Cần đảm bảo thống nhất với Luật Chứng khoán
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở ý kiến của DN, vừa góp ý vào Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Quy định cụ thể hành vi và khung xử phạt
Theo VCCI, Dự thảo quy định xử phạt đối với hành vi “Cty đại chúng, Cty chứng khoán, Cty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán giải tỏa hoặc sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán trước khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo bằng văn bản về việc xác nhận kết quả chào bán”.
Hiện tại, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Chứng khoán đang được soạn thảo, trong đó quy định về việc giải tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán chỉ được thực hiện khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo bằng văn bản về việc xác nhận kết quả chào bán chứng khoán.
Các DN phản ánh, trên thực tế có hiện tượng DN đã nộp báo cáo đầy đủ, nhưng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chậm ra thông báo. Điều này gây khó khăn cho DN khi không được giải tỏa số tiền thu được sớm. Vì vậy, VCCI kiến nghị sau thời hạn 3 ngày mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không ra văn bản đã nhận được đầy đủ tài liệu hoặc yêu cầu bổ sung thêm tài liệu thì DN được tự động giải tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.
Dự thảo xử phạt hành vi “không thực hiện thông báo”, “thực hiện thông báo không đúng thời hạn” về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa hoặc thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Cty theo quy định vào một khung xử phạt. Điều này là chưa hợp lý, vì tính chất vi phạm của hai hành vi này là khác nhau (“không thông báo” là hoàn toàn không thực hiện nghĩa vụ, “thông báo không đúng thời hạn” là có thực hiện nghĩa vụ nhưng chưa đúng về thời hạn). VCCI đề nghị tách thành hai hành vi riêng và ở hai khung xử phạt khác nhau, trong đó hành vi “thông báo không đúng thời hạn” ở mức phạt nhẹ hơn.
Dự thảo quy định xử phạt đối với hành vi “đã báo cáo nhưng chưa có văn bản thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo việc mua lại cổ phiếu”. Theo quy định tại Luật Chứng khoán 2019 thì trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo mua lại cổ phiếu đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gửi văn bản thông báo cho Cty đại chúng về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo mua lại cổ phiếu, trường hợp tài liệu chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản gửi Cty đại chúng nêu rõ nội dung, yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Như vậy, khi gửi báo cáo, sẽ có có một khoảng thời gian để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phản hồi và kể cả trong trường hợp báo cáo chưa đầy đủ, hợp lệ, DN cũng sẽ có một khoảng thời gian sửa đổi, bổ sung. “Quy định tại Dự thảo sẽ đưa đến cách hiểu, trong khoảng thời gian chờ phản hồi hoặc sửa đổi, bổ sung tài liệu sau khi gửi báo cáo, DN sẽ bị xử phạt. Điều này là chưa phù hợp với quy định tại Luật Chứng khoán”, VCCI góp ý.
Video đang HOT
Khung hình phạt chưa hợp lý
Dự thảo xử phạt hành vi “không làm thủ tục giảm vốn điều lệ sau khi thực hiện mua lại cổ phiếu của chính mình theo quy định pháp luật” từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng. Đồng thời, qui định xử phạt hành vi “mua lại cổ phiếu nhưng không làm thủ tục giảm vốn điều lệ trong thời hạn pháp luật quy định” từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng. VCCI cho rằng, áp dụng khung hình phạt khác nhau cho hai hành vi này là chưa hợp lý và có thể gây khó khăn trên thực tế áp dụng.
Dự thảo quy định xử phạt đối với hành vi “không ký kết hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng hoặc hợp đồng ký kết với khách hàng không có đầy đủ nội dung theo quy định” là chưa hợp lý. Bởi vì đây là hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự với các biện pháp xử lý hậu quả tương ứng. Dưới góc độ của mối quan hệ hành chính, hành vi này không ảnh hưởng đáng kể, vì vậy xử phạt đối với hành vi này là chưa hợp lý. VCCI đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định này.
Bên cạnh đó, theo VCCI, Dự thảo có một số quy định còn mang tính định tính, chưa tạo cách hiểu thống nhất, có thể gây khó khăn trên thực tế áp dụng. Cụ thể như Dự thảo quy định xử phạt đối với hành vi “lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ có thông tin sai sự thật hoặc che giấu sự thật hoặc sai lệch nghiêm trọng”. Trong đó, “sai lệch nghiêm trọng” là khái niệm chưa rõ (tính nghiêm trọng được xác định dựa trên căn cứ nào?), nên cần quy định theo hướng định lượng đối với điều này.
VCCI cũng cho rằng, một số khung xử phạt có khoảng cách xử phạt quá rộng, dẫn đến trao quá nhiều quyền cho cán bộ thực thi trong quyết định mức phạt và tạo ra nguy cơ đối xử bất bình đẳng đối với những đối tượng bị xử phạt.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Chứng khoán năm 2019 thì người hành nghề chứng khoán không được thực hiện một số hành vi như đồng thời làm việc cho từ 2 Cty chứng khoán; mở, quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán tại Cty chứng khoán nơi mình không làm việc… Tuy nhiên, Dự thảo không quy định xử lý đối với những hành vi này, nên cần bổ sung để đảm bảo thống nhất.
Hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán: Cần bỏ quy định về giới hạn số lượng người đại diện theo pháp luật
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức Hội thảo lấy ý kiến DN đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, với nhiều góp ý sát thực cho Dự thảo này.
Theo Dự thảo, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán yêu cầu phải có Lý lịch tư pháp của cổ đông, thành viên góp vốn và Phương án kinh doanh.
VCCI cho rằng, Luật Chứng khoán chỉ yêu cầu cầu điều kiện "không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 6 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ" đối với TGĐ, chứ không phải là tất cả các cổ đông, thành viên góp vốn. Vì vậy yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn dự kiến trên 5% vốn điều lệ là chưa phù hợp.
Dự thảo quy định Cty chứng khoán, Cty quản lý quỹ có không quá 2 người đại diện theo pháp luật tại một thời điểm. Quy định này cũng chưa phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Bộ luật dân sự năm 2015 về việc một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Vì vậy, VCCI cho rằng, cần bỏ quy định về giới hạn số lượng người đại diện theo pháp luật tại một thời điểm của Cty chứng khoán, Cty quản lý quỹ.
Theo Dự thảo thì "địa điểm đặt văn phòng đại diện không nằm trong phạm vi địa bàn tỉnh, TP nơi Cty chứng khoán, Cty quản lý quỹ đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh". Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định "DN có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính".
Do đó, VCCI cho rằng, quy định trên chưa phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2020. Mặt khác, văn phòng đại diện có các chức năng đã được quy định tại Dự thảo, việc đặt văn phòng đại diện tại đâu, với số lượng bao nhiêu nên để DN tự quyết định dựa trên yêu cầu thực tế hoạt động của mình. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định này.
Bên cạnh đó, Dự thảo quy định tổ chức phát hành thực hiện chào bán sản phẩm tài chính phải "được đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu Cty thông qua việc chào bán sản phẩm tài chính, chấp thuận quyền của người sở hữu sản phẩm tài chính".
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, đại hội đồng cổ đông chỉ quyết định những giao dịch bán tài sản có giá trị rất lớn, sản phẩm tài chính đa dạng và phong phú, trong nhiều trường hợp không có giá trị lớn, vì vậy yêu cầu đại hội đông cổ đông - đa số họp mỗi năm một lần, quyết định việc bán sản phẩm này sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các DN. Do đó, VCCI cho rằng, cần điều chỉnh lại quy định cho phép hội đồng quản trị được quyền quyết định chào bán sản phẩm tài chính.
Theo VCCI, Dự thảo hướng dẫn chi tiết các điều kiện, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, trong đó về chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, Dự thảo quy định phải "có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng". Quy định này, theo VCCI, là chưa phù hợp với khoản 2 Điều 97 Luật Chứng khoán, nên cần loại bỏ.
Bên cạnh đó, VCCI cũng cho rằng, một số tài liệu trong Hồ sơ xin cấp phép chưa đảm bảo tính minh bạch và hợp lý. Cụ thể như hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của Cty đại chúng. Theo đó, trong Hồ sơ phải có "văn bản cam kết tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích".
VCCI cho rằng, việc yêu cầu DN phải có tài liệu này là không cần thiết, bởi vì đây là thông tin cơ quan cấp phép có thể kiểm tra thông tin từ các cơ quan quản lý Nhà nước khác và văn bản cam kết của DN không có giá trị pháp lý chứng minh DN thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán.
"Để đảm bảo tính hợp lý và giảm thiểu hồ sơ trong thủ tục hành chính, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định phải có văn bản trên trong hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của Cty đại chúng", VCCI góp ý.
Dự thảo quy định trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo kết quả chào bán chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm "thông báo bằng văn bản cho tổ chức phát hành về việc nhận được báo cáo kết quả chào bán hoặc có quyết định hủy bỏ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức phát hành", sau khi có thông báo nhận được báo cáo kết quả chào bán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành được giải tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.
Theo phản ánh của DN, trên thực tế việc chậm ra thông báo của Ủy ban Chứng khoán đã xảy ra mặc dù DN đã nộp báo cáo đầy đủ. Điều này gây khó khăn cho DN khi không được giải tỏa số tiền thu được sớm và khiến DN không nhận biết được sẽ phải chờ phản hồi từ phía cơ quan quản lý Nhà nước đến bao giờ.
Do đó, để tạo thuận lợi về mặt thủ tục hành chính, đề nghị quy định, trường hợp sau thời hạn 3 ngày mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không ra văn bản đã nhận được đầy đủ tài liệu hoặc yêu cầu bổ sung thêm tài liệu thì DN được tự động giải tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.
Đề xuất về chuyển quyền sở hữu chứng khoán Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, trong đó quy định rõ về chuyển quyền sở hữu chứng khoán. Ảnh minh họa Theo dự thảo, việc chuyển quyền sở hữu đối với chứng khoán đã đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù...