Cẩn thận mua phải máy rửa mặt có tuổi thọ… 3 tháng!
Không thể phủ nhận những ưu điểm do mua bán online mang lại, song nếu không có kiến thức và không cẩn thận, người tiêu dùng rất dễ mua phải hàng giả, kém chất lượng.
“ Hàng chính hãng giá rẻ”
Để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ và vẻ đẹp, gần đây nhiều chị em sẵn sàng chi vài triệu đồng để mua một chiếc máy rửa mặt kiêm massage da mặt. Sản phẩm này trở nên bán chạy, do đó đang được rao bán tràn lan trên Internet với nhiều mức giá và mẫu mã khác nhau. Điều đáng nói, nhiều chiếc máy rửa mặt được quảng cáo là hàng chính hãng, với giá ban đầu vài triệu đồng/chiếc, nay bỗng chốc chỉ còn giá vài trăm nghìn khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang.
Trong vai một người mua hàng, PV Người Đưa Tin Pháp luật đã tiếp cận một người được cho là chủ của một cơ sở bán máy rửa mặt. Người này cho biết mình chỉ bán online và hẹn PV đến cửa hàng nằm trên con phố Yên Lãng (quận Đống Đa, Hà Nội). Khi gặp mặt, người này lấy ra trong túi vài chiếc máy rửa mặt mới và nói: “Hàng này chị bán cho khách nhiều rồi nên em không cần phải lo về chất lượng. Bên chị không có phiếu bảo hành, nếu có hỏng hóc gì thì chỉ đổi hàng trong vòng 15 ngày thôi nhé. Nếu em cần gì thì cứ nhắn trực tiếp qua Facebook, các bạn nhân viên sẽ giải quyết cho em”.
Khi thấy PV nghi ngờ về nguồn gốc của chiếc máy rửa mặt, người này lập tức nhanh miệng: “Đây là lô hàng rẻ hơn của bên chị, được sản xuất ở một nước khác nên mới có giá rẻ hơn giá thị trường”. Mặc dù người bán từ chối tiết lộ sản xuất ở nước nào, tuy nhiên khi lật máy lên, bằng mắt thường PV cũng có thể nhìn thấy, sản phẩm này có xuất xứ từ… Trung Quốc. Điều này khác hoàn toàn với những gì được quảng cáo trên mạng.
Vấn đề đặt ra là, ngay cả thông tin về xuất xứ hàng hóa đã không đồng nhất như vậy, liệu người mua có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm hay không?
Sản phẩm thật khi khách hàng nhận về, cắt ra chỉ là những chi tiết điện tử sơ sài.
Đi tìm câu trả lời này, PV thử tiếp cận với một người mua hàng để tìm hiểu trải nghiệm mua sắm của họ. Là người lần đầu tiên sử dụng máy rửa mặt, nghe theo lời giới thiệu của một số đồng nghiệp, chị H.V (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) đã mua một chiếc máy rửa mặt với giá 400 nghìn đồng. Chị V. nói: “Thấy mọi người đánh giá 5 sao và phản hồi tốt nên tôi cũng không nghi ngờ gì mà đặt mua luôn”.
Video đang HOT
Cũng theo chị V sản phẩm được giao có cả phiếu bảo hành, mã sản phẩm đầy đủ, thoạt nhìn qua không ai biết đó là hàng giả. “Sau khi mua về dùng được vài lần thì máy của tôi có vấn đề, sạc không vào điện, những lúc không dùng đến thì máy tự rung rồi lại tự tắt”, chị V. nhớ lại.
Lúc này, nhớ đến thẻ bảo hành, chị V nhắn tin lại cho cửa hàng đã bán sản phẩm này cho mình và yêu cầu được đổi máy. Tuy nhiên nhân viên lại giải thích vòng vo, không có được hướng giải quyết cụ thể cho khách. “Nhân viên tại đó nói rằng do tôi dùng sạc không đúng cách nên máy hết pin, không vào điện”.
