền đến phụ huynh, giáo viên về sách giáo khoa mới lớp 1 cũng được thực hiện bằng nhiều hình thức, nhận được sự đồng thuận. Theo cô Nguyễn Kiều Phương, Trưởng Phòng GD&T quận Bình Thủy, ngành tiếp tục tham mưu UBND quận đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trường lớp; chỉ đạo các trường nỗ lực triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT mới. Trong đó, hoàn thành tiến độ thi công Trường TH Long Tuyền 1, đưa vào sử dụng trước ngày khai giảng; nâng cấp, mở rộng các trường quy mô nhỏ, đầu tư mới các trường trên địa bàn các phường Bùi Hữu Nghĩa, Trà An, Long Hòa giai đoạn 2021-2025.
Video đang HOT
Tại huyện Vĩnh Thạnh, ngành Giáo dục địa phương có những khó khăn nhất định do địa bàn rộng, trường lớp xuống cấp và nhiều điểm lẻ. Ngay từ năm học 2015-2016, Phòng GD&T huyện đã tham mưu UBND huyện quy hoạch, xây dựng hệ thống trường, lớp theo hướng đạt chuẩn. Hằng năm, huyện đầu tư xây dựng, sửa chữa nhiều trường, với kinh phí khoảng 60 tỉ đồng/năm từ nguồn ngân sách của huyện. ến nay, toàn huyện có 56 trường từ mầm non đến THPT; riêng bậc TH có 25 trường (trên 72%) đạt chuẩn quốc gia. Cùng với xây dựng cơ sở vật chất, ngành GD&T cũng tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng Chương trình GDPT mới. Năm học này, huyện Vĩnh Thạnh dự kiến sẽ đón khoảng 1.800 học sinh lớp 1 trong tổng số gần 9.000 học sinh bậc TH. Huyện đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện phục vụ, với tỷ lệ 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày.
Theo quy định, khi triển khai Chương trình GDPT mới, mỗi lớp học có 1 phòng học riêng và học sinh học 2 buổi/ngày để được tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục theo chương trình được đổi mới. ây là điều kiện cần thiết nhưng cũng là điểm khiến nhiều địa phương gặp khó. Nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị khi thực hiện công tác này, Sở GD&T TP Cần Thơ đã tổ chức đoàn kiểm tra đến 9 quận, huyện ngay trước thềm năm học mới. Theo đánh giá ban đầu, các đơn vị đã chuẩn bị tích cực ngay từ nhiều năm trước, mạng lưới trường lớp được quy hoạch lại, tạo thuận lợi cho học sinh đến trường; cán bộ giáo viên được đưa đi đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn gặp khó khăn do thiếu giáo viên, thiếu phòng học, một số trường có sĩ số vượt mức 35 học sinh/lớp. Việc phát hành bộ sách giáo khoa mới còn chậm khiến giáo viên và phụ huynh chưa đủ thời gian tiếp cận để tham khảo, nghiên cứu… Những vấn đề này sẽ tiếp tục được khắc phục trong thời gian tới.
Bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GD&T TP Cần Thơ, cho biết: Qua đợt kiểm tra, đa số địa phương đã tích cực chuẩn bị các điều kiện thực hiện, bám sát hướng dẫn thành phố về tuyên truyền, quán triệt từ nội bộ ngành đến phụ huynh học sinh. Các đơn vị đã chuẩn bị đội ngũ cán bộ, giáo viên TH để đảm bảo định mức giáo viên trên quy mô học sinh. ầu tư cơ sở vật chất, phòng lớp học, thiết bị dạy học theo định mức tối thiểu. ến nay, TP Cần Thơ đã sẵn sàng cho việc thực hiện Chương trình GDPT mới năm học mới ở lớp 1.
TP Cần Thơ hiện có 175 trường TH. Năm học 2020-2021, thành phố đón khoảng 97.500 học sinh TH, trong đó có 21.000 học sinh lớp 1. Đến thời điểm hiện tại, các quận, huyện đảm bảo cơ sở vật chất cho 100% học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 được học 2 buổi/ngày; khoảng 1.390 giáo viên dạy lớp 1 đều được trang bị chuyên môn, kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
Trường ĐH gửi loạt tin nhắn chê điểm thấp: 'Do sai dấu'
Theo ông Thuấn, khi thực hiện gửi nội dung đi thì dấu chấm hỏi (?) bị đổi thành dấu phẩy (,) nên ý nghĩa ban đầu đã không được hiểu đầy đủ.
