Căn bếp rộng 20m trắng tinh khôi của mẹ Việt đam mê làm các món bánh cho gia đình
Căn bếp nhà chị Phương Trang khá đặc biệt bởi bên cạnh việc nấu các món ăn thường ngày, bà mẹ xinh đẹp này còn bày biện vật dụng, đồ đạc gọn gàng để phục vụ niềm đam mê làm bánh.
Chị Phương Trang là bà mẹ hai con, chị sống cùng gia đình trong căn nhà xinh xắn tại Canada. Ngoài công việc hàng ngày cũng như chăm sóc gia đình, niềm vui của chị Trang chính là làm các món bánh trái thơm ngon cho người thân.
Vì thế, căn bếp của chị Trang được thiết kế khá đặc biệt bao gồm hai khu vực, khu vực nấu các món ăn thường ngày và khu vực dành riêng cho việc làm bánh.
Hai khu vực tuy thiết kế gần như nhưng hoàn toàn tách biệt để phù hợp với từng nhu cầu sử dụng.
Không gian bếp rộng 20m2 đủ để chị thiết kế các khu vực chức năng hợp lý cho niềm đam mê của mình.
Chị Trang có niềm đam mê đặc biệt với bếp bánh.
Góc cửa sổ đẹp nhẹ nhàng với sắc màu thiên nhiên.
Chị yêu thích làm các món bánh ngon cho các thành viên trong gia đình.
Cũng vì yêu thích làm bánh nên chị Trang đã dành khá nhiều thời gian để “thử nghiệm”. Chị mua rất nhiều các công cụ, nguyên liệu, vật dụng phục vụ cho việc làm bánh. “Ngụp lặn” trong thế giới của những chiếc bánh, chị Trang đúc rút được khá nhiều kinh nghiệm.
Khi chỉ làm bánh phục vụ cho các thành viên trong gia đình, chị cũng giảm bớt các vật dụng, đồ dùng không cần thiết, vừa tránh giúp căn bếp “quá tải”, vừa đủ để bà mẹ đảm đang có thể tập trung nghiên cứu làm những chiếc bánh ngon mà các con yêu thích.
Những món bánh ngon được làm từ căn bếp nhỏ xinh.
Chị Trang chia sẻ rằng, để tạo một căn bếp làm bánh cho gia đình, điều đầu tiên là chọn lò nướng. Theo chị, tùy nhu cầu và điều kiện kinh tế để chọn mua lò phù hợp. Nếu muốn mua lò có chi phí tiết kiệm, đẹp, bền, dễ sử dụng, chị khuyên dùng Sanaky 80L. Với loại lò nướng này, mọi người có thể nướng tất cả các loại bánh. Khuyết điểm duy nhất là chỉ nướng được 1 khay/lần, nhưng nếu chỉ dùng trong gia đình thì đây cũng là lựa chọn phù hợp.
Điều quan trọng nhất khi mua lò về chính là việc cần kiểm tra nhiệt lò thật kỹ, để đảm bảo mua được chiếc lò có nhiệt tốt, không bị chênh nhiệt quá cao (30 độ C là độ chênh nhiệt tối đa cho phép, nếu vượt qua con số này thì bạn nên liên hệ với người bán yêu cầu đổi lại lò mới) hoặc không bị loạn nhiệt.
Lò nướng vừa xinh cho căn bếp nhỏ.
Nếu có điều kiện hơn một chút, bạn có thể lựa chọn lò đối lưu. Loại lò này có thể nướng nhiều khay một lúc, đây là loại lò được sản xuất theo công nghệ nhiệt động, có quạt thổi mạnh để truyền nhiệt đi khắp các vị trí trong lò, chính vì vậy có thể nướng được nhiều khay/lần. Thương hiệu lò đối lưu được chị Trang sử dụng là Unox, nhiệt rất ổn, nướng ra bánh chín đều màu, cho phép nướng 4 khay/lần.
Đối với lò sàn, đây là loại lò mà đa phần các cửa hàng bánh đều chọn dùng vì nó sử dụng công nghệ nhiệt tĩnh nên có thể nướng được nhiều loại bánh khác nhau và có thể nướng ra nhiều bánh/lần. Ưu điểm của lò này là nhiệt đều, nướng được tất cả loại bánh và chất lượng bánh rất đẹp, giá cả hợp túi tiền. Khuyết điểm duy nhất là phải chạy đường điện đủ để vận hành lò vì loại điện gia đình đang sử dụng có thể không phù hợp.
Lò nướng đủ để chị Trang nướng bánh hàng ngày.
Nhiệt kế lò cũng là dụng cụ không thể thiếu đối với những người mới làm bánh. Nhiệt kế lò giúp bạn biết được nhiệt độ chính xác trong lò vì đa số các lò nướng hiện nay nhiệt độ không đều, có thể cao hơn hoặc thấp hơn núm vặn từ 10 – 20 độ C. Nên treo nhiệt kế ở vị trí trung tâm để xác định nhiệt độ chính xác nhất.
Nhiệt kế lò.
Căn bếp bánh nhà chị Trang cũng không thể thiếu máy trộn bột/nhồi bột. Theo chị Trang, làm bánh không thể bỏ qua bước đánh trứng, trộn nguyên liệu, nhồi bột… Đây là thiết bị không thể thiếu nếu gia đình có từ 4 thành viên.
Video đang HOT
Các loại máy nhồi bột.
Ngoài ra, để tạo nên những chiếc bánh có hình dạng vừa ý, chị Trang khuyên nên sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ như:
- Khuôn nướng bánh dạng tròn đế rời (bông lan, bánh chuối ổ tròn), đế liền (bánh bông lan phô mai Nhật bản, rau câu flan), dạng oval (bánh bò thốt nốt, bánh mì hoa cúc, bánh bông lan phô mai Nhật Bản), dạng vuông (bánh bông lan Đài Loan), dạng hình chữ nhật (bánh mì phô mai tan chảy, bánh bông lan bơ), khuôn dạng tròn có lõi ở giữa (bánh chiffon).
- Khay nướng hình chữ nhật thành thấp để nướng cookies, lưỡi mèo, sukem, bông lan cuộn.
- Khay nướng thành cao dùng để nướng cách thủy các loại bánh như flan, gato flan, bông lan phô mai Nhật Bản hoặc nướng bánh bông lan Đài Loan.
- Khay nướng lượn sóng, có lỗ dùng để nướng bánh mì Việt Nam.
- Rack hong khô bánh.
- Nên chọn loại có chất liệu nhôm tốt để trong quá trình nướng không bị ra ten, làm ảnh hưởng chất lượng bánh.
- Nên sử dụng khuôn khay nướng sáng màu, tuyệt đối không dùng màu sẫm vì bắt nhiệt rất cao, dễ làm đáy bánh bị quá lửa.
- Giấy nến chống dính: Dùng để lót khuôn/ khay trước khi đặt bột lên nướng, dễ lấy bánh ra khỏi khay hơn sau khi nướng.
- Giấy bạc: Dùng để che mặt tất cả các loại bánh để hạn chế nhiệt trên tấp vào làm bánh bị sậm màu. Không nên thay thế bằng giấy nến vì giấy nến sẽ bị cháy xém nếu tiếp xúc trực tiếp với thanh nhiệt.
- Bao tay loại dày: Để lấy khuôn/ khay bánh ra khỏi lò.
- Nhiệt kế thủy ngân: Nếu các bạn nấu kẹo hoặc nấu nước đường bánh trung thu cần dụng cụ này để đo được nhiệt độ chính xác của chất lỏng.
- Spatula (cây vét bột): Đúng như tên gọi của nó, dụng cụ này dùng để vét bột, nên mua chất liệu silicone vì nó có độ dẻo giúp chúng ta có thể luồn lách mọi ngóc ngách trong thố bột, nên sắm ít nhất 3 cây với 3 kích cỡ khác nhau để tiện thay thế cho mỗi nhu cầu sử dụng.
- Phới lồng (cây đánh trứng) cầm tay: Dùng để trộn bột, nấu sốt, đánh trứng v.v… Các bạn nên chọn mua loại có que kim loại dày để trộn được lượng bột đặc. Không nên mua loại silicone vì sử dụng một thời gian sẽ bị mốc đen phần silicone.
- Cây cán bột: Dùng để cán mỏng bột khi làm bánh mì, bánh bao, bánh trung thu v.v… Nếu mua loại bằng nhựa, ưu điểm là dễ vệ sinh và sử dụng được lâu, khuyết điểm là do trọng lượng khá nhẹ nên khi cán bột phải dùng lực nhiều hơn. Nếu mua loại bằng gỗ, ưu điểm là cán bột nhẹ nhàng hơn do gỗ nặng tạo lực nhiều hơn. Nhưng nếu các bạn chùi rửa mà không phơi kỹ sẽ dễ bị nấm mốc.
