Căn bệnh triệu phụ nữ sau sinh dễ mắc và cách phòng ngừa
Ths. BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, Bệnh viện E Hà Nội cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cả khối sa sinh dục (tử cung, bàng quang) to như nắm tay thò ra cửa âm đạo…
Ths. BS Nguyễn Đình Liên thăm khám cho cụ bà Nguyễn Thị Đuềnh
Ngày thay 30 cái quần
Nằm trên giường bệnh sau khi đã phẫu thuật thành công, cụ Nguyễn Thị Đuềnh (91 tuổi, Hưng Yên) cho biết rất lâu rồi tử cung của bà bị lòi ra ngoài, ban đầu chỉ như đốt ngón tay, sau thì dài ra cả ngón.
“Không đóng bỉm, tôi phải mặc 3 quần một lúc. Khoảng 2-3h lại phải thay một lần. Trung bình, một ngày phải thay tới 30 quần. Việc suốt ngày chảy nước khiến tôi ngại không dám đi đâu, ngồi với ai cũng ngại. Hơn hai tháng trước, nước chảy ra nhiều quá khiến tôi cảm giác kiệt sức. Chưa kể, một tháng gần đây, cả dạ con lòi ra ngoài, đi lại vướng víu”, bà Đuềnh cho biết.
Khối sa sinh dục đột ngột “chui” ra to như nắm tay khiến bà Đuềnh càng trở nên khó chịu. “Đi lại đau. Nằm xuống, ngồi dậy cũng đau. Các con sợ mãi như thế tôi không chịu được nên quyết định đưa tôi đến viện”, bà Đuềnh nhớ lại.
Trao đổi với phóng viên, Ths. BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, Bệnh viện E Hà Nội cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cả khối sa sinh dục (tử cung, bàng quang) to như nắm tay lòi ra cửa âm đạo.
Do thời gian kéo dài nên toàn bộ khối sa tím đen. Qua thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán sa sinh dục độ 3 kèm sa bàng quang gây rối loạn tiểu tiện đi kèm bị nghẹt.
Rất may, sau khi bệnh nhân đến khoa, chúng tôi đã đẩy được khối sa sinh dục ấy vào trong, sau khi điều trị ổn định mới tiến hành phẫu thuật nội soi. Chỉ chậm thêm một vài ngày, khối sa sinh dục sẽ bị hoại tử rất nguy hiểm đến tính mạng. Hiện bệnh nhân đã hồi phục, một ngày sau mổ đã có thể đi lại được”, Ths. BS Nguyễn Đình Liên cho biết.
Theo BS Đình Liên, sa sàn chậu (sa sinh dục, sa bàng quang và sa trực tràng) là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, trong lứa tuổi từ 40 – 50 trở lên chiếm khoảng 5 – 8%.
Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Nếu sa sinh dục đơn thuần gây ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, gây viêm loét gây đau hoặc rối loạn tiểu tiện. Còn trong trường hợp sa trực tràng ảnh hưởng đến khả năng đại tiện.
“Nếu chẳng may bị chứng bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều, vì khối sa như thế sẽ gây hạn chế vận động, gây đau đớn, mất vệ sinh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và lao động. Nhiều trường hợp sa quá lớn gây tắc nghẹt, gây hoại tử tạng, cũng nguy hiểm tính mạng. Trường hợp cụ bà trên là ví dụ điển hình”, TS. BS Nguyễn Đình Liên chia sẻ.
Video đang HOT
Cách nào phòng ngừa?
BS Đình Liên cho biết thêm, bệnh thường gặp ở những người chửa đẻ nhiều, đẻ quá sớm, quá dày và những lần đẻ trước không không được đỡ đẻ an toàn, đúng kỹ thuật.
Sa sinh dục trong nhiều trường hợp không những chỉ sa tử cung, mà còn sa cả thành trước âm đạo kèm theo có sa bàng quang và sa cả thành sau âm đạo kèm theo trực tràng, trường hợp cụ Đuềnh là ví dụ điển hình.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sa sinh dục. Theo đó, bệnh thường gặp ở những phụ nữ chửa đẻ nhiều lần, đẻ dày, sản phụ lao động nặng hoặc quá sớm sau đẻ làm tăng áp lực ổ bụng, đè vào đáy chậu còn mềm yếu dễ gây nên sa sinh dục.
Ths. BS Nguyễn Đình Liên
Ngoài ra, chị em thường xuyên mang vác, gánh gồng nặng, táo bón trường diễn, ho kéo dài… cũng là những trường hợp dễ bị sa sinh dục.
“Phụ nữ sa sinh dục còn do rối loạn dinh dưỡng ở người già, hệ thống treo và nâng đỡ tử cung suy yếu hoặc có thể do cơ địa bẩm sinh ở người chưa đẻ lần nào”, BS Liên cho biết.
Mặc dù sa sinh dục tiến triển chậm, theo thời gian nhưng nếu không được xử trí thì ngày càng sa nhiều hơn, mức độ sa nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tuổi tác và mức độ lao động nặng hay nhẹ. Ngoài ra có thể có một số các biến chứng kèm theo.
Do đó, BS Liên khuyến cáo, phụ nữ sau đẻ nhiều, sau sinh có biểu hiện bất thường (cổ tử cung nhô ra ngoài nhiều hoặc khi quan hệ tình dục viêm đau rát nhiều thì nên đi khám để phát hiện).
