‘Cần đào tạo cách thức và văn hóa giảng dạy trực tuyến cho giảng viên’
Để những vụ việc giảng viên mắng sinh viên và đuổi sinh viên ra khỏi lớp không còn xảy ra, giảng viên cần được đào tạo cách thức và văn hóa giảng dạy trực tuyến.
Giảng viên Trường ĐH Kinh tế – tài chính TP.HCM dạy trực tuyến – Ảnh: NGỌC BÍCH
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , TS LÊ MINH CÔNG – chuyên gia tâm lý học lâm sàng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cho biết:
Những vụ việc tương tự như vậy đã có từ trước, như từng có trường hợp học sinh cấp 3 quay lại việc cô giáo xúc phạm học sinh, hay có trường hợp học sinh đánh giáo viên.
* Nhiều ý kiến cho rằng những vụ việc trên là điều khó tránh khỏi, nếu người dạy và người học không được chuẩn bị tốt về tâm lý, thái độ và kỹ năng dạy học trực tuyến?
- Đúng vậy. Bắt đầu từ nền tảng trong cách thức giáo dục, thuộc về lối ứng xử văn hóa, nền tảng nhận thức của con người, như giáo viên không được rèn luyện năng lực cá nhân, năng lực sư phạm khiến họ có cách ứng xử với sinh viên không phù hợp chuẩn mực. Hay học sinh, sinh viên sống trong gia đình mà cha mẹ có những khủng hoảng, các em có hành vi tiêu cực.
Nếu tập trung vào bối cảnh dạy học trực tuyến, đến hiện nay vẫn chưa có các quy định chuẩn mực văn hóa để làm nền tảng cho thầy trò có cách ứng xử phù hợp. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, giáo viên và sinh viên khi học trực tuyến thường gặp phải những căng thẳng, tiêu cực.
Video đang HOT
Khi ở trong tình huống dạy và học trực tuyến, họ không kiểm soát được khủng hoảng của bản thân dẫn đến những hành động không phù hợp, thiếu chuẩn mực.
Đồng thời, họ cũng không được đào tạo cách thức và văn hóa giảng dạy trực tuyến. Giáo viên không xây dựng được văn hóa, cách thức tương tác để làm sao cho sinh viên hoặc giáo viên cảm thấy hài lòng khi tham gia vào câu chuyện giảng dạy và học online.
* Theo ông, giảng viên cần trang bị, chuẩn bị gì để dạy học online tốt?
- Thứ nhất , trong việc dạy học online, giáo viên cần nắm rõ kỹ thuật và cách thức giảng dạy trực tuyến. Nhiều người không làm chủ được kỹ thuật công nghệ dẫn đến những căng thẳng, lo âu trong việc giảng dạy.
Thứ hai, thay đổi phương pháp và nội dung giảng. Trên lớp giáo viên có nhiều mô hình tổ chức giảng dạy, còn khi giảng dạy online cần gia tăng tính chủ động của học sinh sinh viên nhiều hơn.
Cũng cần hạn chế những áp lực của giáo viên lên sinh viên, thông qua các phương pháp giảng dạy theo dự án, hoặc sinh viên sẽ thuyết trình, thảo luận, trao đổi với giáo viên. Qua cách thức đó, sinh viên cảm thấy hài lòng, giáo viên bớt áp lực, quá trình học tập gặt hái được những kết quả tích cực.
Thứ ba, giáo viên cần truyền năng lượng và giá trị tích cực thông qua lòng biết ơn. Đó là lòng biết ơn giữa thầy và trò, sự chia sẻ với nhau giúp xóa đi khoảng cách trong phương thức trực tuyến, những tương tác giữa thầy và trò giúp học sinh cảm thấy gần gũi, yêu thương, dễ dàng kết nối được với giảng viên.
* Giảng viên nên tạo những giá trị tích cực trong tương tác dạy học trực tuyến thế nào?
- Trong quá trình giảng dạy trực tuyến ở bối cảnh COVID-19 hiện nay, giảng viên có thể gặp phải những khủng hoảng như mất đi người thân, khó khăn tài chính, dương tính SARS-CoV-2…
Giáo viên cần xây dựng đời sống tinh thần khỏe mạnh thông qua đời sống thực tế bên ngoài; duy trì, theo đuổi những giá trị tích cực để có sức khỏe tinh thần tốt khi giảng dạy. Ngoài ra, giáo viên cần lựa chọn không gian giảng dạy thoải mái, khiến bản thân cảm thấy hài lòng như không gian có nến trầm hay yên tĩnh.
Giáo viên có thể tạo nhóm mạng xã hội kết nối với sinh viên và nhà trường cũng cần sắp xếp lịch cho giảng viên không bị quá tải và kiệt sức với công việc, như vậy họ sẽ thấy hài lòng và tích cực hơn trong quá trình giảng dạy online.