Nghi ngờ mình bị lừa, chị V yêu cầu nhân viên gửi lại cho chị hóa đơn mua hàng của máy rửa mặt đã hỏng, chị sẽ trực tiếp liên hệ với cửa hàng chính hãng tại nước ngoài. Tuy nhiên, người bán hàng vòng vo không muốn giải quyết với lý do không muốn lộ nguồn hàng nên không thể xuất hóa đơn cho khách.
“Thú nhận” của chính người bán hàng
Trao đổi với PV, chị C.D.H (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) – một người từng có thời gian làm nhân viên bán hàng tại một cơ sở bán máy rửa mặt giả trên địa bàn phường Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) – cho biết, chị phải nghỉ việc giữa chừng vì phát hiện việc đang làm chính là lừa đảo người tiêu dùng.
Theo lời kể, chị H. được nhận vào bán hàng máy rửa mặt từ tháng 5/2020. “Máy rửa mặt mà cửa hàng này bán thường có giá 350 nghìn đồng. Cửa hàng thường tung ra những ưu đãi như giảm giá sản phẩm 70% hoặc bán 100 máy rửa mặt dùng thử với giá ưu đãi nhất”… Song thực chất, những mặt hàng này hầu hết đều có xuất xứ từ Trung Quốc và có “tuổi đời” không quá… 3 tháng”, chị H. nhớ lại.
Không khó để tìm mua những chiếc máy rửa mặt giả giống hệt hàng thật trên mạng.
Chia sẻ thêm với PV, người phụ nữ cho biết, những chiếc máy rửa mặt giả này đều đi kèm phiếu bảo hành và mã bảo hành cũng là giả. Mọi thứ được làm tinh vi đến mức nếu khách hàng muốn kiểm tra mã, sản phẩm luôn trả lại kết quả hàng thật và không dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Cửa hàng này cũng bán những chiếc máy rửa mặt chính hãng với giá vài triệu đồng. Mẫu mã và chất lượng của những sản phẩm đều được đảm bảo. Tuy nhiên, họ vẫn bán những chiếc máy giả, với một mức giá rẻ hơn để đánh vào tâm lý chuộng giá rẻ của khách hàng.
“Mỗi sản phẩm chúng tôi bán đều đi kèm thông tin rằng khách hàng sẽ được hoàn trả nếu sản phẩm hỏng hoặc lỗi. Nhưng đó là trên lý thuyết, còn thực tế nếu khách hàng báo hỏng thì chúng tôi buộc phải chặn số điện thoại và các thông tin liên quan đến khách hàng đó”, chị H. thú nhận.
Hoặc, một chiêu thức có phần bài bản hơn mà theo chị H, các nhân viên ở đó luôn được dạy: “Địa chỉ cửa hàng sẽ được đính kèm sản phẩm, nhưng nếu khách hàng muốn đến tận nơi đổi hàng hay khiếu nại, nhân viên phải báo rằng cửa hàng đang trong thời gian bảo trì hoặc sửa chữa, không giải quyết trực tiếp mà chỉ tiếp khách online”.
Điều đáng nói, hình thức mua bán trên mạng thường diễn ra nhanh chóng. Người bán chỉ quan tâm tới việc đăng quảng cáo và chốt đơn. Hình ảnh sản phẩm cũng không thực tế khiến khách hàng không phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Và tình trạng những chiếc máy rửa mặt giá rẻ hầu hết đều bị trục trặc, hỏng hóc trong quá trình sử dụng trở nên phổ biến. Song, khi biết mình bị lừa mua phải hàng giả, đa số người tiêu dùng chỉ biết “than trời”.
Qua thời "vàng son", khẩu trang y tế đua nhau giảm giá "cắt lỗ"
Từng được tư thương "thổi" giá lên tới 500 nghìn đồng/hộp (50 chiếc/hộp), gấp tới hơn 10 lần giá bán cũ, giờ đây khẩu trang y tế đang được rao bán khắp nơi trên Internet với giá "bèo" 35 - 40 nghìn đồng/hộp để "cắt lỗ". Tuy nhiên, người tiêu dùng cần tỉnh táo trước những thông tin quảng cáo, tránh ham rẻ mà mua phải khẩu trang giả, kém chất lượng.
