Cận cảnh nỗi khổ đăng kí học tín chỉ qua mạng
Nhiều năm nay, đăng kí tín chỉ qua mạng luôn là nỗi ám ảnh lớn của sinh viên.
Ác mộng mang tên đăng kí tín chỉ
Cuối học kì I cũng chính là thời điểm đăng kí lịch học mới của các trường đại học, học viện đào tạo theo hình thức tín chỉ.
Chuyện mất ăn, mất ngủ, thức trắng đêm, thay nhau túc trực 24/24 giờ canh mạng hết nghẽn để đăng ký môn học đã trở thành chuyện bình thường mỗi khi “mùa” đăng kí tín chỉ lại về.
Nguyễn Vân Anh, một học viên của Học viện Ngân Hàng than vãn: “Đang là mùa thi học phần, kiểm tra hết nữa, toàn các môn thi khó đỡ thế mà tớ không tập trung ôn thi được vì còn phải ngồi chờ mạng để đăng kí tín chỉ. Sáng sau đến phòng thi đứa nào cũng ngáp ngắn, ngáp dài vì thức khuya.”
Quang cảnh của một buổi đăng kí tín chỉ. (Ảnh: internet)
Còn bạn Thanh, sinh viên trường Nhân Văn cho biết: “Buổi sáng hôm thứ 6 vừa rồi, đến lớp thì bạn lớp trưởng thông báo đã có lịch đăng kí môn học cho kỳ II. Chúng mình đứa nào cũng kêu trời, thế là lại bắt đầu chiến dịch mang tên “tín chỉ”. Ngay tức khắc cả buổi chiều và buổi tối hôm ấy, không bạn nào dám về mà phải ngồi lại ở phòng máy tính để đăng kí cho bằng được”.
Đến tối ở phòng trọ hay kí túc xá, tình trạng thức đêm chờ mạng của sinh viên cũng rất phổ biến. Nghẽn mạng một hồi, đến khi chỉ cần một bạn nào đó thông báo rằng: “Tớ mới đăng kí xong rồi đó, mọi người vào lẹ đi”, nhiều bạn lại lập tức bỏ cả cơm giữa chừng để đăng nhập, nhưng rồi cũng nhiều người tỏ ra thất vọng khi màn hình hiện lên dòng chữ đỏ thông báo Runtime error: “Hệ thống đang bận vì quá tải. Vui lòng login lại sau”.
Video đang HOT
Những hình ảnh thường thấy khi đăng kí tín chỉ.
Bạn Thanh Hoa trường Ngoại Thương thì cho biết: “Nhiều khi tớ lại ước ao được quay trở lại lúc “cổ hủ, lạc hậu”, không cần máy tính làm gì cả mà mỗi sinh viên đều tự lên phòng Đào tạo hay khoa chủ quản để viết giấy đăng kí tín chỉ. Chứ cứ tình trạng mạng yếu như thế này thì không biết còn phải thức trắng bao đêm nữa ấy chứ!”
“Bực nhất là cái màn hình báo cứ error, mỗi khi thấy nó, mình và đám bạn liền đập bàn, đập ghế, nhiều đứa giận quá mất khôn ném cả hộp cơm vào sọt rác vì ngồi chầu chực suốt cả ngày chẳng được gì ngoài cái error!” – Bùi Mẫn Nhàn, sinh viên trường ĐH Xây dựng giận dữ nói.
Từ “Hội phẫn nộ vì đăng kí tín chỉ”…
Chỉ vì gặp quá nhiều khó khăn, lại triền miên, kéo dài nỗi lo nên các bạn ấy còn lập ra rất nhiều hội như: “Hội những người phát cuồng vì đăng kí tín chỉ của trường ĐH Đồng Tháp”, “Hội phẫn nộ vì đăng kí tín chỉ của FTU”… Trên các trang này, tụ hội hàng ngàn thành viên. Ngoài những topic thông báo về thời gian đăng ký cho mọi người cùng biết thì chủ yếu là những lời kêu ca, phàn nàn của sinh viên… không biết gửi cho ai.
