Cẩn thận với các phương thức xét tuyển đại học
Một trong những điểm mới của tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2020 là các trường có nhiều phương thức xét tuyển để tạo cơ hội cho thí sinh. Tuy nhiên, do có nhiều phương thức nên nếu không tỉnh táo, đọc kỹ đề án tuyển sinh, thí sinh cũng dễ mất cơ hội chỉ trong một dấu tích.
Thí sinh cần đọc kỹ đề án tuyển sinh của các trường ĐH để tránh mất cơ hội xét tuyển Ảnh: Như Ý
Nguyễn Chí Dũng, học sinh lớp 12 một trường THPT tại Hà Nội, cho biết, cậu đăng ký xét tuyển vào ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Kinh tế Quốc dân. Theo Dũng, ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay tuyển sinh thêm tổ hợp A19 và A20, đây là hai tổ hợp hoàn toàn mới vì xét tuyển kết hợp giữa kết quả thi tốt nghiệp THPT của hai môn Toán, Lý (A19) và Toán, Hóa (A20) và bài thi tư duy. Với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ quy ra điểm, chứ không tuyển thẳng, nên Dũng chưa hiểu cụ thể như thế nào.
Theo các chuyên gia, phương thức xét tuyển của nhiều trường ĐH, học viện năm nay kết hợp áp dụng nhiều chính sách, hình thức. Vì vậy, theo ThS. Mạc Văn Tạo, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo, ĐH Kinh tế Quốc dân, thí sinh chú ý tỷ lệ chỉ tiêu dành cho mỗi phương thức xét tuyển để cân nhắc lựa chọn đăng ký.
Video đang HOT
Về trường hợp của Dũng, PGS. TS Bùi Đức Triệu, Trưởng Phòng quản lý đào tạo, ĐH Kinh tế quốc dân, nói rằng, thí sinh lưu ý phương thức xét tuyển kết hợp độc lập với xét tuyển theo kết quả thi nên việc đăng ký theo kết quả thi tại trường THPT là cần thiết và là nhiệm vụ số 1. Xét tuyển kết hợp của các trường ĐH là riêng và theo thông báo của từng trường. “Nếu nhầm lẫn là ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của thí sinh. Thí sinh có thể hỏi trực tiếp giáo viên trường THPT nơi đang theo học cho rõ”, PGS Triệu nhấn mạnh.
Về phía ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS. TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, cho biết, thí sinh cần lưu ý mỗi phương thức xét tuyển sẽ có tỷ lệ chỉ tiêu nhất định, không trộn chung các phương thức để lấy ra một mức điểm như những năm trước.
Đối với phương thức xét tuyển kết hợp, vì trường vẫn lấy kết quả thi tốt nghiệp hai bài thi tùy theo tổ hợp nên thí sinh vẫn phải đăng ký trong phiếu đăng ký dự thi theo hệ thống của các trường THPT, Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT.
Ví dụ, với thí sinh lựa chọn xét tuyển bằng tổ hợp A19 (Toán, Lý, bài kiểm tra tư duy) hay tổ hợp A20 (Toán, Hóa, bài kiểm tra tư duy), thí sinh sẽ đăng ký ở trong phiếu dự thi tổ hợp này, xét tuyển vào ngành nào, giống như các tổ hợp bình thường khác.
Nhưng đồng thời, thí sinh phải tham gia đăng ký dự thi bài kiểm tra tư duy được trường tổ chức vào tháng 8 tới. PGS Kiên đặc biệt nhấn mạnh, thí sinh phải nhớ đăng ký xét tuyển tổ hợp này trong phiếu đăng ký dự thi, nếu không, dù có tham gia bài kiểm tra tư duy thì cũng không đủ điều kiện để xét tuyển.
Với môn ngoại ngữ, PGSs Kiên khẳng định, ĐH Bách khoa Hà Nội không miễn thi ngoại ngữ với các tổ hợp có môn ngoại ngữ. Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế chỉ được quy đổi thành một đầu điểm trong tổ hợp xét tuyển có môn ngoại ngữ. Vì vậy, với những thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường bằng tổ hợp có môn ngoại ngữ thì có thể cùng lúc đăng ký trong phiếu dự thi hai hình thức quy đổi chứng chỉ quốc tế hoặc kết quả bài thi môn ngoại ngữ.
Có thể thấy, cùng xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nhưng hai trường ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Kinh tế Quốc dân sử dụng hai hình thức khác nhau. Vì vậy, nếu không đọc kỹ phương án tuyển sinh, thí sinh rất dễ mất cơ hội vào trường.
Học phí trường y cao
PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng đào tạo ĐH Y dược TPHCM, cho hay, ngành răng – hàm – mặt học phí dự kiến 70 triệu đồng/năm; ngành y khoa dự kiến học phí 68 triệu đồng/năm và hằng năm tăng 10% nhằm giúp phụ huynh học sinh biết ngay từ đầu để chọn trường. Tuy nhiên, nhà trường cũng có chủ trương không để sinh viên nghèo học giỏi đứng ngoài cổng trường nên đã dành 15 tỷ đồng hỗ trợ thí sinh trúng tuyển có hoàn cảnh khó khăn. Sẽ có 800 suất học bổng cho năm đầu và các em phải giữ được phong độ, năng lực để duy trì học bổng trong 6 năm.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thay đổi cách xét tuyển
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thay đổi tỉ lệ chỉ tiêu đối với các phương thức xét tuyển đại học năm 2020.
Trường sẽ thay đổi về tỉ lệ phần trăm các phương thức xét tuyển. Với 5.000 chỉ tiêu năm 2020, trường sẽ xét tuyển theo kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ 30-70% tổng chỉ tiêu.
Xét tuyển theo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 30-60% tổng chỉ tiêu; Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 15% - 25%; Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT từ 1-5% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông nước ngoài từ 1-5%.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tăng tỷ lệ xét tuyển từ kỳ thi tốt nghiệp THPT
Như vậy, dự kiến điều chỉnh này sẽ tăng chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Riêng đối đối với ngành kến trúc, nhà trường thực hiện xét tuyển theo các phương thức sau: Sử dụng tổ hợp A01 (Toán - Lý - Anh), C01 (Toán - Văn - Lý) theo điểm của kỳ thi Tốt nghiệp THPT; Thực hiện Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD- ĐT; Xét tuyển theo điểm của kỳ thi đánh giá năng lực.
Năm nay Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dự kiến sẽ không tổ chức thi môn năng khiếu (vẽ) và cũng không lấy kết quả thi môn vẽ của trường ngoài.
Xét tuyển kết hợp của trường ĐH Kinh tế quốc dân có phải là tuyển thẳng? Xét tuyển kết hợp của trường ĐH Kinh tế quốc dân là phương thức kết hợp giữa xét hồ sơ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Vậy, đây có phải là xét tuyển thẳng như quy định của Bộ GD&ĐT? Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Bùi Quốc Triệu, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân khi khẳng định: Xét...