- Dao răng cưa: Tít trong góc kia là dao răng cưa. Dao này chuyên dùng để cắt bông lan, bánh mì các kiểu, rất vuông thành sắc cạnh.
- Tấm lót silicone: Dùng để đặt bột lên nhồi bột, cán bột, chia bột, tạo hình các kiểu, thường dùng để làm bánh mì, bánh bao hay tất cả các loại bánh cần tạo hình từ khối bột sống. Nên dùng tấm lót có thước đo in sẵn trên bề mặt.
- Kẹp gắp: Dùng để gắp bánh lúc còn nóng.
- Cây cắt bột: Loại dụng cụ này thường dùng khi bạn tạo hình bánh mì như cắt rìa bột dư, cắt bột để tạo hình bánh mì cua v.v… dùng nó để cắt bột sẽ thẳng và đều hơn.
- Cọ quét: Loại này dùng để quét trứng lên bề mặt bánh mì, quét bơ chống dính khuôn/ khay, các bạn nên có cả cọ silicone và cọ chổi, nếu quét trứng thì mình dùng cọ chổi để vết quét được mịn màng, còn nếu quét khuôn/ khay thì dùng silicone.
- Đồ múc kem: Những mẻ kem homemade là sản phẩm chắc chắn không thể thiếu trong bếp của các chị em mê bánh trái. Vậy nên cần sắm một đồ múc kem chuyên dụng để trình bày những ly kem đẹp mắt phục vụ các tình yêu bé nhỏ của mình vào những ngày hè nóng bức.
- Đồ rây, lược, lọc: Dùng để rây lược bột hoặc các hỗn hợp cần loại bỏ cặn, bã, rất thường dùng trong làm bánh flan, bánh bông lan, nấu sốt các loại. Nên mua cả loại thưa và loại khít để phù hợp từng mục đích sử dụng.
- Đồ cắt bột (bằng sắt hoặc bằng nhựa đều được): Dụng cụ dùng để chia/cắt bột bánh mì, bánh bao v.v… và tận dụng luôn để chà láng bánh kem. Nếu dùng đồ cắt bằng nhựa, khuyết điểm là không tạo lực cắt mạnh khi khối bột cứng dẻo. Nếu dùng đồ cắt bằng sắt thì lực cắt mạnh, dứt khoát, dễ thao tác hơn.
- Bao tay không bột: Các bạn nên sử dụng bao tay trong quá trình nhồi bột bánh mì để bảo vệ da tay và bảo vệ khối bột không bị tiếp xúc trực tiếp với nhiệt nóng từ lòng bàn tay, điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng bột trong lúc tạo hình.
- Sổ tay ghi chép: Chị Trang thích có 1 cuốn sổ tay nhỏ để trong quá trình làm bánh để ghi chép lại những kinh nghiệm mình rút tỉa được sau mỗi mẻ bánh ra lò.
- Cân điện tử: Đây là vật dụng không thể thiếu để cân những nguyên liệu có trọng lượng nhỏ. Nếu có điều kiện thì các bạn mua loại bằng kính cường lực, loại này có thể chùi rửa rất tiện lợi. Chị Trang dùng hơn 1 năm rồi mà cân vẫn sáng bóng như mới.
- Cây lăn tạo lỗ: Cây này thường dùng khi các bạn làm bánh mì cuộn chà bông, sau khi cán mỏng bột thì các bạn lăn cây này lên bề mặt bột giúp bột nở đều đẹp hơn khi vào lò.
- Cây lăn tạo hình con cua: Cây này dùng để cắt bột khi bạn muốn làm bánh mì con cua. Sau khi mình cán bột thành miếng hình chữ nhật, mình sẽ lăn cây từ đầu này sang đầu kia, cây sẽ tự động chia cắt bột thành những miếng hình tam giác, việc còn lại của mình là lần lượt cuộn các hình tam giác lại là xong.
- Máy đánh trứng cầm tay.
- Thố trộn bột: Trong một bếp bánh rất cần một loại thố có dung tích lớn để trộn các loại bột, nhất là bột bánh bông lan. Nên dùng thố có chất liệu inox hoặc thủy tinh, không nên dùng bằng nhựa vì khi trộn bột bông lan, phần chất béo sẽ dễ bám vào thành thố mà không quyện hết được vào hỗn hợp bột, ảnh hưởng đến chất lượng bánh thành phẩm của chúng ta.
