Cân nhắc trước những tác hại có thể xảy ra khi xăm mình
Đối với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, xăm hình nghệ thuật đã và đang trở thành một xu hướng thời trang phổ biến, thể hiện cá tính mạnh mẽ, độc đáo và táo bạo của bản thân.
Tuy nhiên, khuyến cáo về những nguy cơ tiềm ẩn khi xăm mình dưới dây sẽ giúp bạn cân nhắc trước khi quyết định có hình xăm theo mình suốt đời.
Nhiễm trùng: Sau xăm hình, khi da lành, chúng ta sẽ có cảm giác ngứa và da bong vảy. Đây là những phản ứng bình thường của da sau khi xăm. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, do việc khử trùng da cũng như dụng cụ xăm không kỹ đã gây ra tình trạng viêm nhiễm gây đau đớn, thậm chí nguy hiểm
Theo một nghiên cứu đăng trên Skin and Cosmetic Surgery, xăm trên da có thể gây nhiễm vi khuẩn Streptococcus pyogenes dẫn đến bệnh chốc lở, ban đỏ và nhiễm trùng máu. Ngoài ra còn dễ lây khuẩn Staphylococcus aureus gây hội chứng sốc độc hiếm gặp
Nhiễm trùng hình xăm thường xuất hiện ngay sau khi xăm hoặc sau vài ngày, thậm chí vài tháng với những biểu hiện như: Da đỏ, sưng, đau, vùng da xăm bị rộp nước, sốt, người ớn lạnh…
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Bradford, Anh, việc xăm hình có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư
Nhiều loại mực xăm mình có chứa các chất độc hại nằm trong danh sách cấm. Việc sử dụng các loại mực xăm này dẫn đến các vấn đề về da như: Mẩn ngứa kéo dài, đau khi chạm vào da, thậm chí gây ung thư da
Dị ứng mực xăm: Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài tuần, thậm chí vài năm sau khi thực hiện xăm mình
Một số biểu hiện của dị ứng mực xăm như: Da vùng xăm bị đỏ và sưng, da rộp nước, rỉ dịch… Hầu hết, mọi người đều bị dị ứng với một màu mực cụ thể, trong đó, mực đỏ thường gây dị ứng nhiều nhất
Việc sử dụng mực kém chất lượng cho những hình xăm có ảnh hưởng tới một số xét nghiệm y tế
Đặc biệt, nhiều loại mực xăm có chứa kim loại có thể phản ứng với quá trình chụp cộng hưởng từ, một phương pháp thu hình ảnh các cơ quan trong cơ thể sống và quan sát lượng nước bên trong các cấu trúc của các cơ quan. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị bỏng ở khu vực hình xăm trong khi chụp cộng hưởng từ
Do đó, để bảo vệ sức khỏe, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng mực hoàn toàn mới ở những tiệm xăm đảm bảo uy tín, chất lượng
Video đang HOT
Không chỉ gây dị ứng, nhiễm khuẩn da, xăm mình còn gây ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi
Cụ thể, một nghiên cứu do Khoa Sinh lý học và Khoa học Y tế tại trường Đại học Alma, bang Michigan, Mỹ tiến hành với 10 người đàn ông khỏe mạnh cho thấy, tại những chỗ có hình xăm, da ít đổ mồ hơn những chỗ da bình thường. Ngoài ra, nồng độ muối của mồ hôi thu được từ chỗ da bị xăm cao hơn nhiều lần tại những chỗ da bình thường khác
Sau khi xăm, một số người bị dị ứng ánh nắng trên vùng da xăm hình với một số dấu hiệu như sưng và đỏ xung quanh hình xăm, phát ban, ngứa, rộp nước…
Phát ban dị ứng này có thể xuất hiện trong vòng vài phút khi mặt trời chiếu vào hình xăm của bạn hoặc vài giờ sau đó
Rất nhiều người có hình xăm cho biết, họ cảm thấy hối hận bởi đã xăm mình khi còn quá trẻ cũng như hình xăm không còn phù hợp với lối sống hiện tại của họ
Một nghiên cứu cho biết, 86% sinh viên tin rằng việc sở hữu một hình xăm ở chỗ dễ thấy sẽ có ảnh hưởng xấu đến cơ hội thăng tiến trong tương lai
Để đảm bảo sức khỏe và tránh những rủi ro do xăm hình gây ra, những đối tượng dưới đây không nên xăm
Phụ nữ mang thai không nên xăm hình. Nguyên nhân là do, trong quá trình xăm, cảm giác căng thẳng có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi
Bên cạnh đó, chất hóa học có trong mực xăm có thể truyền qua nhau thai, gây hại cho sức khỏe của em bé
Mực xăm được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, có thể chúng ta chưa từng tiếp xúc với chúng trước đó
Do đó, để tránh những rủi ro xảy ra, những người có cơ địa dị ứng, dễ bị phản ứng với các dị vật môi trường, cần cân nhắc kỹ trước khi đi xăm hình
Khi chưa phát triển ổn định, tốt nhất trẻ không nên đi xăm mình
Việc xăm hình khi còn quá trẻ, tâm lý và nhận thức bản thân chưa hoàn thiện có thể sẽ dẫn tới một số hệ lụy về sau. Ở một số quốc gia, trẻ vị thành niên được khuyến cáo là không nên xăm
Theo các chuyên gia, người có tiền sử bệnh tim, tiểu đường không nên xăm mình
Mức đường huyết cao có thể làm vết thương lâu liền và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện hình xăm, cảm giác đau và căng thẳng có thể gây tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt tới tim mạch, xuất hiện những rủi ro ngoài ý muốn
Kiều Phương (Tổng hợp)
Theo anninhthudo
Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị viêm amiđan
Amidan hoạt động như một cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn và virus tiềm tàng, do đó khiến chúng dễ bị nhiễm trùng hơn.
