Cân nhắc khi chọn nhóm trường đứng đầu
Các chuyên gia khuyên rằng, nếu quyết tâm thi tuyển, theo học ngành khó, trường tốp đầu, thí sinh phải xác định khổ luyện trong những năm học đại học.
Trúng tuyển đại học mới chỉ là bước khởi đầu cho cả quá trình học sau này. Ảnh: Diệp An
Hiện có trường 100% học sinh lớp 12 đã hoàn thành phiếu ngay trong ngày đầu tiên đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học (ĐH) 2021. Năm nay được đăng ký nguyện vọng tuyển sinh ĐH bằng hình thức trực tuyến nên các em vẫn còn thời gian cân nhắc, lựa chọn ngành nghề.
Bà Trần Thị Hải Yến, Hiệu trưởng THPT Trần Phú (Hà Nội), cho biết, ngay trong ngày đầu tiên đăng ký dự thi, 100% học sinh lớp 12 (708 em) của trường đã hoàn thành phiếu dự thi nộp về trường. Cán bộ làm công tác tuyển sinh của trường nhập dữ liệu của học sinh vào hệ thống, sau đó cung cấp tài khoản, mật khẩu để các em vào đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH theo hình thức trực tuyến. Về việc lựa chọn ngành nghề học của học sinh, bà Yến cho biết, kết quả thăm dò trước đó cho thấy, phần lớn các em chọn học những ngành liên quan kinh tế, một số ít lựa chọn y dược, kỹ thuật, nghệ thuật hay các ngành khoa học xã hội như báo chí, truyền thông…
Trường ĐH Y Hà Nội luôn ở nhóm “top” lấy điểm đầu vào tổ hợp B00 (Toán, Hóa, Sinh) cao nhất nước. TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, nói rằng, xác định vào học y là chỉ có học và học. Ngoài ra, thí sinh phải mài giũa ngoại ngữ thật tốt vì ngành y đòi hỏi môn này rất cao.
Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) năm nay có 402 học sinh lớp 12. Trường đã tập huấn việc khai phiếu đăng ký dự thi cho cán bộ của các lớp; những em này có nhiệm vụ về phổ biến lại cho các bạn trong lớp mình. Bà Ngô Thị Thành, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho hay, hằng năm, những sai sót trong khai phiếu đăng ký dự thi khó tránh khỏi. Tuy nhiên, trường tổ chức cho các giáo viên kiểm tra chéo giữa các lớp, không những thế, giữa các trường THPT trong quận cũng kiểm tra lẫn nhau. Vì vậy, các sai sót đều được khắc phục trước khi chuyển dữ liệu cuối cùng lên hệ thống.
Lời khuyên cho thí sinh muốn vào trường “top”
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, khẳng định, đầu vào và đầu ra của trường đều rất khó. “Năm nay, thí sinh muốn trúng tuyển vào ngành khoa học máy tính thì điểm thi phải đạt 10 điểm/môn. Dù thí sinh được tuyển chọn vào rất giỏi nhưng vào trường vẫn phải học chăm, giữ vững phong độ, không được phép xả hơi”, ông Điền nói. Ông dẫn chứng, hằng năm trường có 700 – 800 sinh viên phải ra khỏi hệ chính quy do không đảm bảo được yêu cầu của nhà trường. Ngoài ra, có 40% phải trả nợ môn đến năm thứ sáu mới ra trường được.
Ông Điền cho biết, mỗi năm trường có 5.000 sinh viên, trong đó có khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp trước thời hạn, cho thấy sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm đầu và nhóm cuối. “ĐH là quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ, các trường đều siết chặt chất lượng, nên các em xác định vào ĐH là để học”, ông nói.
Khi lựa chọn ngành nghề cho con, hầu hết phụ huynh và học sinh đều quan tâm khả năng xin việc khi ra trường. Tuy nhiên, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, nhận định, đó chỉ là một khía cạnh. Ngoài việc phân tích xu hướng của thị trường lao động, thí sinh phải căn cứ vào năng lực và mong muốn của bản thân, xem mình phù hợp với ngành nghề nào.
Các chuyên gia đều cho rằng, thị trường lao động hiện nay biến đổi quá nhanh, sinh viên mới vào trường nào đó đang “hot”, nhưng đến khi tốt nghiệp, ngành đó có thể thoái trào. Nên để kiếm được việc tốt trong thị trường lao động thì sinh viên cần nắm chắc kiến thức nền tảng và rèn luyện kỹ năng thích nghi, chuyển đổi linh hoạt.
Khi lựa chọn ngành nghề, thí sinh cần dựa theo 5 nguyên tắc: mục tiêu việc làm sau này là gì; ngành, trường, điều kiện tuyển sinh, học phí ra sao; năng lực bản thân (sở thích nghề nghiệp, sức học, tài chính gia đình); chọn phương thức tuyển sinh phù hợp; cải thiện sức học.
Không nên chọn ngành nghề chỉ xuất phát từ điểm bài thi tổ hợp đã chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, rồi mới chọn ngành. Hiện có khoảng 230 tổ hợp nhưng các em thường chỉ chú ý tới các tổ hợp truyền thống, trong khi có 150 tổ hợp mới xuất hiện. Thí sinh nên xuất phát từ 5 nguyên tắc trên để đăng ký xét tuyển.
Xét tuyển đại học 2021: Học sinh chọn ngành học không chỉ theo sở trường
Bên cạnh việc chọn ngành học theo sở trường và năng lực, thí sinh và phụ huynh cần cân nhắc các yếu tố về môi trường đào tạo, chất lượng giảng dạy, học phí... để có lựa chọn phù hợp trong giai đoạn hiện tại.