Trót "găm" hàng quá nhiều, dân buôn xả lỗ hàng loạt
Khi dịch bệnh bất ngờ xuất hiện ở Đà Nẵng hồi cuối tháng 7/2020, Thu Trang - nhân viên bán thuốc trên phố Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) -quyết định "ôm" tới 100 thùng khẩu trang y tế (50 hộp/thùng) với mong muốn "hốt bạc" như đợt dịch lần đầu. Song, trái với dự tính của Trang, suốt đợt dịch thứ hai, Việt Nam không hề xảy ra cơn "sốt" khẩu trang y tế nào. Hàng chỉ bán được với giá 60 - 70 nghìn đồng/hộp chứ không còn "sốt" giá vài trăm nghìn đồng/hộp như lần trước. Một phần vì người dân đã gom đủ để dùng, phần vì các hãng sản xuất khẩu trang kịp cung ứng số lượng lớn ra thị trường, và quan trọng là người dân được tuyên truyền nên chuyển sang dùng khẩu trang vải nhiều hơn.
Đến nay, Trang gần như không còn hy vọng gỡ vốn khi nhìn đống khẩu trang chất đống trong nhà. Cô quyết định rao bán trên mạng để "cắt lỗ" nhưng đành chịu thua vì giá bán trên mạng quá rẻ.
Khẩu trang y tế 35 nghìn đồng/hộp PV mua trên mạng.
Theo ghi nhận của PV tạp chí Đời sống và Pháp luật (ĐS&PL), hiện tượng dân buôn xả lỗ khẩu trang y tế trên các nhóm Facebook có từ khóa "sỉ lẻ khẩu trang y tế giá rẻ" là có thật. Trên trang "Nhóm chuyên sỉ lẻ khẩu trang y tế giá rẻ nhất thị trường", cách đây vài giờ một người dùng Facebook tên là Thanh Hà rao bán khẩu trang y tế 4 lớp, bao bì có logo "Hàng Việt Nam chất lượng cao" với giá bán chỉ 35 nghìn đồng/hộp. Ngoài các màu xanh da trời, trắng, ghi xám thường thấy, nhiều người còn "bắt trend" khi quảng cáo cả những hộp khẩu trang có màu sắc bắt mắt hơn như màu tím, hồng...
Trao đổi với PV, Lan Anh - nhân viên Marketing của công ty CP Y dược Tâm Phúc (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Mấy tháng trước, tôi vừa làm cộng tác viên cho công ty dược vừa buôn bán khẩu trang số lượng nhỏ, cũng kiếm được chút ít. Nhưng gần đây tôi không bán khẩu trang nữa, vì bán cũng chậm. Bây giờ hiệu thuốc không được bán giá cao, mà các hội nhóm trên mạng cũng có bán được đâu vì không cạnh tranh được về giá".
Cẩn thận "của rẻ là của ôi"
Tại "chợ" thuốc và thiết bị y tế Phương Mai (Hoàng Mai, Hà Nội), đối diện cổng bệnh viện Lão khoa Việt Nam, PV ĐS&PL đã thử khảo giá thị trường khẩu trang y tế "chính ngạch" và ghi nhận rằng giá khẩu trang rất ổn định chứ không "bắt đáy" như hiện tượng rao bán trên "chợ mạng". Khi được hỏi mua số lượng lớn, nữ nhân viên bán hàng ở hiệu thuốc Việt Bách (số 103 E1 phố Phương Mai) cho biết nếu mua lẻ thì 70 nghìn đồng/hộp còn mua cả thùng thì giảm hơn chút ít. Tuy nhiên nữ nhân viên này cũng lưu ý tôi rằng mua số lượng lớn thì sẽ không có vì hiện tại cửa hàng chỉ có vài thùng để bán lẻ.
