Cần rạch ròi giữa livestream dạy học và tán gẫu
Đa số người xem bình luận thể hiện việc không có nhu cầu học môn Vật lý, mà chỉ quan tâm đến các vấn đề về đời sống cá nhân của giáo viên.
“Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”
Cộng đồng mạng gần đây đang xôn xao về nữ sinh viên một trường đại học sư phạm ở Hà Nội “bỗng dưng” nổi tiếng thông qua việc tổ chức các buổi dạy online môn Vật lý. Một số buổi dạy trực tuyến của nữ sinh viên này còn thu hút đến hàng trăm nghìn lượt xem.
Đáng nói, trong một chia sẻ mới đây, cô gái này cho biết, hiện cô vẫn chưa tốt nghiệp đại học vì năm ngoái quên đăng ký một tín chỉ. Vì thế, trong mỗi buổi “dạy học” online của mình cô gái này vẫn dùng danh xưng là “cô” với người xem livestream đã để lại không ít băn khoăn trong dư luận.
Một số người cho rằng, khi chưa tốt nghiệp và chưa có bằng cử nhân sư phạm thì việc dùng danh xưng là “thầy – cô” khi tham gia vào công việc dạy học online liệu có hợp lý?.
Thạc sỹ Đậu Xuân Thoan – Phó Viện trưởng Viện Khoa học phát triển tài sản trí tuệ. Ảnh: Trung Dũng
Nêu nhận định về việc này với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sỹ Đậu Xuân Thoan – Phó viện trưởng Viện Khoa học phát triển tài sản trí tuệ (IPDI) cho rằng: “Danh xưng “cô” hay “thầy” thì vốn dĩ nó đã có từ ngàn đời nay, nên việc nữ sinh này có xưng hô là “cô” với những người đang xem buổi dạy của cô gái ấy cũng là bình thường, không có gì phải bàn tán cả.
Ngày nay, khi chúng ta bước vào một nền giáo dục hiện đại, tiên tiến thì việc cấp bằng cho những người làm công tác giảng dạy cũng là một điều tất yếu để công nhận cái “danh phận” một cách chính thống đối với các giáo viên đó.
Video đang HOT
Còn trên thực tế, rất nhiều người không có bằng cấp về sư phạm nhưng họ đã mở lớp dạy từ thiện, cứu giúp hàng trăm con người khốn khổ, vô gia cư khỏi cảnh mù chữ, thất học. Những người này dù không có bằng cấp gì nhưng vẫn được các học trò của họ gọi thân thương là “thầy” hay “cô”. Ông cha ta từ xa xưa đã có câu “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” là vì những lẽ đó!.
Việc dùng danh xưng “thầy” hay “cô” trên thực tế nó không ảnh hưởng gì đến chất lượng dạy học cả. Việc có truyền thụ kiến thức cho học sinh tốt hay không nó phụ thuộc vào năng lực và khối lượng kiến thức mà người đó đang có. Trong mỗi buổi dạy học trực tuyến như thế, nhiều lúc cách dùng tên gọi “thầy” hoặc “cô” là sự thoải mái nhất với người theo dõi, bởi không biết được những người đang xem là già hay trẻ thì làm gì có từ ngữ xưng hô nào khác phù hợp hơn cách dùng tên gọi là “thầy – cô”.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, ngoài các buổi học trực tuyến của các học sinh với các giáo viên ở trường thì việc tiếp nhận thêm kiến thức thông qua các kênh livestream là điều cần thiết để bổ sung kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, học trò và phụ huynh cần chọn các kênh chính thống, dạy chuẩn xác chứ không sẽ dẫn đến tình trạng sai lệch về kiến thức”.
Cần rạch ròi giữa livestream dạy học và tán gẫu
Nhận định về cách dạy thông qua livestream, sinh viên Trần Thuỳ Trang, hiện đang theo học tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “Việc giáo viên livestream dạy học không còn là điều khá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là với những sinh viên như chúng em trong thời buổi dịch bệnh như hiện nay.
Với những người họ sẵn sàng bỏ thời gian công sức để tổ chức các buổi dạy trực tuyến thì chúng em luôn coi trọng và vẫn xem họ là những “cô – thầy” của mình trên mạng xã hội, không quan trọng họ đã tốt nghiệp đại học hay chưa.
Trần Thuỳ Trang, sinh viên Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NVCC
Cá nhân em trước đây khi còn học cấp 3 cũng đã từng ôn thi và học theo livestream của một số thầy cô trên mạng và em hoàn toàn thấy nó phù hợp. Ngoài ra, với những người dạy online trong khi họ vẫn đang còn là sinh viên thì có lẽ kiến thức truyền thụ và cách giảng dạy của họ cũng sẽ gần gũi hơn với các bạn học sinh vì đều cùng chung cảnh đi học”.