Còn hơn 2 tháng nữa mới tới kỳ thi tốt nghiệp THPT, song em Trần Quốc Thái, học sinh lớp 12A5 Trường THPT Trưng Vương (Quận 1) gần như dành phần lớn thời gian cho việc ôn tập bởi em sẽ dùng kết quả từ kỳ thi này để xét tuyển nguyện vọng 1 vào ngành Y đa khoa.
Trước đó, Quốc Thái cũng tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của ĐHQG TP.HCM để chắc chắn có cơ hội theo học ngành Y như mong muốn. Ngoài việc lựa chọn ngành học phù hợp thì chất lượng đào tạo và học phí cũng là điều mà Quốc Thái đang cân nhắc.
"Em định hướng học Y nhưng sức học không đọ được với các bạn trường chuyên và trường năng khiếu nên em chọn một trường có đầu vào vừa sức với khả năng của em là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Em cũng cân nhắc về đầu ra sau khi tốt nghiệp, học phí phải vừa sức với kinh tế của gia đình. Đồng thời, chất lượng giáo dục ở đó có tốt hay không?", em Quốc Thái nói.
Việc đa dạng các phương thức tuyển sinh sẽ gia tăng cơ hội vào đại học
Có thể thấy, sự đa dạng các phương thức tuyển sinh hiện nay đặt ra yêu cầu thí sinh phải đánh giá đúng năng lực, sở thích của bản thân trước khi chọn trường và ngành học. Theo Thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin truyền thông Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), hầu hết các trường đại học có xu hướng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Thí sinh nên tìm hiểu tất cả các trường đang đào tạo ngành mà bản thân quan tâm để đánh giá về chất lượng đào tạo, môi trường học tập, học phí... Từ đó, các em sẽ có sự so sánh, cân nhắc trước khi đưa ra lựa chọn; tránh trường hợp chán nản do ngành học không phù hợp với năng lực, sở trường hay phải bỏ học chỉ vì không trả nổi học phí.
"Chi phí đào tạo cho sinh viên hiện nay trung bình từ 18-20 triệu đồng/năm nhưng học phí tại các trường công lập chỉ từ 11-12 triệu đồng/năm. Các trường tự chủ tài chính thì khoảng 19-20 triệu đồng/năm,có trường 90 triệu/năm. Trường dân lập từ 30-60 triệu/năm.
Các chương trình liên kết quốc tế có thể lên tới 80-600 triệu/năm. Cho nên thí sinh cần cân đối tài chính của gia đình để đăng ký trường cho phù hợp. Nếu không đó sẽ là gánh nặng của gia đình trong 4 năm", Thạc sĩ Phùng Quán cho hay.
Thí sinh cần cân nhắc tất cả các yếu tố trước khi chọn ngành, chọn trường phù hợp.
Thường xuyên trực tiếp tư vấn, giải đáp thắc mắc về tuyển sinh đại học, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) nhận định, học sinh hiện nay có khuynh hướng chọn những ngành học có cơ hội việc làm và mức thu nhập cao.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 đang tác động tới mọi mặt xã hội, trong đó có cả các ngành học từng nằm trong "top" được thí sinh quan tâm như: quản trị khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hàn,... Vì vậy, rất khó để định hướng những ngành học đang được đánh giá cao ở giai đoạn hiện tại liệu có phù hợp với nhu cầu thực tế cho 4-5 năm tới.
Học sinh nộp hồ sơ xét tuyển tại 1 trường đại hoc ở TPHCM
Thay vì quá lo lắng trước việc lựa chọn ngành học ban đầu để chắc chắn có cơ hội việc làm, thầy Phú đưa ra lời khuyên, học sinh cần bình tĩnh, tập trung ôn tập để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Từ kết quả này, các em có thể lựa chọn các hình thức đào tạo khác để giải quyết nhu cầu về việc làm và thu nhập.
"Đại học không phải là cánh cửa tuyệt đối, tuỳ theo năng lực, hoàn cảnh gia đình mà các em học sinh có những sự lựa chọn. Hiện có nhiều hệ đào tạo từ xa, đào tạo chuyên tu, đào tạo liên thông. Do đó, học sinh có thể chọn học các trường cao đẳng, trường nghề để có nghề nghiệp, công việc phục vụ cho việc mưu sinh trước tiên. Hiện nay, có nhiều nghề không chỉ 'hot' trong nước mà nước ngoài cũng rất cần và mức lương cũng rất cao như: y tế; công nhân lành nghề ở khu chế xuất, khu công nghệ cao,... Các em học sinh có thể nắm bắt những nhu cầu này để bắt kịp với bối cảnh hiện nay", thầy Huỳnh Thanh Phú cho hay.
Nhu cầu ngành học gắn với việc làm, thu nhập, khả năng phát triển bản thân... đang là mục tiêu được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, cha mẹ nên cùng con tìm hiểu và cân nhắc tất cả các yếu tố trước khi đặt bút đăng ký các nguyện vọng, tránh trường hợp thí sinh "ngồi nhầm trường, chọn nhầm ngành", tốn kém thời gian và chi phí, gây lãng phí nguồn lực của xã hội./.
Đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ: Nên áp dụng theo nguyên tắc nước chảy Từ ngày 27/4 - 11/5, thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021, đồng thời đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Học sinh cuối cấp tại TP HCM làm hồ sơ đăng ký thi tốt nghiệp và nguyện vọng tuyển sinh. Ảnh minh họa Các chuyên gia khuyến cáo, thí sinh không nên đăng ký quá...