Cần chấp nhận sự đa dạng về sứ mệnh của các trường cao đẳng, đại học
Việc sáp nhập trường đại học địa phương vào một số đại học trọng điểm quốc gia có thể dẫn đến nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống giáo dục đại học đất nước.
Trong thời gian vừa qua, có xu hướng lãnh đạo một số địa phương đang cố gắng vận động sáp nhập trường đại học của địa phương mình vào một số đại học trọng điểm quốc gia, với hi vọng các trường này được trở thành trường thành viên của các đại học đó.
Chia sẻ vấn đề này với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, đây là một động thái nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống giáo dục đại học đất nước.
Xem xét đúng sứ mệnh của các trường đại học, cao đẳng
Theo Luật Giáo dục 2019 tại các địa phương hiện chỉ có 2 loại hình cơ sở giáo dục đại học địa phương là trường cao đẳng sư phạm địa phương và trường đại học địa phương (đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý) . Các trường cao đẳng khác thuộc Giáo dục nghề nghiệp, do Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội quản lý.
Tại Việt Nam, hệ thống các trường cao đẳng sư phạm được hình thành từ rất lâu (gần 60 năm), trực thuộc chính quyền địa phương và được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu của địa phương.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, sáp nhập các trường địa phương vào các trường đại học trọng điểm quốc gia là một sự sáp nhập khiên cưỡng giữa các trường khác đẳng cấp. (Ảnh: Tùng Dương)
Tuy nhiên, hiện nay các trường cao đẳng sư phạm địa phương đang gặp phải những khó khăn rất lớn, có nguy cơ bị giải thể. Cụ thể có 3 nguyên nhân chính.
Thứ nhất, do sự thay đổi trình độ chuẩn của giáo viên phổ thông theo Luật Giáo dục năm 2019 nên chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở bị chuyển hẳn cho một số đại học sư phạm, trong khi hầu hết các trường này lại chưa có bề dày kinh nghiệm trong việc đào tạo các cấp giáo viên 2 cấp học này.
Thứ hai, do định hướng quy hoạch hệ thống trường sư phạm của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên một số trường cao đẳng sư phạm địa phương đã được sáp nhập vào các trường đại học sư phạm trọng điểm quốc gia.
Đây là một sự gán ghép khiên cưỡng giữa các trường khác đẳng cấp, gây thiệt thòi lớn cho những trường địa phương có đẳng cấp thấp hơn khi phải chấp nhận tiêu chuẩn của trường đẳng cấp cao hơn trong việc bố trí sử dụng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý.
Thứ ba, ở một số địa phương, trường cao đẳng sư phạm sau khi bị cắt giảm nhiệm vụ (chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non) có khả năng trở thành một khoa trong trường dạy nghề, chịu sự điều chỉnh theo hướng “nghề hóa” như chỉ đạo hiện nay của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Qua khảo sát thực tế, có thể thấy nguy cơ tiêu vong hệ thống trường sư phạm địa phương – một hệ thống sư phạm đã được xây dựng và tồn tại từ gần 60 năm qua là rõ ràng.
Video đang HOT
Đối với hệ thống trường đại học địa phương, theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, xu hướng sáp nhập trường đại học địa phương vào một số trường đại học trọng điểm quốc gia là điều đáng lo ngại, có thể dẫn đến nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống giáo dục đại học đất nước.
Kinh nghiệm thế giới cũng như thực tiễn Việt Nam nhiều năm qua cho thấy một nền giáo dục đại học tốt cần có sự phân tầng. Tuy nhiên, một nền giáo dục đại học phân tầng hoàn toàn không thừa nhận những cơ sở giáo dục đại học chất lượng thấp . Phân tầng ở đây chỉ có nghĩa là chấp nhận sự đa dạng về sứ mệnh của các trường đại học.
Trên thế giới phân tầng giáo dục đại học chủ yếu nhằm 2 mục đích. Thứ nhất là thực hiện sự phân cấp quản lý hợp lý đối với hệ thống giáo dục đại học nhằm khắc phục những hạn chế của một hệ thống giáo dục tập trung cồng kềnh vốn là sản phẩm của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp .
Thứ hai là mở ra sự công bằng hơn trong giáo dục đại học, tạo thuận lợi cho các vùng miền có mức độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau, nhất là ở những địa phương mà kinh tế-xã hội còn chậm phát triển, sớm đạt được sự phát triển đồng đều nhờ có nguồn nhân lực trình độ cao bám sát nhu cầu đặc thù của chính địa phương đó, do người dân của địa phương đó có thêm cơ hội thuận lợi được tiếp cận với giáo dục đại học.
Nếu không xác định và nhìn nhận đúng vai trò, sứ mệnh của các trường đại học địa phương thì sẽ vô tình đưa hệ thống trường này đứng trước nguy cơ tiêu vong.
Không thể hợp nhất một cách khiên cưỡng
Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, việc đưa trường đại học địa phương trở thành một trường thành viên của đại học trọng điểm quốc gia là một sự hợp nhất khiên cưỡng do hai loại trường này có sứ mệnh khác nhau, chuẩn mực kiểm định khác nhau, cơ cấu trình độ nhân lực khác nhau, có đẳng cấp khác nhau.
Do đó khi trở thành trường thành viên của đại học trọng điểm quốc gia, trường đại học địa phương để được mang thương hiệu đẳng cấp quốc gia thì buộc phải xem xét lại nhiệm vụ của mình, kiện toàn lại trình độ đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, đổi mới trang thiết bị và cơ sở vật chất, thay đổi lại ngành nghề và chương trình đào tạo, trong khi trường đại học địa phương còn chưa phù hợp trước những thay đổi như vậy. Hiện nay trên thế giới không hề có kiểu gán ghép trường như vậy .
Hơn nữa, trong một đại học đa lĩnh vực trọng điểm quốc gia, các trường thành viên đều là những trường chuyên ngành, trong khi trường đại học địa phương vốn là trường đa lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực đa dạng chủ yếu phục vụ nhu cầu địa phương.
Điều đáng lo ngại là, khi trường đại học địa phương trở thành thành viên của đại học trọng điểm quốc gia thì sứ mệnh phục vụ nhu cầu đa dạng về nguồn nhân lực trình độ cao cho chiến lực phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và để giúp cho người dân của địa phương được thêm cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học sẽ không còn nữa. Đây là một thiệt thòi lớn cho cộng đồng người dân tại địa phương đó.
Chính vì vậy, đối với hệ thống trường cao đẳng sư phạm địa phương, phải tiếp tục phát huy sứ mệnh và không thể xóa đi hệ thống trường này, bởi khi nhu cầu giáo viên phổ thông tăng đột ngột (như đã xảy ra nhiều lần trong 60 năm qua) thì rất cần các trường sư phạm địa phương để đáp ứng nhu cầu đó, nếu xóa bỏ rồi thì còn đâu cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho ngành giáo dục.
Đối với hệ thống trường đại học địa phương, Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay luôn coi trọng hệ thống giáo dục địa phương nói chung và hệ thống giáo dục đại học địa phương nói riêng, luôn xem giáo dục địa phương là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống giáo dục quốc gia.
Cho dù đất nước tạm thời đang gặp khó khăn về kinh tế nhưng không phải vì thế mà một số địa phương phải “hy sinh” đứa con của mình. Đây là trường đại học của địa phương, được thành lập để phục vụ cho nhu cầu đào tạo nhân lực và dân trí của cộng đồng địa phương, do đó phải được cộng đồng người dân địa phương nuôi dưỡng bằng khoản trích ra từ tiền thuế do chính họ đóng góp cho chính quyền địa phương.
Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm duy trì và hỗ trợ cho các trường địa phương của mình để chúng thực hiện đúng sứ mệnh đặt ra khi thành lập. Trong trường hợp địa phương gặp khó khăn về ngân sách đầu tư, lãnh đạo địa phương có thể cân nhắc giảm quy mô hoạt động của trường, cũng có thể vận dụng các giải pháp về xã hội hóa giáo dục để tìm kiếm thêm các nguồn lực mới cho phát triển nhà trường; tuyệt đối không nên chọn giải pháp giải thể hoặc chuyển loại hình, sứ mạng của trường.
