Căn bệnh truyền nhiễm khiến hơn một triệu trẻ nhỏ chết mỗi năm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, viêm phổi là bệnh lây nhiễm gây tử vong số một đối với trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch cũng mắc căn bệnh này.
Thời tiết chuyển lạnh hoặc thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh lây lan. Viêm phổi là một trong những bệnh nguy hiểm dễ mắc ở trẻ nhỏ trong thời điểm giao mùa.
Bệnh gây tử vong số một với trẻ em
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO ) kết luận viêm phổi là bệnh lây nhiễm gây tử vong số một đối với trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Trên thế giới, hơn một triệu trẻ dưới 2 tuổi chết vì viêm phổi mỗi năm.
Nguyên nhân gây ra viêm phổi bao gồm vi khuẩn và virus. Ngoài ra, viêm phổi có thể bắt nguồn từ việc lây nhiễm nguồn bệnh qua nấm từ phân hoặc chim. Chúng thường gây viêm phổi ở những người có hệ miễn dịch yếu. Các loại nấm có thể gây viêm phổi như Pneumocystis jirovecii, Cryptococcus, histoplasmosis.
Viêm phổi có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây nên. Ảnh: Nova Grid.
Theo đánh giá chung, trẻ em trên 5 tuổi thường mắc viêm phổi do vi khuẩn, dưới 5 tuổi chủ yếu do virus. Theo Healthline, viêm phổi do virus thường nhẹ hơn và có thể cải thiện sau 1-3 tuần mà không cần điều trị.
Viêm phổi có các triệu chứng chung như: Ho ra đờm nhiều; sốt; đổ mồ hôi lạnh hoặc rét run bất thường; khó thở; đau ngực khi ho hoặc thở; mất sức, mệt mỏi; biếng ăn, ăn không ngon miệng; buồn nôn; đau đầu.
Video đang HOT
Ngoài ra, có thể nhận biết qua triệu chứng theo từng độ tuổi:
- Trẻ dưới 5 tuổi thở nhanh hoặc thở khò khè.
- Trẻ sơ sinh có thể không có triệu chứng rõ rệt, nhưng có thể kèm theo nôn, thiếu năng lượng hoặc khó ăn uống.
- Người già có triệu chứng nhẹ hơn nhưng dễ bị nhầm lẫn sang các loại bệnh cảm lạnh khác vì cùng biểu hiện hạ nhiệt độ cơ thể.
Rupert Murdoch (ông trùm truyền thông toàn cầu) ở tuổi 88, cũng phải nhập viện vì cơn viêm phổi nặng, CNN đưa tin. Một người thân cận tiết lộ tình trạng sức khỏe này đã kéo dài suốt 3 tuần trước khi ông được đưa vào viện. Các nguồn tin trả lời CNN cũng cho biết trước khi bị viêm phổi, sức khỏe của vị tỷ phú hoàn toàn bình thường.
Rupett Murdoch nhập viện sau 3 tuần chống chọi với viêm phổi. Ảnh: Inquirer.
Phòng viêm phổi cho trẻ khi giao mùa
Để phòng viêm phổi cho trẻ, cha mẹ nên chủ ý tới nhiệt độ phù hợp, mở hé cửa sổ để lưu thông không khí. Ngoài ra, cha mẹ nên kiểm tra cơ thể trẻ, không nên để tay chân lạnh, chuẩn bị quần áo dự phòng khi nhiệt độ trong ngày thay đổi.
Giữ vệ sinh là điều cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần dựa trên tình hình thời tiết, chọn thời điểm ấm nhất trong ngày để tắm cho bé. Khi tắm cho trẻ, đóng cửa để tránh gió lùa. Cha mẹ nên tắm từng phần để đề phòng bé bị nhiễm lạnh, tắm đến đâu lau khô người đến đó.
Cha mẹ cũng cần hướng dẫn con giữ gìn vệ sinh chung, sau khi đi vệ sinh, ho hay hắt hơi, cần rửa sạch tay bằng xà phòng để tránh lây nhiễm bệnh. Chế độ dinh dưỡng cần được đảm bảo như bổ sung vitamin C, khẩu phần ăn đủ chất để tăng cường sức đề kháng.