Tuy nhiên, khi đánh giá về chất lượng của các buổi học thông qua cách dạy livestream, đặc biệt là với các trang mạng xã hội có lượng tương tác cao, chị Nguyễn Thị Thu Vang – Học viên Cao học chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy tại Trường đại học Giáo dục cũng có những lưu ý: “Việc học tập online và các giáo viên dạy học theo cách livestream cũng là điều bình thường, đáp ứng nhu cầu học tập của rất nhiều học sinh trong bối cảnh hiện nay.
Ngày nay, việc giảng dạy livestream đang có nhiều hình thức khác nhau, khiến không ít người thắc mắc rằng đó là buổi học hay buổi giao lưu, trò chuyện phiếm. Không thể phủ nhận việc, ngoài những buổi dạy học online có sức ảnh hưởng và đem lại những hiệu quả nhất định thì vẫn có một số người làm clip với tiêu đề là dạy học nhưng thực ra lại không đạt được mục đích học tập mà chủ yếu là những hoạt động bên lề.
Nếu trong thời gian tới, cô sinh viên đang nổi này có thể xây dựng được một hình tượng giáo viên thân thiện và dạy học đúng nghĩa thì cô giáo nổi lên trong các buổi livestream thu hút hàng trăm người xem đã thành công một cách thiết thực”.
Nhận định về nguyên nhân khiến các livestream của cô gái này có thể thu hút đông đảo người xem như vậy, chị Thu Vang chia sẻ: “Xem qua một số clip của cô giáo này có thể thấy, số ít các clip là tập trung vào việc dạy học, cụ thể là có clip dạy về con lắc lò xo. Ngoài ra có cả clip livestream về game nữa
Một số clip khác, chẳng hạn như clip “đại cương về con lắc lò xo” có thể thấy, lượng theo dõi cũng rất lớn, nhưng trong buổi livestream đó lại không có nhiều nội dung cô giáo này đề cập đến nội dung học mà chủ yếu là những tương tác đến từ cách trả lời các bình luận có tính chất “trêu ghẹo” của người xem. Đặc biệt là việc cô giáo này ghi tên những người xem chia sẻ buổi livestream lên tấm bảng phía sau cũng khiến nhiều người tò mò phấn khích muốn vào xem và muốn được “xướng tên”.
Nếu nói đây là một buổi giảng dạy thì theo tôi nó không đem lại nhiều kết quả về kiến thức như mong muốn, bởi lẽ trong quá trình dạy cô giáo này có nhiều thời gian xao nhãng khiến người theo dõi là học sinh không nắm được bài giảng. Chẳng hạn, thi thoảng thì cô gọi tên người tương tác, thi thoảng là đọc bình luận của người xem live.
Thêm nữa đa số người xem bình luận thể hiện việc không có nhu cầu học môn Vật lý, mà chỉ quan tâm đến các vấn đề về đời sống cá nhân của giáo viên”.
Còn nếu nói đây là một buổi giao lưu thì tôi thấy cũng không hẳn vì nhiều khi dùng cách xưng hô “cô – trò” để trêu đùa hoặc đọc lại những bình luận khiếm nhã làm không đẹp hình ảnh của giáo viên”.
Thí sinh Hải Phòng là thủ khoa khối A toàn quốc
Theo thống kê nhanh của VietNamNet, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 vừa qua, đạt điểm cao nhất các môn thi tính theo khối A là một thí sinh của Hải Phòng, với 29,55 điểm.
Trong đó, ở môn Toán, thí sinh này đạt 9,8 điểm, môn Vật lý đạt 9,75 điểm và Hóa học được 10 điểm. Các môn thi còn lại của thí sinh này là Sinh học đạt 6,25 điểm, Ngữ văn 6 điểm và Tiếng Anh 7,70 điểm.
Đạt điểm cao thứ hai ở khối thi này là một thí sinh của Thanh Hóa với tổng điểm 29,35.
Có 2 thí sinh cùng đạt mức 29,30 điểm là thí sinh của Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Đạt kết quả cao tiếp theo là một thí sinh của Hà Nội và một thí sinh của Thanh Hóa, cùng được 29,15 điểm.
Có 4 thí sinh cùng đạt mức 29,10 điểm, là các thí sinh của Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình và Đồng Nai.
Dưới đây là top 10 thí sinh đạt điểm cao nhất của khối A.
Thí sinh Hải Phòng là thủ khoa khối A
Nữ sinh Hà Tĩnh là thủ khoa duy nhất toàn quốc giành 3 điểm 10 Với việc giành được 3 điểm 10 ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Võ Thị Kim Anh (học sinh lớp 12 Toán 1 của Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) không chỉ trở thành thủ khoa khối B mà còn là thủ khoa toàn quốc năm nay. Cụ thể, ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Kim Anh đạt tổng điểm...