Việc hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường địa phương không nhất thiết phải dùng hình thức sáp nhập vào trường trọng điểm ,mà có thể chọn các hình thức khác, ví dụ như hình thành các cụm trường liên kết trên cùng địa bàn để hỗ trợ lẫn nhau (như đã đề xuất tại Hội nghị đại học 1993) và triển khai Quy trình đào tạo mới, nhằm khai thác tối đa sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống giáo dục đại học có trên địa bàn.
Trên thực tế đây là một hệ thống giáo dục mở thuận lợi triển khai cho từng địa phương. Với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học ở địa phương như thế này thì vấn đề liên thông chuyển đổi sinh viên giữa các trường và giữa các nhóm chương trình đào tạo cũng như việc ổn định hoạt động cho các cơ sở giáo dục đại học địa phương (trong đó có các trường sư phạm) hiện nay về cơ bản sẽ được giải quyết.
Thầy giáo của học sinh nghèo ở "xứ cờ hoa"
Là giáo viên dạy Toán tại Trường Trung học Garfield, ông Jaime Escalante đã đưa những học sinh "bất trị" nơi đây vào những trường đại học nổi tiếng tại Mỹ.
Thầy Escalante (giữa) chụp ảnh cùng học sinh khoá đầu tiên tại Trường Garfield.
Ông được vinh danh là một trong những giáo viên thành công nhất "xứ cờ hoa".
Vươn lên từ con số không
Jaime Escalante sinh ngày 31/12/1930 tại La Paz, Bolivia trong gia đình có bố mẹ là giáo viên. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm địa phương, ông từng dạy tại ba trường phổ thông hàng đầu Bolivia.
Năm 34 tuổi, Escalante từ bỏ công việc đến Los Angeles, Mỹ, lập nghiệp. Vì không biết tiếng Anh, Escalante xin làm nhân viên lau sàn trong một quán cà phê đối diện Trường Cao đẳng thành phố Pasadena, nơi ông đăng ký theo học các lớp ngoại ngữ. Trong nhiều tháng tiếp theo, ông vừa phụ bếp vào ban ngày, vừa học lấy bằng cử nhân Toán, Vật lý vào ban đêm.
Nhờ chăm chỉ, nỗ lực, Escalante được tuyển dụng vào Công ty điện tử Pasadena với mức lương hấp dẫn. Nhưng tình yêu đối với nghề giáo đã thôi thúc ông từ bỏ công việc ổn định để học lấy chứng chỉ sư phạm tại Trường Đại học bang California.
9 năm sau, ở tuổi 43, Escalante trở thành giáo viên dạy Toán tại Trường Trung học Garfield High, một trong những trường có chất lượng thấp tại Los Angeles. Thời gian đầu, ông vô cùng thất vọng khi được phân công dạy lớp kém nhất. Học sinh trong lớp đều thuộc hàng ngỗ nghịch, chán ghét học hành.
Qua tìm hiểu, Escalante biết hầu hết học sinh đến từ gia đình nghèo khó, ít được bố mẹ quan tâm nên không lo học hành, chỉ ham quậy phá. Dù rất thất vọng, Escalante vẫn lên lớp mỗi ngày để hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng dần dần ông nhận thấy những đứa trẻ không hề đáng ghét. Ngược lại, các em cố tình nghịch ngợm để thu hút sự quan tâm, chú ý của giáo viên và bố mẹ.
Escalante tìm cách tiếp cận và giành lấy sự tin tưởng của học trò. Ông tìm hiểu tính cách, tâm lý của từng học sinh để lôi kéo các em vào bài giảng. Escalante đã khéo léo lồng vào bài giảng chuyện cười, sử dụng đồ chơi để minh hoạ cho các đơn vị kiến thức.
Sáng tạo phương pháp giảng dạy
Giáo viên phải biết yêu môn học và những đứa trẻ mình giảng dạy. Hãy cho học sinh thấy các em có cơ hội trở thành bất cứ ai nếu muốn và thúc đẩy các em quyết tâm thực hiện. Thầy giáo JAIME ESCALANTE
Cách tiếp cận của Escalante là biến học tập thành trò chơi. Trong đó, thầy giáo đóng vai trò như huấn luyện viên còn học sinh là vận động viên trong một đội. Hai bên phải phối hợp cùng nhau để đạt thành tích tốt nhất.