Vụ Trường đại học nhắn "điểm thi của bạn rất thấp" đến hàng lọat thí sinh đang khiến dư luận xôn xao. Ngày 31/8, theo thông tin trên báo chí, ông Vũ Bá Thuấn, trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Gia Định xác nhận sự cố về tin nhắn diễn ra từ 6h chiều 28/8.
Theo ông Thuấn, để xảy ra sự cố này là một điều rất đáng tiếc, nhà trường chân thành gửi lời xin lỗi đến tất cả các thí sinh cùng quý phụ huynh.
Ông Thuấn cho rằng, xuất phát từ mong muốn các thí sinh có điểm thấp từ đủ điểm sàn của Bộ GD&ĐT cũng được vào đại học, nội dung tin nhắn ban đầu có dấu hỏi chấm phía sau cụm từ "Bạn có điểm thi rất thấp?", ý là đặt ra câu hỏi nếu bạn có điểm thi quá thấp thì bạn không nên chờ nguyện vọng.
Nhưng khi thực hiện gửi nội dung thì dấu hỏi chấm (?) đã bị đổi thành dấu phẩy (,) nên ý nghĩa ban đầu đã không được hiểu đầy đủ, dẫn đến sự không phù hợp trong hoàn cảnh này.
Tin nhắn gây bức xúc của trường
Về tần suất gửi đi nhiều lần, do hệ thống ghi nhận thông tin số lượng không chính xác, bị lặp danh sách nên gửi đi nhiều lần trên một thí sinh, dẫn đến có thí sinh nhận được hai, ba hoặc nhiều hơn.
"Sau khi nhắn một vài tin đầu tiên, chúng tôi nhận ra sai sót về mặt nội dung nên đã cho ngừng lại ngay. Tuy nhiên cũng do lỗi kỹ thuật mà phải đến 7h mới dừng được việc nhắn tin" - ông Thuấn cho biết.
Trước những phàn nàn của thí sinh về việc từ đầu tháng 8 tới nay thường nhận được tin nhắn mời nhập học sớm từ trường, ông Thuấn cho biết trong mùa tuyển sinh năm nay, trường đã đi tới 300 trường THPT, tham gia 2 ngày hội tuyển sinh lớn tại TP.HCM và Cần Thơ. Vì vậy, nhà trường đã thu thập được một lượng dữ liệu lớn.
"Tuy nhiên, không phải cứ có số điện thoại là chúng tôi nhắn tin, bởi chi phí dành cho tin nhắn rất lớn. Chúng tôi chủ yếu nhắn cho đối tượng thí sinh tiềm năng, là những em đã nộp học bạ vào trường hoặc có đăng ký online, tham gia tư vấn của trường" - ông Thuấn thông tin.
Trước đó, trong ngày 28/8, hàng loạt thí sinh nhận được tin nhắn qua điện thoại với nội dung "Điểm thi của bạn rất thấp, đừng chờ đợi nguyện vọng..." từ Trường ĐH Gia Định và tư vấn thí sinh đến trường để làm thủ tục, nộp hồ sơ.
Nội dung tin nhắn có nội dung "chê điểm thấp" này khiến nhiều thí sinh phản ứng mạnh. Đáng nói là nhiều thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT vừa qua khá cao cũng nhận được tin nhắn này. Một phụ huynh tại TP.HCM cho biết con và cháu mình thi được 23,75 điểm và 26,75 điểm nhưng cũng nhận tin nhắn "điểm của bạn rất thấp" rất phản cảm.
Cần Thơ "vượt khó" triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới Bên cạnh những khó khăn, các trường vẫn đang tích cực có giải pháp để hoàn thành "Chương trình Giáo dục phổ thông mới" đúng tiến độ, hiệu quả. Năm học 2020 - 2021, "Chương trình Giáo dục phổ thông mới" bắt đầu được triển khai thực hiện đối với lớp 1. Dù còn nhiều khó khăn về kinh phí và cơ sở...