Cán bộ y tế trường học: Vừa thiếu, vừa yếu
Đội ngũ cán bộ y tế chuyên trách tại các cơ sở giáo dục vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên môn; chế độ, điều kiện làm việc chưa đảm bảo; cơ sở vật chất y tế trường học thiếu thốn… Đó là hàng loạt những tồn tại, bất cập đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chỉ ra.
Chỉ 40% cán bộ y tế trường học là có trình độ chuyên môn. Ảnh: Internet
60% không có chuyên môn
Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác y tế trường học tại Vụ Giáo dục thể chất (GDTC), Thanh tra Bộ GD&ĐT đã chỉ ra con số đáng lo ngại.
Theo báo cáo của Vụ GDTC, tổng số cán bộ y tế cấp học mầm non đến THPT của cả nước là 32.241 người, nhưng chỉ có 12.793 người (chiếm 40%) là có trình độ chuyên môn (bác sĩ, y sĩ); còn lại 19.448 người (tới 60%) chưa đảm bảo trình độ chuyên môn theo quy định.
Đáng nói là cả nhân viên văn phòng, nhân viên thư viện… cũng kiêm cả cán bộ y tế. Tình trạng này diễn ra ở tất cả các cấp học. Ở các bậc học thấp, con số này lại càng cao. Tại bậc mầm non là 718 người; tiểu học lên tới 1.131 người; THCS là 774 người và THPT là 97.
Kiểm tra trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ y tế trường học tại 3 địa phương là Lâm Đồng, Bắc Kạn, Nam Định cho thấy những con số đáng quy ngẫm.
Tại Lâm Đồng, có 704 cán bộ y tế tại các cơ sở giáo dục thì chỉ có 317 người có trình độ chuyên môn là bác sĩ hoặc trung cấp y sĩ đúng quy định.
Video đang HOT
Tại Bắc Kạn, gần một nửa (167/337 cán bộ y tế trường học) chưa đảm bảo trình độ chuyên môn.
Còn tại Nam Định, trong tổng số 854 cán bộ y tế trường học của tỉnh này thì có 535 người có trình độ chuyên môn là trung cấp y sĩ.
Không chỉ thiếu cán bộ y, bác sĩ, các điều kiện về cơ sở vật chất y tế trường học cũng chưa bảo đảm theo quy định. Thống kê của Vụ GDTC cho thấy, số trường có phòng y tế đạt trung bình chiếm tới 69,3%; số trường có trang thiết bị yếu đạt trung bình 67,8%; số trường có thuốc thiết yếu đạt trung bình 74,8%. Như vậy là vẫn còn rất nhiều chưa có phòng y tế, trang thiết bị cũng như số thuốc thiết yếu.
Lơ là công tác kiểm tra
Số lượng cán bộ y tế vừa thiếu, vừa yếu, điều kiện cơ sở vật chất y tế trường học thì thiếu thốn, nhưng thực tế là hoạt động kiểm tra từ cấp bộ tới cấp sở cũng như các phòng GD&ĐT chưa thường xuyên và toàn diện. Có nơi còn kiểm tra một cách… “chiếu lệ”.
Kết quả kiểm tra việc thực hiện công tác về y tế trường học tại Lâm Đồng, Bắc Kạn, Nam Định cho thấy, các sở, phòng GD&ĐT đã tiến hành thanh tra, kiểm tra các trường học trong thực hiện các nội dung về công tác y tế. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra lại chưa đúng so với thực tế.
Tại biên bản kiểm tra ký giữa Phòng GD&ĐT huyện Hải Hậu và Trường Mầm non Thịnh Long (Hải Hậu, Nam Định), Phòng GD&ĐT huyện này đã đánh giá, cho điểm tối đa nhiều tiêu chí, nhưng thực tế qua kiểm tra, đoàn thanh tra đã chỉ ra một số tiêu chí không bảo đảm.
Các cơ sở giáo dục được kiểm tra cũng chưa xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng về chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định.
Nhiều cơ sở giáo dục tại Lâm Đồng, Bắc Kạn, Nam Định chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh trường học. Đối với trường mầm non, tiểu học, một số trường có công trình vệ sinh không đảm bảo, chưa có phòng y tế riêng, chưa đảm bảo cho công tác sơ cứu, cấp cứu; chưa có nước sạch, học sinh phải uống nước giếng khoan chưa được kiểm tra chất lượng…
Bậc THCS, THPT nhiều nơi tình trạng học sinh không được uống nước sạch, không có phòng y tế tiếp tục tái diễn; nhiều phòng học không đảm bảo…
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, công tác kiểm tra về y tế trường học đến nay vẫn chưa được chú trọng.
Đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo sức khỏe cho học sinh, nhưng rõ ràng thực tế hiện nay, y tế trường học lại chưa được qua tâm đầu tư đúng mức. Vì vậy, không khó hiểu tại sao các bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống, rối loạn tâm thần, trầm cảm… trong học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng.
Hải Hà
Theo thanhtra
Hà Nội: Nhiều trường chưa tổ chức tập thể dục cho học sinh
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có công văn gửi các trường trong địa bàn thành phố đề nghị tăng cường công tác giáo dục thể chất.
Trong thời gian qua, việc triển khai, tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, dạy võ cổ truyền và các hoạt động nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất đã được các nhà trường quan tâm, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GĐ&ĐT.
Tuy nhiên, việc tổ chức vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, các nhà trường chưa tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ thường xuyên, chưa khắc phục khó khăn về diện tích sân tập, chưa vận dụng triệt để điều kiện có sẵn của nhà trường để học sinh tập luyện; việc thành lập các CLB thể thao, dạy võ cổ truyền chưa được chú trọng, tổ chức các hoạt động thể thao chưa đa dạng, chưa thực sự thu hút được học sinh.
Các trường cần tổ chức hoạt động tập thể dục thường xuyên (Ảnh: C1dinhtienhoanghp.edu.vn)
Để hoạt động thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ đi vào nền nếp, đảm bảo 100% học sinh tham gia thường xuyên theo quy định, thúc đẩy phong trào tập luyện võ cổ truyền trong các nhà trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo học sinh tham gia, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục thể chất, thể thao học đường, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, Sở GD&ĐT đã ra văn bản đề nghị các nhà trường tiếp tục triển khai 4 nội dung nhằm tăng cường tổ chức tập thể dục buổi gồm: Tổ chức thực hiện thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ; Tổ chức các CLB TDTT và dạy võ cổ truyền; Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên.
Trong đó, lãnh đạo các nhà trường chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện nghiêm tú, duy trì nền nếp tập thể dục buổi sáng và thể dục giữa giờ cho tất cả học sinh trong trường. Tập thể dục buổi sáng trước 15 phút tiết đầu của buổi sáng; tập thể dục giữa giờ vào giờ giải lao sau tiết học thứ 2 của buổi học.
Tận dụng tối đa các điều kiện hiện có của nhà trường để tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ hiệu quả, đảm bảo 100% học sinh trong toàn trường tham gia tập luyện thường xuyên, hàng ngày. Đối với các trường có diện tích hẹp, cần sử dụng phòng học hành lang và sân trường để tổ chức cho học sinh tập luyện.
Các bài tập được sử dụng để tổ chức tập luyện cho học sinh gồm: Bài tập thể dục buổi snags, thể dục giữa giờ và bài võ cổ truyền theo tài liệu hướng dẫn của Sở GD&ĐT; Có thể lòng ghép các bài nhảy dân vũ, Aerobic kết hợp trên nền nhạc tạo không khí tươi mới, hứng thú, thu hút học sinh tích cực thạ gia.
Bên cạnh đó, các trường cần tận dụng tối đa các trang thiết bị sẵn có của nhà trường, các tài liệu hướng dẫn về giáo dục thể chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường.
Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn thể dục, các hoạt động thể thao trong nhà trường theo hướng tự chọn, phát huy năng lực, sở trường, sở thích của học sinh nhằm thu hút sự tham gia tích cực của các học sinh.
Để đánh giá tình hình triển khai công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và dạy việc võ cổ truyền, Sở GD&ĐT sẽ đi kiểm tra đột xuất các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn Thành phố.
Bạch Dương
Theo toquoc
Hà Nội xóa bỏ tình trạng trường tư sạch hơn trường công Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Văn Quang, ở Hà Nội có tình trạng trường tư sạch sẽ hơn trường công, trường càng ở cấp thấp (tiểu học, mầm non) thì càng sạch hơn các trường cấp cao. Phải xóa bỏ được những trái ngược này thì phụ huynh học sinh mới có thể yên tâm về vấn đề vệ...