4 sắc thái của SARS-CoV-2 tại Việt Nam
"Dich bệnh Covid-19 tại nước ta đã xuất hiện đúng sắc thái đa dạng của một bệnh lý hô hấp", bác sĩ Trương Hữu Khanh nói.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết qua quan sát, tìm hiểu và thống kê tình hình dịch bệnh, ông rút ra được 4 nhóm sắc thái cơ bản của dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Nhóm đầu tiên là những người có triệu chứng nhẹ, không rõ ràng như đau mỏi người. Thông thường, những trường hợp này có thể tự mua thuốc uống và hết các triệu chứng như trường hợp bệnh nhân ở thôn Hạ Lôi hay nhân viên nhà máy Samsung.
Nhóm thứ hai là những người có triệu chứng bất ngờ như sốt, đau rát họng, khó chịu... một cách bất thường như trường hợp nữ bệnh nhân là điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai.
Nhóm thứ 3 là những bệnh nhân gặp biến chứng nặng trong quá trình điều trị, phải thở máy, lọc máu thậm chí can thiệp ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể).
Theo bác sĩ Khanh, nhóm sắc thái mới nhất và cũng là nhóm "hấp dẫn" nhất là trường hợp hết bệnh nhưng dương tính trở lại chuyển sang người mang trùng. Trường hợp này trong y văn có ghi nhận, nghĩa là sau khi hết bệnh, họ chưa đẩy hết virus ra và trở thành người mang trùng.
"Theo tôi, dịch bệnh tại nước ta đã xuất hiện đúng sắc thái đa dạng của một bệnh lý hô hấp", bác sĩ Khanh nói.
Virus SARS-CoV-2 tại Việt Nam xuất hiện đúng sắc thái của bệnh lý hô hấp. Ảnh: The Guardian.
Chuyên gia này cho rằng khi xác định được những nhóm đối tượng và các trường hợp tại nước ta, việc phòng ngừa vẫn không thay đổi. Đặc biệt, nguy cơ vẫn còn, thái độ của chúng ta đối với dịch bệnh phải càng mạnh hơn, càng bảo vệ đối tượng nguy cơ.
Điều này khiến virus lây lan chậm lại đến mức khiến nó tự thuần hoặc chờ đến khi có vắc xin. Nếu buông lỏng phòng hộ cá nhân và không tuân thủ giãn cách, số ca bệnh tăng lên ngày càng nhiều lên thì ngành y tế không thể chịu nổi.
"Đợt bệnh đầu tiên, chúng ta thấy chủ yếu là nhóm người ở Vũ Hán về, tất cả đều biểu hiện bệnh nhẹ. Đợt 2, người bệnh chủ yếu từ châu Âu, Hàn Quốc, Malaysia..., có bệnh nhân nặng, trong khi những ca mới phát hiện trong cộng đồng thì nhẹ, theo tôi đây là điều khá lạ", bác sĩ Khanh cho biết thêm.
Chuyên gia nhận định hiện nay, virus SARS-CoV-2 đã tấn công vào đối tượng người lao động trong cộng đồng. Dù thời gian gần đây không ghi nhận thêm ca mắc mới, người dân không nên chủ quan. Nếu buông lỏng giãn cách xã hội, không tuân thủ quyết liệt, chính người lao động sẽ trở thành nguy cơ và lây bệnh cho gia đình, hàng xóm... lúc này hậu quả sẽ nặng nề hơn nếu không có cách phòng ngừa quyết liệt.
Trả lời câu hỏi Việt Nam liệu đã qua đỉnh dịch hay chưa, bác sĩ Khanh cho biết việc có qua đỉnh dịch hay không phụ vào sự can thiệp của con người.
"Nếu chúng ta buông thỏng thoải mái thì mới có đỉnh dịch. Nếu tất cả cùng nhau làm, cùng phòng hộ thì sẽ không có đỉnh dịch. Hiện nay không loại trừ trường hợp nhiều người không triệu chứng có thể tự hết bệnh, tuy nhiên đối tượng này sẽ lây nhiễm cho rất nhiều người", bác sĩ Khanh nói.
Bộ phận cơ thể nào của người mắc Covid-19 bị virus Sars-CoV-2 gây tổn thương kinh khủng nhất? Cho đến nay, dù đã có hơn 3 triệu người mắc nhưng hiểu biết của con người về bệnh Covid-19 vẫn còn rất hạn chế, cả về cơ chế gây bệnh, hướng điều trị cũng như vaccine phòng ngừa. Virus Sars-CoV-2 chủ yếu thích phổi? Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, Sars-CoV-2 là một loại betacorona...