- Bàn xoay: Dụng cụ này dùng để trang trí, chà láng bánh kem. Các bạn nên mua loại inox và đế xoay bằng sắt nặng thì vòng quay sẽ mướt mát hơn, từ đó việc chà láng cũng dễ dàng hơn. Tất nhiên giá thành loại bằng kim loại sẽ cao hơn bằng nhựa rất nhiều.
- Đầu bắt kem, cookies: Dụng cụ này dùng để gắn vào túi nilon để nặn bột cookies, su kem hoặc trang trí bánh kem, nên mua đồ bằng kim loại để dễ vệ sinh.
- Khay tròn nướng Pizza: Nên có 2 loại, khay lỗ và khay liền phụ thuộc vào chất lượng đế bánh mà bạn muốn, nếu muốn đế bánh giòn cứng thì dùng khay lỗ, nếu muốn đế bánh mềm thì dùng khay liền.
- Khuôn nướng cupcake: Dùng để nướng các loại bánh có dạng cupcake.
- Bồn rửa 1 ngăn size lớn: Do bếp chuyên về bánh nên chị Trang dùng loại bồn rửa 1 khay để dễ dàng rửa các khay nướng bánh có kích thước lớn.
- Khuôn giấy nướng cupcake: Dùng để lót vào khuôn cupcake kim loại trước khi đổ bột vào nướng hoặc lót bột bánh mì phô mai tan chảy nếu bạn muốn nướng loại tròn nhỏ.
- Bao tay nilon: Vấn đề quan trọng nhất trong một căn bếp chính là vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy nên có loại vật dụng này đeo vào tay trước khi cầm bốc thực phẩm, bánh trái sau khi chín. Vừa nâng cao giá trị cho bếp bánh của bạn vừa đảm bảo an toàn cho người thưởng thức món ăn chúng ta làm ra.
- Túi bắt bột, bắt kem: Dùng để cho bột/ kem vào để bắt ra khay hoặc trang trí lên bánh. Túi này các bạn còn có thể cho sốt các kiểu vào rồi bơm vào ruột bánh nữa. Về chất liệu thì phổ biến hiện nay vẫn là nilon, xài 1 lần rồi bỏ, rất là tiện dụng nhưng lại phá hoại môi trường. Vậy nên các bếp bánh muốn góp phần bảo vệ môi trường thì có thể dùng túi có chất liệu silicone, chỉ tốn chút công rửa sạch mỗi khi dùng nhưng lại góp phần hạn chế rác thải khó phân hủy ra môi trường.
- Gói hút ẩm: Vật dụng này dùng để cho vào các túi bánh cần cách ẩm như bánh trung thu, cookies các loại v.v..
- Tem dán trang trí hộp bánh: Nếu làm bánh để biếu hoặc bán thì nên đầu tư các loại tem dán để trang trí lên hộp bánh, giúp sản phẩm của chúng ta sang trọng, lịch sự hơn, nâng cao giá trị sản phẩm.
- Khăn, tấm lót trang trí: Vật dụng không thể thiếu ở thời đại mà làm gì cũng phải “cúng” Facebook trước. Bánh trái sau khi đã yên vị trong hộp thì không thể thiếu bước chụp hình để lưu giữ những hình ảnh đẹp và những phụ kiện này sẽ giúp chúng ta có được những tấm hình siêu đẹp để chia sẻ với cộng đồng mạng.
- Hộp đựng bánh: Tùy thuộc vào loại bánh thường nướng và kích thước loại khuôn bạn có mà chọn mua loại hộp bánh phù hợp, loại hộp phổ biến hiện tại là nhựa và giấy, giá hộp nhựa rẻ hơn hộp giấy nhưng nhìn không sang trọng bắt mắt và không bảo vệ môi trường như hộp giấy. Vì thế nên các bạn cân nhắc để lựa chọn loại phù hợp với mình.
- Cuối cùng là bàn nhồi bột, tạo hình và làm đủ thứ linh tinh khác liên quan đến bánh.
- Các loại nguyên liệu làm bánh cũng được chị Phương Trang phân loại và cất gọn gàng trong từng khu vực để dễ dàng tìm kiếm khi cần.