Viêm amiđan xảy ra do virus hoặc nhiễm vi khuẩn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mỗi lần điều trị kéo dài từ 3-7 ngày, gây ảnh hưởng tới học tập và công việc.
Nguyên nhân gây viêm amiđan
Amidan là hai miếng mô hình bầu dục nằm ở phía sau họng. Chúng hoạt động như một cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn và virus tiềm tàng, do đó khiến chúng dễ bị nhiễm trùng hơn.
Vi khuẩn - Streptococcus pyogenes là loại vi khuẩn phổ biến nhất gây nhiễm trùng amidan.
Các vi khuẩn khác như Fusobacterium, Staphylococcus aureus, Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia pneumonia, Mycoplasma pneumonia và Bordetella pertussis cũng chịu trách nhiệm.
Các loại virus phổ biến nhất để lây nhiễm amidan là rhovovirus, adenovirus, virus hợp bào hô hấp và virus gây bệnh cúm.
Viêm amiđan xảy ra do virus hoặc nhiễm vi khuẩn (Ảnh: theo boldsky).
Các loại viêm amiđan
Viêm amidan cấp tính - Loại viêm amidan này rất phổ biến ở trẻ em và các triệu chứng kéo dài trong 10 ngày hoặc ít hơn.
Viêm amidan mãn tính - Mọi người sẽ bị đau họng liên tục, hôi miệng và nổi hạch ở cổ.
Viêm amidan tái phát - Loại viêm amidan này có các đợt viêm họng tái phát ít nhất 5 đến 7 lần trong 1 năm.
Một nghiên cứu cho thấy rằng cả viêm amidan mãn tính và tái phát được gây ra do màng sinh học trong nếp gấp của amidan.
Triệu chứng viêm amidan
Hôi miệng, ớn lạnh, sốt, viêm họng, cổ họng khó chịu, khó nuốt, đau bụng, nhức đầu...
Các yếu tố gây viêm amiđan
- Tuổi tác (trẻ nhỏ ngày càng bị ảnh hưởng).
- Tiếp xúc thường xuyên với virus và vi khuẩn.
Biến chứng viêm amidan
Ngưng thở khi ngủ, khó thở, áp xe peritonsillar, viêm mô tế bào...
Nếu một người bị đau họng hơn 2 ngày, sốt cao, cứng cổ, khó thở và yếu cơ, họ nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Chẩn đoán viêm amiđan
Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra sưng hoặc phát ban quanh amidan và sau đó sẽ đề nghị một số xét nghiệm bao gồm:
Gạc họng - Bác sĩ chà một miếng gạc vô trùng vào sau cổ họng để lấy mẫu dịch tiết ra, sau đó kiểm tra các chủng vi khuẩn hoặc virus.
Số lượng tế bào máu - Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu của bạn để kiểm tra sự hiện diện của bất kỳ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
Điều trị viêm amiđan
Thuốc: Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm amidan. Nếu viêm amidan là do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc kháng sinh.
Cắt amiđan: Cắt amiđan là phẫu thuật cắt bỏ amidan. Lựa chọn điều trị này thường không được khuyến cáo, trừ khi đó là viêm amidan mãn tính và tái phát.
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho viêm amiđan
Súc miệng bằng nước muối để giảm bớt sự khó chịu ở cổ họng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều...
Phòng chống viêm amidan
Đảm bảo rằng mình và con bạn có thói quen vệ sinh tốt, bạn tránh chia sẻ thức ăn và đồ uống từ cùng một ly, rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
An Nhiên
Theo boldsky/giaoduc.net
Sự thật xúc động sau câu chuyện ông bố đưa con trai đi xăm kín tay Câu chuyện xúc động được thợ xăm tên Vũ Đức Thanh (Nam Trực, Nam Định) chia sẻ trên Facebook cá nhân và được cộng đồng mạng lan truyền. Ông chủ cửa hàng xăm hình nghệ thuật ở huyện Nam Trực, Nam Định này cho biết, sáng ngày 11/9 khi anh vừa mở cửa hàng thì 2 bố con trong câu chuyện cũng vừa...