Cần làm gì nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine sởi?
Làm gì khi trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine sởi cũng là một trong những băn khoăn của bố mẹ sau khi cho trẻ đi tiêm phòng về.
Một trong những tác dụng phụ của việc tiêm vaccine phòng bệnh sởi là sốt. Tác dụng phụ này thường gặp ở trẻ nhỏ và gây ra nhiều lo lắng cũng như băn khoăn đến các bậc phụ huynh. Vậy trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine sởi cần được chăm sóc thế nào?
Dưới đây là những thông tin cần thiết có thể khiến cha mẹ an tâm hơn khi cho trẻ đi tiêm phòng:
1. Sau khi tiêm vaccine phòng bệnh sởi, trẻ em thường gặp những phản ứng như thế nào?
Thông thường sau khi tiêm vaccine phòng bệnh sởi đơn hay mũi kết hợp sởi – quai bị – rubella, trong vòng 24 tiếng đồng hồ, trẻ có thể bị đau nhẹ và nhạy cảm ở vùng tiêm. Phản ứng thường gặp nhất là sốt nhẹ cũng có thể xuất hiện trong khoảng 7 đến 12 ngày và kéo dài từ 1 đến 2 ngày sau đó.
Sốt nhẹ là phản ứng thường gặp ở trẻ nhỏ sau khi tiêm vaccine phòng sởi
Ngoài ra, phát ban cũng có thể xảy ra với tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2% các trường hợp trẻ được tiêm chủng. Chúng cũng kéo dài trong khoảng 2 ngày và xuất hiện sau khoảng 10 ngày kể từ khi tiêm. Trong vòng 24 tiếng sau tiêm. Do tác dụng phụ từ vaccine phòng sởi là rất thấp và không đáng kể nên trường hợp sốc phản vệ, dị ứng sau tiêm là rất hiếm.
2. Trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine sởi có nguy hiểm không?
Video đang HOT
Khi trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh sởi về mà xuất hiện triệu chứng sốt có thể làm các bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng trường hợp này là hoàn toàn bình thường. Sốt nhẹ sau khi tiêm vaccine phòng bệnh sởi nói riêng và các loại vaccine nói chung là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể.
Sốt sau khi tiêm chủng là biểu hiện của hệ miễn dịch đang đáp ứng với vaccine. Hầu hết những phản ứng này sẽ hết trong vòng từ 1 đến 2 ngày mà không cần đến điều trị y tế.
3. Cách chăm sóc trẻ bị sốt sau tiêm vaccine sởi
Thông thường đối với những trường hợp trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng vaccine sởi, các bậc phu huynh nên chăm sóc bé như sau:
- Thay quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ để không làm tăng thân nhiệt.
- Tăng cường cho trẻ uống nước hoặc bú sữa nhiều hơn thường ngày.
- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C (Ảnh: Internet)
Ngoài ra có một số trường hợp trẻ bị sốt sau tiêm nhưng không do vaccine. Trường hợp này có thể do ủ bệnh từ trước khi tiêm rồi phát bệnh. Do đó nếu trẻ có những dấu hiệu sau, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra:
- Trẻ sốt cao, trên 38,5 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt
- Các cơn sốt kéo dài trên 48 giờ. Hoặc có thể trẻ bị sốt kéo dài từ 1 đến 2 ngày, hạ sốt sau đó lại tiếp tục sốt lại.
- Bên cạnh sốt, trẻ còn gặp các triệu chứng kèm theo như ho, hắt hơi, chảy nước mũi, ỉa chảy, phát ban…
- Trẻ bỏ ăn, thở nhanh, khó thở, tím tái. Đặc biệt trẻ hay kích thích, quấy khóc liên tục, li bì, hôn mê.
4. Lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi
Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm phòng bệnh sởi, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Lựa chọn các cơ sở y tế dự phòng uy tín, đảm bảo chất lượng.
- Các bậc phụ huynh cần chủ động thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của bé. Đặc biệt nếu như trẻ đang mắc bệnh, đang điều trị, có dị tật bẩm sinh, dị ứng thuốc.
- Lưu ý đặc biệt với những trẻ có tiền sử phản ứng mạnh với các lần tiêm chủng trước đó như sốt cao, phát ban, sưng nề vùng tiêm…
Từ những lưu ý trên, các nhân viên y tế, cán bộ tiêm chủng sẽ có chỉ định phù hợp để tránh những phản ứng, tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Biểu hiện sớm của bệnh tay chân miệng
Con em 5 tuổi, có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao không. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là gì? (Ngọc Minh, quận 12, TP HCM).
