Cần sớm có quy định thay thế Thông tư 17, đề xuất áp giá trần dạy thêm học thêm
GDVN- Giáo viên giỏi sẽ dạy hết mình trên lớp, sẽ có nhiều học sinh ở lớp khác đăng ký học, không nhất thiết phải cho phép dạy học sinh chính khóa.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4255/BGDĐT-TTr hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.[1]
Công văn cũng nêu rõ, các Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm; hoạt động thu chi đầu năm học, việc thực hiện tiếp nhận tài trợ, xã hội hóa giáo dục; việc thực hiện các khoản kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Đồng thời, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non trong điều kiện mới, đặc biệt ở nhóm lớp, nhóm trẻ.
Nội dung thanh tra về dạy thêm học thêm được nhiều người quan tâm vì vấn đề này thời gian qua gây nhiều bức xúc trong nhân dân nhưng chưa có những pháp hữu hiệu, phù hợp.
Ảnh minh họa: Báo Lao động
Nhiều quy định về dạy thêm, học thêm đã hết hạn nhiều năm, chưa ban hành quy định mới
Hiện nay, một số nội dung quy định về dạy thêm, học thêm được thực hiện theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT về việc công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Theo đó tại Điều 1 đã công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Thời điểm hết hiệu lực: ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Lý do: hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014.
Những điều của Thông tư 17/2012 đã được bãi bỏ gồm:
“Điều 6. Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường;
Điều 8. Yêu cầu đối với người dạy thêm;
Điều 9. Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
Điều 10. Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;
Điều 11. Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
Điều 12. Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm;
Điều 13. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
Video đang HOT
Điều 14. Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm”
Như vậy đến thời điểm hiện tại, tất cả những quy định về dạy thêm học thêm ngoài nhà trường đã được bãi bỏ bởi Quyết định 2499 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như chưa có văn bản nào thay thế các nội dung trên.
Cán bộ quản lý các cấp khó thanh, kiểm tra dạy thêm học thêm vì không quản lý, cấp phép
Trước đây, thực hiện theo Thông tư 17, giáo viên làm đơn đăng ký gửi hiệu trưởng, hiệu trưởng xem xét và gửi về cấp có thẩm quyền (phòng/sở) giáo dục xem xét theo thủ tục và cấp phép dạy thêm.
Do đó, hiệu trưởng cho phép, cấp phòng/sở cấp phép nên việc kiểm tra dạy thêm học thêm được giao cho hiệu trưởng quản lý, các cấp như phòng/sở, Ủy ban nhân dân các cấp thanh, kiểm tra thường xuyên để phát hiện vi phạm.
Tuy nhiên, từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2499 hết hiệu lực của các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường, tức phòng/sở giáo dục không còn cấp phép và hiệu trưởng trường cũng không còn xác nhận đồng ý dạy thêm ngoài nhà trường cho giáo viên.
Nhưng việc dạy thêm học thêm ngoài nhà trường vẫn được diễn ra công khai ở nhiều địa phương.
Theo tìm hiểu của người viết, ở một số nơi, giáo viên đăng ký kinh doanh dạy thêm với phòng/sở kế hoạch và đầu tư và được cấp phép kinh doanh dạy thêm.
Quá trình cấp phép kinh doanh dạy thêm này không được thông qua hiệu trưởng trường và phòng/ sở giáo dục và đào tạo nên gần như các lãnh đạo quản lý giáo dục các cấp khó quản lý và cũng không thể kiểm tra việc dạy thêm học thêm của giáo viên.
Chính vì thế hiện nay việc dạy thêm học thêm diễn ra công khai, nhiều giáo viên vi phạm dạy thêm ngoài nhà trường gây bức xúc trong dư luận nhưng hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục cấp phòng/sở không thể thanh, kiểm tra dạy thêm của giáo viên vì họ không tham gia vào quá trình đồng ý, cấp phép dạy thêm.
Kiến nghị Bộ Giáo dục sớm ban hành quy định về dạy thêm học thêm mới thay thế Thông tư 17
Thực trạng, vấn nạn dạy thêm học thêm trái quy định gây nhiều hệ lụy như làm tốn tiền của người dân, học sinh thụ động mất đi khả năng tự học, giáo viên mất đoàn kết,… gây nhiều bức xúc nhưng cấp quản lý cao nhất về chuyên môn là Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa ban hành quy định về dạy thêm học thêm mới thay thế những điều của Thông tư 17/2012 đã hết hạn.