Còn tại hiệu thuốc Việt Phát ở 73 đường Giải Phóng, nhân viên bán hàng cho biết giá khẩu trang y tế loại 4 lớp có giá 65 nghìn đồng/hộp. Khi PV hỏi mua cả thùng thì cô gái này cho biết chỉ bán lẻ vì không có nhiều. Trao đổi với PV ĐS&PL, bà Trần Thị Thu Hiền - Giám đốc công ty CP Dệt may Đức Anh (QL 38 B, xóm Tây Đại Đê, xã Đại An, Vụ Bản, Nam Định) - chia sẻ, thời điểm đầu tháng Tám, vài ngày sau khi dịch bùng phát trở lại ở Đà Nẵng, lượng đơn hàng của công ty bỗng tăng đột biến, có người còn từ Hà Nội về tận Nam Định để chốt đơn. Nhưng chúng tôi cũng chỉ dám sản xuất cầm chừng để trả các đơn hàng có sẵn chứ không dám làm ra nhiều. Do vậy, đến giờ công ty không bị tồn kho nhiều.
"Gần đây trên mạng rao bán khẩu trang của công ty Đức Anh với giá 40 nghìn đồng/hộp, thậm chí còn treo cả giấy phép kinh doanh của chúng tôi. Tôi khẳng định công ty chỉ bán theo đơn hàng, không bán lẻ và cũng không thể có giá bán lẻ đó nên chắc chắn đó là hàng nhái, hàng giả theo thương hiệu Đức Anh", bà Hiền khẳng định.
Trong khi đó, PV đặt mua một hộp khẩu trang màu hồng được quảng cáo là "hàng xịn" bán xả lỗ trên mạng với giá 35 nghìn đồng/hộp, chỉ sau vài tiếng là được "ship" tận nơi. Nhìn mắt thường thì thấy hộp khẩu trang khá sắc nét, ghi dòng chữ "4 layer masks" (4 lớp - PV), có cả dòng chữ ISO 13485:2016 lẫn biểu tượng huy chương Vàng và số 1 nhưng không ghi rõ là giải thưởng hay xếp hạng nào. Hộp khẩu trang mang tên H.Đ, của công ty K.P có địa chỉ chung chung ở Xuân Lai, Gia Bình, Bắc Ninh và không có số điện thoại, email, địa chỉ website như thường thấy niêm yết trên bao bì sản phẩm. So sánh với loại 70 nghìn đồng mua ở hiệu thuốc thì loại khẩu trang này trông dày và thô hơn, các chi tiết dập nổi ở đường viền không được sắc nét, thậm chí dính mép vào nhau...
Trao đổi với PV ĐS&PL, dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài (Hà Nội) nhận định, vừa qua, lợi dụng tình trạng người dân lo lắng vì dịch bệnh, nhiều gian thương đã làm giả khẩu trang bán ra thị trường. "Theo dõi báo chí thì có thể thấy hàng loạt vụ buôn khẩu trang giả, kém chất lượng bị lực lượng quản lý thị trường bắt giữ. Khẩu trang giả được sản xuất chớp nhoáng, không tuân thủ tiêu chuẩn do cơ quan quản lý Y tế quy định, nếu sử dụng thì chẳng những không ngăn được dịch bệnh mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Người tiêu dùng nên mua khẩu trang y tế ở hiệu thuốc uy tín, chọn mua loại có thương hiệu, có nguồn gốc xuất xứ và hướng dẫn sử dụng rõ ràng trên bao bì", dược sĩ Thu Hoài khuyến cáo.
Không nên tuyệt đối hoá vai trò của khẩu trang y tế "Để bảo vệ sức khoẻ nói chung trước tác hại của ô nhiễm môi trường thì khẩu trang vải có thể ngăn được các hạt bụi và tác nhân thông thường. Còn đối với các hạt bụi mịn như PM2.5 có kích thước nhỏ bằng 1/30 sợi tóc thì khẩu trang vải và khẩu trang y tế cũng không ngăn được mà phải là loại khẩu trang chuyên dụng như N95". TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng tổng cục Môi trường, bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mách chị em cách nhận biết khẩu trang kém chất lượng chỉ qua "vài cái liếc mắt" Khẩu trang y tế được sử dụng hằng ngày, phổ biến với mọi người hiện nay, đặc biệt khi có dịch bệnh corona bùng phát thi đeo khâu trang y tê đung cách là một biện pháp phòng ngừa rất đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải dễ dàng mà bạn mua được khẩu trang y tế thật,...