* Làm sao để vượt qua căng thẳng trong khi dạy và học online?
- Cần phải duy trì thói quen sinh hoạt tích cực như chế độ ăn uống, giấc ngủ… Bên cạnh đó, có chiến lược chống đỡ stress thông qua cách thức như luyện hơi thở, nhìn nhận cảm xúc tiêu cực của bản thân để loại bỏ nó.
Có thể luyện tập thể chất, tập thiền chánh niệm, sống an yên, không truy cập vào các thông tin độc hại, có chiến lược phòng tránh COVID-19, duy trì thói quen tương tác giao tiếp với người khác một cách tích cực thông qua công nghệ hoặc giao tiếp với người thân trong gia đình. Những cách thức để chống đỡ stress đó phù hợp với cả sinh viên và giảng viên.
Hà Nội có nhiều sáng kiến, tiên phong, đổi mới trong dạy học
Đây là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ trong chuyến kiểm tra công tác dạy học tại Hà Nội vào chiều 24/9.
Chiều 24/9, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Hữu Độ cùng lãnh đạo các Vụ bậc học đã kiểm tra thực tế việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 và triển khai chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 tại Hà Nội.
Đoàn đã dự giờ 2 tiết học trực tuyến và trao đổi với giáo viên, học sinh các trường THCS Đống Đa, Tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa) để nắm bắt những thuận lợi, khó khăn khi dạy - học theo CT GDPT mới đối với lớp 2, lớp 6 và dạy học trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp khiến dạy học trực tuyến có thể phải kéo dài.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trao đổi tại Trường Tiểu học Kim Liên
Thông tin với đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa - ông Nguyễn Hoàng Giáp cho biết, trước những khó khăn của dịch bệnh COVID-19, 83 trường học và 96 nhóm trẻ trên địa bàn quận đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện nhiệm vụ năm học. Theo chỉ đạo chung của ngành GDĐT thành phố, các nhà trường đã tổ chức dạy học trực tuyến, chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo hình thức này, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Phương án tổ chức dạy học trực tiếp ngay khi dịch được kiểm soát, cũng được các trường sẵn sàng.
Chia sẻ thêm về tình hình dạy học hiện nay của thành phố, Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội - Trần Thế Cương cho biết, 100% các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến THPT đang dạy học trực tuyến với 100% học sinh tham gia. Phối hợp với các đơn vị liên quan, Sở đã xây dựng 4 kịch bản dạy học ứng phó với diễn biến của dịch COVID-19 và báo cáo UBND thành phố. Trong những kịch bản này có việc tổ chức cho học sinh lớp 6, lớp 9, lớp 10 và lớp 12 ở "vùng xanh" được đến trường học tập.
Đánh giá ngành Giáo dục Hà Nội đã có nhiều sáng kiến, tiên phong, đổi mới trong công tác giáo dục, đem lại hiệu quả cao mà biểu hiện cụ thể là sự hứng thú của học sinh trong giờ học trực tuyến mà đoàn ngẫu nhiên chọn dự giờ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị tiếp tục phát huy những điểm đạt được đó. Trong một số nhiệm vụ cần tập trung thực hiện, Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh việc bảo đảm an toàn cho học sinh, nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm học và kiên trì mục tiêu chất lượng.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dự giờ tiết học trực tuyến tại Trường THCS Đống Đa
Song song với dạy học trực tuyến, Hà Nội cần tổ chức dạy học trên truyền hình, để học sinh có thêm kênh học tập hiệu quả. Bên cạnh đó, ngành cần quan tâm tập huấn phương pháp/kỹ năng dạy học trực tuyến và trên truyền hình cho đội ngũ giáo viên; xây dựng kho học liệu điện tử; huy động nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; đẩy mạnh việc xây dựng trường học hạnh phúc.
Đối với việc dạy học theo CT GDPT 2018, Thứ trưởng đề nghị Sở/Phòng GDĐT và các nhà trường quan tâm bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học/hoạt động giáo dục mới. Khi mỗi thầy cô dạy hiểu đúng, nắm sâu về mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình/môn học mới, biết làm chủ các phương pháp tổ chức dạy học/kiểm tra đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, để linh hoạt vận dụng và sáng tạo; khi đó, hiệu quả, chất lượng dạy học sẽ được đảm bảo và từng bước nâng lên.
12 điều cần biết trước khi bước chân vào đại học Đừng uống quá chén, hãy mạnh dạn trao đổi với giảng viên ngoài giờ học... là những lời khuyên chân thành dành cho các bạn trẻ sinh viên. Katie Roiphe , Giám đốc Chương trình Báo cáo và Phê bình Văn hóa tại Đại học New York (bang New York, Mỹ), dành một số lời khuyên cho các bạn trẻ trước khi bước...