Do đó, người viết kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nhanh chóng ban hành quy định mới thay thế Thông tư 17 quy định cụ thể về dạy thêm, đồng thời phân cấp, phân quyền kiểm tra dạy thêm, xử lý khi có vi phạm.
Để việc dạy thêm học thêm vừa sức không gây quá tải cho giáo viên và học sinh, đồng thời thuận tiện cho việc quản lý, người viết xin được phép có một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, cấm dạy thêm học sinh chính khóa
Giáo viên dạy học sinh chính khóa phải trình bày hết kiến thức của mình để truyền tải đến học sinh.
Việc dạy thêm học sinh chính khóa khiến 1 số giáo viên dạy trên lớp không hết mình, cắt xén kiến thức trên lớp để dạy thêm, ra đề kiểm tra có phần bất cập, o ép khi dạy,…khiến môi trường học tập méo mó, bất công.
Giáo viên giỏi sẽ dạy hết mình trên lớp, sẽ có nhiều học sinh ở lớp khác đăng ký học, không nhất thiết phải cho phép dạy học sinh chính khóa.
Thứ hai, mỗi giáo viên chỉ cấp phép dạy tối đa 3 nhóm, mỗi nhóm không quá 15 học sinh
Theo quy định hiện nay, giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông dạy 17-19 tiết/tuần, ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác như chấm bài, trả bài, thực hiện hồ sơ, tập huấn, tham gia các phong trào,… nên mỗi giáo viên khi dạy thêm phải đảm bảo sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
Người viết cho rằng mỗi giáo viên nên chỉ được cấp phép dạy thêm tối đa 3 nhóm để vừa sức chịu đựng của giáo viên và học sinh tránh tình trạng giáo viên dạy thêm quá tải.
Và, quy định mỗi nhóm tối đa 15 học sinh là phù hợp với việc dạy thêm, kèm cặp học sinh tiến bộ.
Thứ ba, không dạy thêm học thêm trước 7 giờ, sau 20 giờ
Theo người viết để vừa sức chịu đựng của giáo viên, học sinh và phù hợp khoa học, khi ban hành quy định về dạy thêm học thêm nên quy định không dạy trước 7 giờ, không dạy khoảng thời gian 12 đến 13 giờ, không dạy sau 20 giờ.
Quy định như vậy để đảm bảo khoa học về học tập và nghỉ ngơi hợp lý cho cả giáo viên và học sinh.
Thứ tư, nên áp giá trần dạy thêm học thêm mỗi nhóm
Hiện nay, việc thu tiền dạy thêm học thêm mỗi nơi một kiểu, khó quản lý, kiểm tra nên người viết cho rằng nên áp giá trần mỗi nhóm học thêm, có thể mỗi nhóm không được thu quá 5 triệu đồng/tháng chẳng hạn, để tránh kiểu lạm thu khi dạy thêm.
Thứ năm, ban hành quy định cụ thể khi vi phạm dạy thêm học thêm
Khi ban hành quy định mới thay thế Thông tư 17, phải quy định cụ thể phân cấp quản lý, mức xử lý vi phạm khi giáo viên vi phạm dạy thêm.
Giáo viên là người vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, am hiểu pháp luật, phải làm gương nếu cố tình vi phạm nên được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Ban hành quy định cụ thể về dạy thêm học thêm vừa giúp giáo viên có cơ hội kiếm nguồn thu nhập hợp pháp từ làm thêm còn giúp quản lý các hoạt động giáo dục một cách chặt chẽ, khoa học, tránh gây bức xúc trong xã hội.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://giaoduc.net.vn/bo-gd-yeu-cau-chu-trong-thanh-kiem-tra-kinh-phi-hoat-dong-cua-ban-dai-dien-cmhs-post229559.gd
[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-17-2012-TT-BGDDT-day-hoc-them-139414.aspx
[3] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-2499-QD-BGDDT-2019-cong-bo-het-hieu-luc-cac-Dieu-Thong-tu-day-them-hoc-them-422996.aspx
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Trường công lập dạy thêm thu phí là biến học sinh thành "khách hàng"
Trường công phải tổ chức dạy thêm, học thêm để cải thiện thu nhập cho giáo viên vì lương thấp là không thuyết phục.
Như vậy là biến học sinh thành "khách hàng".
Ngày 11/11/2021, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đang sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17. Theo đó, Bộ đang đề nghị bổ sung việc dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để thuận lợi hơn trong việc điều tiết hoạt động dạy, học thêm.