Nguyên liệu làm bánh được cất trữ gọn gàng.
Hậu Giang: Một ông nông dân tỷ phú nuôi loài cá đặc sản ví như "nhân sâm nước" mà kiếm tiền tỷ
"Hùng cá chạch"-Đó là biệt danh của anh Trần Thanh Hùng, ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vì anh đã nuôi cá chạch lấu và cho cá chạch lấu sinh sản thành công.
Khởi nghiệp từ cá kiểng, nhưng nhờ sự đam mê cộng một chút liều lĩnh, anh Hùng đã trở thành nông dân tỷ phú với cá chạch lấu - giống cá đặc sản có giá trị thương phẩm cao.
Anh Trần Thanh Hùng, ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đang kiểm tra cá chạch lấu bố mẹ.
Khởi nghiệp từ nuôi cá kiểng
Năm 2009, anh Hùng tốt nghiệp ngành thủy sản Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ rồi đi làm tại trại cá của một người quen ở TP Cần Thơ.
Trong quá trình đi làm, anh học liên thông để nhận bằng kỹ sư thủy sản và trở về quê nuôi cá kiểng.
"Học ra trường, đi làm chưa bao lâu, năm 2011, tôi về quê nuôi cá tai tượng da beo và hạc đỉnh hồng bán làm kiểng. Nhiều người trong xóm bàn ra tán vô, nói tôi nuôi nhiều rồi bán cho ai. Nhưng vì đam mê, lại có sẵn đất của gia đình nên tôi không quan tâm bà con nói gì, chỉ chuyên tâm làm thế nào sản xuất đạt hiệu quả" - anh Hùng kể.
Vốn có kỹ thuật từ trường lớp cùng với kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian đi làm ở trại cá, những lứa cá kiểng đầu tiên của anh Hùng rất thành công.
Tiếng lành đồn xa, khách hàng đặt nhiều nên anh mở rộng dần diện tích nuôi cá kiểng lên hàng chục bể cá tai tượng da beo và hạc đỉnh hồng với tổng số lượng cá có khả năng cung cấp hàng chục ngàn con giống, mỗi năm thu về hơn trăm triệu đồng.
Anh Hùng cho biết: "Nuôi cá kiểng một thời gian, tôi thấy thị trường cá kiểng dần bão hòa, do đó phải tìm vật nuôi mới, "độc" nhưng phải có giá trị kinh tế cao. Sau khi suy đi tính lại, 8 năm trước, tôi quyết định chọn con cá chạch lấu".
Tỷ phú cá chạch lấu
Tuy cá chạch lấu là loài có giá trị kinh tế cao nhưng thời gian qua người nuôi thường tận dụng nguồn giống trong tự nhiên, số người cho cá chạch lấu sinh sản được rất ít. ể có nguồn cá chạch lấu giống tốt, anh Hùng khăn gói lên tận vùng biên giới giữa tỉnh ồng Tháp (Việt Nam) và Campuchia để tìm mua cá chạch lấu bố mẹ.
Anh Hùng nhớ lại: "Tuy đã tính kỹ nhưng khi đi vào nuôi cá chạch lấu thực tế lại rất gian nan. Chuyến đầu tiên, tôi gom được khoảng 120kg cá chạch lấu giống (giá 200.000 đồng/kg) chở về đến nơi thì hao hết phân nửa. Sau đó, do cá chạch lấu không hợp thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước cộng thêm việc tôi chưa nắm vững kỹ thuật nuôi cá chạch lấu nên cá cứ thế hao hụt dần. Tôi phải tìm thêm nguồn cá chạch lấu giống bổ sung. Rồi trong quá trình nuôi, tích lũy dần kinh nghiệm để cho cá chạch lấu sinh sản".
Sau khi thuần dưỡng cá chạch lấu thành công, hằng năm, khoảng đầu tháng 3 đến tháng 9 anh Hùng cho ép giống khoảng 100 con cá chạch lấu bố mẹ (trong 3 bể xi măng). Mỗi con cá chạch lấu bố mẹ thường được cho sinh sản trong 2 năm (khoảng 6 lần, mỗi lần sinh sản khoảng 1.000 cá chạch lấu con) thì phải thải loại.