Một hội phát cuồng vì đăng kí tín chỉ
Thành viên có nickname Mèo béo lập topic kêu ca về nỗi ám ảnh này: “Chưa bao giờ thấy đăng ký tín chỉ lại khó khăn như bây giờ, đến khi nào mới hết khổ?” Còn có câu vui truyền miệng là: “Bạn chưa đủ tài năng và bản lĩnh để đăng kí, mời bạn quay trở lại đăng kí sau”.
Trên các diễn đàn này thì nhiều bạn còn sáng tác ra cả Hịch tín chỉ, Đại cáo tín chỉ, truyện tranh về tín chỉ… để thỏa nỗi bức xúc. Các bạn ấy coi đó là những sáng tác trong giờ chờ mạng, hệ quả của tín chỉ.
Các trường đại học như Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Xây dựng, Đại học Nông Nghiệp I, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia HN), ĐH Bách khoa Đà Nẵng… và rất nhiều trường khác thực hiện hình thức cho sinh viên đăng ký học các môn theo tín chỉ qua mạng internet.
Sinh viên luôn mong mỏi nhà trường quan tâm tới nỗi khổ của sinh viên mỗi mùa đăng kí tín chỉ. Các bạn chỉ mong sao hệ thống mạng đủ mạnh, hoặc phân bổ thời gian hợp lý để tình trạng khổ cực này không còn nữa.
Theo PLXH
Đủ kiểu thu thêm học phí
Vào đầu năm học này, sinh viên nhiều trường ĐH, CĐ không chỉ choáng với học phí tăng cao mà còn khổ với nhiều kiểu lách để thu thêm từ học phí tín chỉ.
Mặc dù Bộ GD - ĐT đã có quy định học phí theo từng năm, từng nhóm ngành đào tạo cho trường công lập và có công thức quy đổi từ học phí theo tháng thành học phí trên mỗi tín chỉ nhưng nhiều trường vẫn có nhiều cách để lách, nhằm thu học phí vượt khung.
Chỉ vừa chạm trần!
Sinh viên A.P, vừa đậu vào Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho biết năm học trước, học phí mỗi tín chỉ khoảng 80.000 - 95.000 đồng. Với 18 tín chỉ trong năm học đầu, P. tính chỉ đóng tối đa khoảng 1,7 triệu đồng. Thế nhưng khi đóng tiền cho 18 tín chỉ học phần này, trường tính tương đương với 31 tín chỉ học phí nên số tiền P. phải đóng gần 2,5 triệu đồng. Khi P. thắc mắc thì được trường giải thích là tín chỉ học phần khác với tín chỉ học phí, tín chỉ học phần nào mang tính thực hành và mang tính chuyên ngành thì sẽ có số tín chỉ học phí cao hơn. Có tín chỉ học phần tương đương với 2 - 3 tín chỉ học phí.
Trường ĐH Kinh tế Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) năm nay thu 90.000 đồng/tín chỉ. Giải thích về cách tính số tiền trên một tín chỉ, ông Lâm Tường Thoại, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Luật, cho biết Bộ GD - ĐT quy định học phí cho năm học 2011 - 2012 đối với nhóm ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật là 355.000 đồng/tháng. Trường dạy theo học chế tín chỉ nên sau khi lấy tổng học phí của toàn khóa học chia cho tổng số tín chỉ toàn khóa (tối thiểu 135 tín chỉ) thì được 90.000 đồng/tín chỉ. Ông Thoại thừa nhận với mức thu này, học phí sau khi quy đổi vừa chạm trần 355.000 đồng.
Trong khi đó, cũng đào tạo khối ngành kinh tế, Trường ĐH Kinh tế TPHCM lại thu 120.000 đồng/tín chỉ. Riêng học kỳ hè được nâng lên thành 180.000 đồng/tín chỉ.