Trước đó vào năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư 17, về việc cấp phép kinh doanh có điều kiện cho dạy thêm. Tuy nhiên đến năm 2016, Luật Đầu tư sửa đổi đã bỏ dạy thêm, học thêm ra khỏi danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Đến năm 2019, Bộ Giáo dục công bố, 8 trong số 22 điều của Thông tư 17 hết hiệu lực.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sỹ Bùi Khánh Nguyên (chuyên gia giáo dục độc lập) đã có chia sẻ xoay quanh đề xuất trên.
Trước tiên, vị chuyên gia này cho rằng chúng ta cần làm rõ mục tiêu của chính sách này là gì.
Ở Trung Quốc, dùng biện pháp hành chính để "siết" hoạt động dạy thêm, học thêm thời gian qua vẫn không mang lại kết quả mong muốn. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các chính sách "chấn chỉnh" việc dạy thêm, học thêm vốn bị xem là nguyên nhân khiến học sinh "học mụ cả người", tuy nhiên chưa thành công.
Do nhu cầu học thêm là có thật, và không được thỏa mãn, nên vẫn có những lớp học "chui" với sự "đồng thuận ngầm" của cha mẹ, học sinh và thầy cô. Như vậy, nếu chỉ giải quyết bằng mệnh lệnh hành chính, sẽ không đạt được mục tiêu.
Thạc sĩ Bùi Khánh Nguyên. (Ảnh: NVCC)
Khi học thêm trở thành "vấn nạn"
Ở nhiều nước có nền giáo dục công lập chất lượng tốt và đào tạo toàn diện, nhu cầu học thêm ngoài nhà trường không lớn. Học sinh chủ yếu đăng ký những lớp học để theo đuổi đam mê cá nhân, rất hiếm khi học thêm để học lại chương trình ở trường. Một số trường hợp bị bệnh hay các lý do khác mà "tụt" lại so với các bạn cùng lớp thì có thể học kèm với gia sư, nhưng không kéo dài.
Tuy vậy, vẫn có ngoại lệ là tại một số nước châu Á, vốn bị ảnh hưởng bởi truyền thống khoa cử, việc học thêm nhiều giờ của học sinh vẫn diễn ra ngay cả khi chất lượng giáo dục công lập đã rất tốt.
Ở nước ta, một số lượng lớn học sinh đi học thêm chính chương trình phổ thông chính khóa đang dạy trong nhà trường, và đó là một vấn đề. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do trường học dạy chương trình chính khóa không hiệu quả, do chương trình quá nặng, nhưng cũng có thể do một bộ phận cha mẹ có tâm lý ganh đua thiếu lành mạnh, hoặc áp lực chạy theo người khác.
Ông Nguyên nêu ý kiến: "Học thêm, bản thân nó không mang nghĩa tiêu cực. Ví dụ, khi việc dạy tiếng Anh trong trường công lập gặp nhiều hạn chế về giao tiếp, chính việc học thêm tiếng Anh tại các trung tâm đã giúp nhiều thế hệ học sinh của Việt Nam gần đây thông thạo được ngôn ngữ này nhanh hơn."
Vấn đề nằm ở chỗ, gia đình, trường học và toàn xã hội cần đồng thuận ở việc trẻ cần học thêm cái gì, và thời lượng như thế nào là hợp lý dựa theo những nghiên cứu về thể chất, tâm lý, sức khỏe học sinh. Chúng ta nên xây dựng chính sách dựa trên các bằng chứng khoa học được công nhận, hơn là cảm nghĩ chủ quan hay dư luận xã hội. Trong nhiều trường hợp, những niềm tin xã hội không đúng đắn cần phải được định hình lại bằng các bằng chứng khoa học về giáo dục.
Vị chuyên gia này cũng phản đối trường công tổ chức dạy thêm thu phí. Quan điểm cho rằng trường công phải tổ chức dạy thêm, học thêm để cải thiện thu nhập cho thầy cô giáo vì lương thấp là không thuyết phục. Như vậy là biến học sinh thành "khách hàng". Giáo viên muốn dạy thêm tăng thu nhập, có thể làm việc ngoài giờ ở các cơ sở bồi dưỡng ngoài công lập, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Đồng thời, ông Nguyên cũng không ủng hộ việc dạy đại trà chương trình phổ thông ở các lớp học thêm. Nếu trường công phải "dạy thêm" để dạy lại chương trình chính khóa cho số đông học sinh, nó đã tự khẳng định là trường học không hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy.