Ảnh minh họa
Trả lời:
Bệnh tay chân miệng đang tăng, thời gian giãn cách xã hội gần như không thấy trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Sau giãn cách, số trẻ mắc tay chân miệng ở Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) chỉ khoảng 10 trẻ trở xuống, nhưng khoảng 2 tuần giữa tháng 9 vượt hơn con số 30. Đây chỉ là đầu mùa, thời điểm nhiều nhất của tay chân miệng khoảng tháng 10 đến tháng 12. Điều đáng lo ngại là đã có trường hợp nặng, thông thường có ca nặng thì sẽ có thể có thêm ca nặng nữa.
Trẻ 5 tuổi nguy cơ bị tay chân miệng ít hơn nhưng vẫn có khả năng bệnh, thông thường bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ trên 3 tuổi thường không mắc bệnh vì đã mắc rồi. Người lớn thỉnh thoảng vẫn bị căn bệnh này. Bắt đầu vào mùa học, tháng 10-11-12, tay chân miệng sẽ nhiều hơn.
Phát hiện sớm trẻ mắc tay chân miệng rất quan trọng. Một đến hai ngày đầu sốt nhẹ, sau đó bỏ ăn. Nếu nhìn vào miệng trẻ có thể thấy vết loét. Nếu không nhìn vào miệng, cha mẹ có thể thấy trẻ chảy nước miếng rất nhiều, khả năng xuất hiện vết loét ở niêm mạc miệng khiến con bỏ ăn. Đây là dấu hiện thường dễ nhận ra nhất của bệnh tay chân miệng. Nếu tinh ý hơn, cha mẹ có thể lật bàn tay, bàn chân, mông, gối của trẻ ra để kiểm tra, có thể có nổi mụn nước nhỏ.
Khi nghe báo đài báo thông tin xuất hiện bệnh tay chân miệng, cha mẹ thấy trẻ sốt nhẹ, có nổi mụn nước nhỏ phải đưa trẻ đi khám bệnh. Quan trọng nhất khi bị tay chân miệng là phát hiện sớm dấu hiệu nặng vì khoảng 90% trường hợp nhẹ, tự hết. Nhưng nếu nặng, trễ khoảng một tiếng cũng có thể thay đổi cả cuộc sống của trẻ.
Nếu trẻ ngủ giật mình, tay chân run hoặc sốt trên 39 độ C trong 2 ngày mà không hạ, phụ huynh phải khám bác sĩ. Nặng hơn, trẻ thở mệt, da nổi bông, tay chân yếu cần đi bệnh viện. Trường hợp trẻ giật mình - một trong những biểu hiện của tay chân miệng, phụ huynh thường hay bỏ qua.
Trẻ trước sau cũng phải hòa nhập với môi trường ở lớp học. Nếu không bị tay chân miệng lúc nhỏ thì khi lớn mắc bệnh có thể nặng hơn. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng nhưng có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách dạy bé thói quen rửa tay, ăn sạch, uống sạch. Cha mẹ cần tiêm ngừa đầy đủ các bệnh có thể dự phòng được bằng vaccine cho con như cúm, thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, viêm màng não...
Khi từ trường về đến nhà, phụ huynh nên thay quần áo cho con, rửa tay lại. Bên cạnh đó, cần cho bé uống đủ nước, ngủ đủ giấc. Trẻ mắc tay chân miệng phải nghỉ học ở nhà, nghỉ khoảng 10 ngày. Phụ huynh cần phải gọi ngay cho trường để thông báo trẻ bệnh, trường sẽ rà soát lại lớp học của trẻ để vệ sinh, rửa sạch đồ chơi để không lây cho trẻ khác. Ở nhà cũng vậy, phụ huynh phải rửa tất cả đồ chơi, sàn nhà, các bề mặt, rửa tay thì mới có thể ngăn được bệnh.
Phụ huynh nhầm dầu xoa bóp với thuốc ho, bé trai 2 tuổi ngộ độc Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, ngày 14/10 vừa qua, bé T. 2 tuổi, Bình Chánh uống nhầm dầu xoa bóp khoảng 5ml do người nhà tưởng nhầm lọ siro ho. Trẻ bị ngộ độc Người nhà cho biết, khi uống xong bé T. khóc thét. Bé không kịp nhả lượng dầu có mùi dầu gió. Trẻ mệt và buồn...