Theo kinh nghiệm nuôi cá chạch lấu của anh Hùng, trước khi cho cá chạch lấu sinh sản, phải thuần dưỡng cá bố mẹ thật kỹ đến khi thành thục, mang trứng bắt đầu kích thích để vuốt lấy trứng. Sau đó, trứng cá chạch lấu được thụ tinh lên vỉ lưới dựng đứng trong bể xi măng, có mực nước từ 0,6-0,7m, sục khí ôxy liên tục 24/24 giờ. Lúc ép cá chạch lấu giống phải đảm bảo nhiệt độ môi trường nước từ 28-29 0 C, lượng ôxy từ 3,5mg/lít nước trở lên.
Những con cá chạch lấu đặc sản to, khỏe đang được anh Lê Thanh Hùng, ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nuôi sinh sản.
"Khó khăn nhất là khi trứng cá chạch lấu nở thành cá bột. Lúc này việc cho cá chạch lấu ăn rất quan trọng. Thức ăn của cá chạch lấu chủ yếu là trứng nước và trùn chỉ, nên nước dễ bị ô nhiễm và phát sinh ký sinh trùng gây bệnh, làm cá hao hụt nhiều, thậm chí là chết hết...
Do đó, trong quá trình ép, phải cẩn thận theo dõi từng giai đoạn, cho đến khi cá chạch lấu gần bằng ngón tay út thì mới an toàn" - anh Hùng chia sẻ.
Từ giá trị mà cá chạch lấu mang lại, nhiều hộ nuôi trong và ngoài tỉnh Hậu Giang đã đến cơ sở của anh Hùng mua cá chạch lấu giống về nuôi thương phẩm hoặc mua cá bột về dưỡng để bán cá chạch lấu giống.
Chính vì vậy lượng cá chạch lấu giống do anh sản xuất luôn không đủ cung cấp cho khách hàng. Anh Hùng cho biết, thời gian dưỡng cá bột mất 2 tháng 10 ngày mới bắt đầu giao cho khách hàng. Riêng cá chạch lấu thương phẩm phải mất 10 tháng mới đạt trọng lượng 500gr/con. Nếu kéo dài thời gian nuôi, cá chạch lấu càng lớn, giá bán cá chạch lấu càng cao.
Hiện nay, trong trại nuôi cá chạch lấu đặc sản của anh Hùng lúc nào cũng dự trữ cá bố mẹ để đảm bảo sản xuất cá chạch lấu giống đủ cung cấp cho khách hàng ở BSCL, một số tỉnh miền Trung và miền Bắc.
Cá chạch lấu hàng năm đẻ từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch, vào thời điểm này, mỗi tháng bình quân anh Hùng sản xuất hàng trăm ngàn con cá bột và cá chạch lấu giống. Anh bán cá chạch lấu giống từ 7.000-15.000 đồng/con tùy kích cỡ và anh thu lời hơn 1 tỷ đồng.
Hiện anh Hùng đang mở rộng thêm diện tích nuôi cá chạch lấu thương phẩm gồm 5 bể đất lót bạt, mỗi bể rộng 225m 2 , ước tính sẽ thu hoạch 5 tấn cá chạch lấu có trọng lượng từ 350-500gr/con.
Dự kiến nếu bán số cá chạch lấu thịt đang nuôi, anh Hùng sẽ lời trên 1,2 tỷ đồng. Anh Hùng cho biết: "Giá cá chạch lấu thương phẩm đang được thương lái mua khoảng 300.000 đồng/kg, do đó tôi đã chuẩn bị nhiều cá chạch lấu hậu bị để cho sinh sản bán cá chạch lấu giống. Ngoài ra tôi còn để một phần lại mở rộng nuôi cá chạch lấu thịt bán nhằm tăng thu nhập".
Năm 2015, anh Hùng được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao giải thưởng Lương Định Của vì có thành tích đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường. Năm 2017, anh được Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương và UBND tỉnh Hậu Giang tặng bằng khen. Mô hình của anh Hùng là điểm tham quan, học tập của bà con nông dân trong và ngoài tỉnh.
Điểm danh những lý do khiến cho niềm đam mê nấu nướng trong chị em dần tàn lụi Nấu nướng từng là niềm đam mê không chỉ của các cô gái, nhưng giờ đây những bữa cơm tự nấu đang dần thưa thớt, thậm chí là biến mất trước những bề bộn cuộc sống. Với nhiều người, nấu những bữa ăn ngon không chỉ là một nghĩa vụ đối với bản thân, với những người thân mà còn là một niềm...