Vẫn có cách giải quyết
Chúng ta có thể tham khảo một số mô hình giáo dục tại một số nước, ví dụ như Phần Lan. Trường học tại Phần Lan vẫn tổ chức dạy thêm, nhưng chỉ dành cho học sinh cần phụ đạo, và việc dạy phụ đạo này hoàn toàn không thu phí cho nên không phát sinh bất cứ mâu thuẫn xã hội nào. Trong trường hợp đó, mức lương của chính phủ trả cho giáo viên phải bao gồm cả phần trả cho trách nhiệm dạy thêm khi cần.
Để giải quyết vấn đề tại Việt Nam, ông Bùi Khánh Nguyên cho rằng, nếu chúng ta áp dụng theo hình thức buổi thứ nhất là giáo viên dạy chương trình chính khóa, buổi thứ hai giáo viên dạy phụ đạo cho những em chưa hiểu bài và hoàn toàn không thu phí. Từ đây, phụ huynh có thể cho con em đi học thêm hay không là tùy vào quyết định của họ, và giáo viên cũng có quyền quyết định đơn xin học thêm của học sinh là có cần thiết hay không.
Ngoài ra, để hạn chế xung đột lợi ích khi giáo viên vừa làm việc tại trường công, vừa làm việc tại nơi khác, cần có cơ chế minh bạch thông tin để giám sát. Cũng giống như bác sỹ giỏi ở bệnh viện công thì có đông bệnh nhân đến gõ cửa ở phòng khám tư là một quy luật trong thị trường lao động mà chúng ta cần tôn trọng.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề trên, thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Lương Thế Vinh lại cho rằng, việc đăng kí kinh doanh khi dạy thêm giúp cơ quan quản lí nhà nước quản lí tốt hơn việc dạy và học thêm. Ví như bác sỹ có phòng khám phải đăng kí kinh doanh.
"Nếu làm được như vậy thì cũng giống như những ngành nghề khác, là phải đảm bảo yêu cầu của xã hội và có sự kiểm soát chuyên môn", thầy Bình nhận định.
Bên cạnh đó, hoạt động dạy thêm của các thầy cô sẽ đàng hoàng hơn, không phải dạy "chui". Đồng thời cũng giúp cho nhà giáo được xã hội đánh giá, nhìn nhận cách khách quan, công bằng.
"Tôi từng chứng kiến nhiều thầy cô dạy ở trung tâm, không trong biên chế nhà nước nhưng vẫn được các em học sinh ở trung tâm quý mến trân trọng về nhân cách, đạo đức và cách ứng xử", thầy Bình chia sẻ.
Quản lý nhà nước với dạy thêm-học thêm như thế nào, chuyên gia chia sẻ Những giáo viên lên lớp chỉ dạy sơ sài, còn những học sinh nào muốn học cho giỏi thì phải đăng ký học thêm với chính thầy cô của mình là trường hợp cá biệt. Tại phiên chất vấn trước Quốc hội vào ngày 11/11, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đang sửa đổi, bổ sung...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bắt gã đàn ông giết vợ ở Kiên Giang
Pháp luật
Mới
Sau 'Yêu lại vợ ngầu', Kang Ha Neul tấn công màn ảnh rộng bằng bom tấn trinh thám giật gân
Phim châu á
2 phút trước
Phim truyền hình Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ
Hậu trường phim
7 phút trước
Kanye West thừa nhận bị vợ bỏ sau loạt nghi vấn ly hôn
Sao âu mỹ
22 phút trước
MC Hoài Anh VTV trẻ đẹp, Chí Trung hẹn hò với bạn gái kém 18 tuổi sau ra viện
Sao việt
24 phút trước
Diễn viên 'Bao Thanh Thiên' bị u não, đang nợ 154 tỷ đồng
Sao châu á
26 phút trước
Ông Trump nói Trung Quốc 'hoảng loạn' khi bị Mỹ áp thuế
Thế giới
33 phút trước
Bruno Fernandes xuất sắc nhất tháng 3 Premier League, cân bằng thành tích của Rooney
Sao thể thao
35 phút trước
Những thước phim đầu tiên trong bom tấn 'Avatar: Fire and Ash' của James Cameron
Phim âu mỹ
42 phút trước
Quá khứ bị đào bới, dân mạng yêu cầu BLACKPINK xin lỗi
Nhạc quốc tế
1 giờ trước