Ngưỡng mộ các vận động viên thể thao, Escalante thường chọn cầu thủ bóng rổ như Magic Johnson, Kareem Abdul-Jabbar và Jerry West làm ví dụ thành công đến từ tính bền bỉ, kỷ luật và ý chí sắt đá. Ông dán ảnh các vận động viên thể thao trên tường để học sinh lấy đó làm động lực.
Trước giờ học, Escalante khuyến khích học sinh khởi động, nhảy múa trên nền nhạc "We will rock you". Chương trình học được mô phỏng theo lịch trình huấn luyện của đội thể thao.
Ông ví các bài kiểm tra như đội đối thủ nên học sinh cần trau dồi, rèn luyện để giành chiến thắng trong "trận đấu". Trước ngày thi, học sinh lớp Escalante thường hô vang khẩu hiệu "Chiến thắng, chiến thắng kỳ thi" để tinh thần phấn chấn.
Escalante luôn chuẩn bị kĩ lưỡng cho từng bài giảng và cũng yêu cầu học sinh phải nghiêm túc trong giờ học. Học sinh vi phạm quy định phải tuân theo các yêu cầu kỷ luật. Dần dần, Escalante đã chiếm được lòng tin của học sinh và đồng nghiệp.
Ông cũng phải nghe nhiều lời gièm pha rằng học sinh sẽ không thể đỗ đại học vì nhà nghèo, học trường kém. Những nỗ lực của ông bị chế nhạo là lãng phí, mất thời gian. Nhưng Escalante luôn khẳng định ông đặt niềm tin vào học sinh và sẽ trao cho các em hy vọng thay đổi cuộc đời.
Escalante khuyến khích học sinh ghi danh vào AP, chương trình THPT nâng cao dành cho học sinh lớp 11, 12. Những học sinh đạt điểm cao trong lớp AP sẽ có cơ hội cao trúng tuyển trường đại học, cao đẳng chất lượng tại Mỹ.
Tuy nhiên, thời điểm đó, chỉ 2 trường tại Mỹ đào tạo chương trình AP nên Escalante tự mở lớp bồi dưỡng. Bất chấp phản đối của giáo viên, ông miệt mài dạy học sinh vào tối muộn và những ngày cuối tuần. Ông kiên nhẫn giảng bài cho học sinh yếu kém đến khi hiểu mới thôi.
Một năm sau, 18 học sinh trong lớp của Escalante đã vượt kỳ qua kỳ thi AP, được nhận vào 10 trường đại học chất lượng tại Mỹ. Nhưng Viện Khảo thí Giáo dục Mỹ (ETS) nghi ngờ học sinh gian lận do các em đến từ trường kém.
Escalante đã đề nghị ETS cho học sinh thi lại và các em một lần nữa chứng minh năng lực của mình. Tiếng lành đồn xa, số học sinh đăng ký vào lớp AP của Escalante tăng lên 140-200 em. Nhiều học sinh Garfield đã trúng tuyển vào Trường Đại học Nam California, trường chất lượng hàng đầu tại bang, hay các trường khối Ive League, ĐH Harvard.
Với thành tích ấn tượng, Escalante từng nhận "Giải thưởng Jefferson", "Giải thưởng tinh thần tự do" và "Giải thưởng giáo dục xuất sắc" do Tổng thống Reagan trao tặng. Các tờ báo tại Mỹ đánh giá ông là một trong những giáo viên thành công nhất nước Mỹ. Năm 1991, Escalante nghỉ hưu và trở về Bolivia sinh sống.
Năm 2010, khi ông qua đời, Tổng thống Obama đã gửi lời chia buồn sâu sắc. "Escalante là minh chứng cho thấy hoàn cảnh không quyết định con đường tương lai của cá nhân. Ông đã khơi gợi niềm đam mê và quyết tâm của học sinh, giúp các em tìm ra tiềm năng của chính mình", Tổng thống Obama bày tỏ.
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học: Thay đổi là tất yếu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học (ĐH). Bước đầu một số chuyên gia bày tỏ ủng hộ những quy định theo dự thảo mới với các tiêu chuẩn, tiêu chí cập nhật. Ảnh minh họa. Đây là dự thảo sửa...