Sinh viên đóng học phí học kỳ 1 tại một trường ở TPHCM.
"Hợp thức hóa" tăng học phí
Trong khi các trường công lập xoay xở để đưa mức học phí vượt trần thì các trường ngoài công lập dùng cách tính học phí theo học chế tín chỉ để "hợp thức hóa" việc tăng học phí.
H., sinh viên năm thứ 2 ngành công nghệ thông tin của Trường CĐ Kinh tế Công nghệ TPHCM ,vô cùng bất ngờ khi được thông báo áp dụng tính học phí theo tín chỉ năm học này. Theo đó, học phí một học kỳ từ 3 triệu đồng của năm ngoái tăng lên 4,6 triệu đồng cho năm nay. H. cho biết mỗi tín chỉ giá khá cao và còn phân ra tín chỉ lý thuyết là 180.000 đồng, tín chỉ thực hành 220.000 đồng. Sinh viên này bức xúc: "Ngành này, học phần lớn phải thực hành thì hiển nhiên học phí phải đóng không thể thấp với cách chia ra thực hành và lý thuyết, trong khi nhiều ngành khác vẫn thu theo học chế học phần".
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM tăng học phí trên mỗi tín chỉ từ 350.000 đồng lên 385.000 đồng. Về lý thuyết, con số tăng có vẻ không đáng kể nhưng N.A, sinh viên năm thứ 4, cho biết năm học này phải đóng khoảng 15 triệu đồng (tăng khoảng 3 triệu so với năm ngoái). "Cứ mỗi lần nhìn học phí trên mỗi tín chỉ nhích lên, sinh viên lại hồi hộp. Dù số tiền tăng lên trên mỗi học phí chỉ 20.000 - 30.000 đồng nhưng tính cả năm lại tăng lên mấy triệu đồng" - N.A bức xúc.
Phụ phí cao gấp 7 lần học phí
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) TPHCM vừa thông báo học phí cho học viên cao học chuyên ngành báo chí khóa 2008 - 2011. Theo đó, năm nay, học viên là cán bộ Nhà nước đóng 13 triệu đồng, gồm 2 triệu học phí và 11 triệu phí phát sinh; các học viên khác đóng 17 triệu đồng, gồm 2 triệu đồng học phí, 4 triệu đồng phí hỗ trợ đào tạo và 11 triệu là kinh phí phát sinh. Như vậy, với đối tượng này, số tiền ngoài học phí cao hơn gấp 7 lần học phí.
Bà Trần Thị Mai, Trưởng Phòng Đào tạo sau ĐH Trường ĐH KHXH&NV TPHCM, giải thích do đây là chương trình đào tạo liên kết với Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) nên học viên không phải là cán bộ Nhà nước thì thu thêm 4 triệu đồng phí hỗ trợ đào tạo là theo quy định của Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội. Còn 11 triệu đồng phí phát sinh là bao gồm tiền đi lại, vé máy bay, ăn ở... cho giảng viên từ ngoài Hà Nội vào. Mức 11 triệu đồng cũng là tạm thu, vì tùy theo giá cả vé máy bay... mà số tiền này có thể cao hoặc thấp hơn. Học chương trình liên kết là như vậy nên học viên phải chấp nhận.
Theo vnexpress
Hình ảnh phụ huynh chen lấn nộp đơn lúc nửa đêm Mặc dù Sở GD-ĐT Hà Nội quịnh thi gian các trưng tuyn sinh từ ngày 1/7 đn ngày 15/7 nhưng chiều tối ngày 30/6, hàng trăm phụ huynh chen lấn thức trắng đêm trước cổng mầm non Thành Công A, đ ch đng hôm sau mua hồ sơ xin học cho con. Dưới đây là hình ảnh phụ huynh thức trắng đêm, chen...