Đáng lưu ý, nếu có những dấu hiệu trên thì đừng ngần ngại nói với các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. ” Ngày xưa mổ sa sinh dục đa phần phải cắt bỏ tử cung, nhưng bây giờ sa sinh dục không có kèm theo u xơ tử cung thì có thể mổ nội soi khâu treo nhằm bảo toàn tử cung cho phụ nữ. Vì thế chị em hoàn toàn yên tâm và không nên ngại ngần mà đến viện sớm nếu có những bất thường để được khám và điều trị kịp thời”, BS Liên nhấn mạnh.
Ngoài ra, để dự phòng sa sinh dục, theo các bác sĩ sản khoa, chị em không nên đẻ sớm quá, để quá nhiều, quá dày và khi sinh nên chọn ở nơi có điều kiện đỡ đẻ an toàn, đúng kỹ thuật. Sau đẻ, chị em không không nên lao động quá sớm và quá nặng. Nếu chẳng may mắc các bệnh mãn tính gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên (táo bón trường diễn, ho kéo dài…) thì cần phải được điều trị sớm. Bởi đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sa sinh dục.
Các triệu chứng mà người bệnh thấy được tuỳ thuộc mức độ sa nhiều hay ít, thời gian sa mới hay đã lâu, sa đơn thuần hay còn có tổn thương phối hợp, gồm có:
Khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn. Tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ – tầng sinh môn, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày của BN. Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (do bàng quang và niệu đạo bị sa): Tiểu khó, buốt, són tiểu, tiểu ra máu, bí tiểu. Rối loạn đại tiện (do sa trực tràng): Đại tiện khó, táo bón, BN hay có cảm giác mót rặn, tức nặng vùng hậu môn. Chảy máu, dịch từ cổ tử cung do cổ tử cung bị viêm nhiễm, cọ sát. Sa sinh dục ở người trẻ có thể vẫn có thai nhưng dễ bị sảy thai hoặc đẻ non.
Chữa sỏi thận bằng cách truyền miệng, người đàn ông phải chạy thận suốt phần đời còn lại
Bị sỏi thận nhưng uống thuốc lá chữa, chỉ đến khi đau không chịu được, người đàn ông mới đến viện thì hai quả thận đã sưng to như quả dừa, hút ra hơn lít mủ đặc quánh như thạch.
Chữa sỏi thận bằng cách "truyền miệng", người đàn ông phải chạy thận suốt phần còn lại
Thận sưng như quả dừa, hút ra hơn lít mủ đặc quánh
Sỏi thận là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam với tỷ lệ 2 người/1000 mắc, có thể mắc sỏi hệ tiết niệu, trong đó có sỏi thận, sỏi niệu quản với rất nhiều biến chứng. Đáng ngại là người dân vẫn giữ thói quen tự chữa bệnh bằng cách "rỉ tai", "truyền miệng" hoặc tìm đến thầy lang bốc thuốc khiến cho bệnh trở nên trầm trọng.
Chia sẻ với phóng viên, Ths. BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, Bệnh viện E Hà Nội cho biết, Phổ biến nhất là việc người dân hay uống các loại lá, cây, cỏ theo kinh nghiệm dân gian để tự chữa sỏi thận.
"Nhưng người dân không hiểu được tại sao, có những sỏi sau uống thuốc lá một ngày có thể tiểu ra được nhưng có những loại sỏi uống hàng tấn thuốc cũng không thể ra.
Hay với những loại sỏi dù rất nhỏ nhưng có mảng bám gai xương rồng cắm vào mô của thận, hay niêm mạc của niệu quản thì không bao giờ ra được dù rất nhỏ.
Thậm chí có những sỏi đã can xi hoá không bào mòn được thì sẽ gây hỏng thận một cách rất nhanh chóng", BS. Nguyễn Đình Liên nói.
Trong khi người bệnh sau thời gian uống thuốc lá thấy những cơn đau giảm đi hoặc tiểu được ra sỏi cứ ngỡ là khỏi liền ...bỏ qua mà không đi khám. Kết quả là, lâu ngày sỏi nhỏ tích tụ thành sỏi to.
"Về lâu về dài thận sẽ hỏng hẳn. Hoặc một số trường hợp sỏi càng ngày càng to lên gây viêm nhiễm, nhiều trường hợp biến chứng chuyển thành ung thư trên sỏi thận. Đây là những vấn đề mà người dân rất dễ chủ quan", BS Liên cảnh báo.
Trường hợp nam bệnh nhân ở Lào Cai là ví dụ điển hình. Bệnh nhân bị sỏi thận đã lâu nhưng không điều trị. Anh bảo nghe mọi người mách anh chỉ mua lá mã đề, râu ngô sắc uống hàng ngày.
Vốn là người chịu đau tốt nên những cơn đau thoáng qua ở vùng hố chậu anh đều không quan tâm. Gần đây, cơn đau trở nên dữ dội hơn, tiểu ra máu anh mới chịu đến viện.
Tại Bệnh viên E, qua thăm khám các bác sĩ nhận thấy nam bệnh nhân có sỏi san hô kích thước lớn ở hai thận. Hình ảnh siêu âm cho thấy hai thận ứ nước độ 4, ứ mủ.
"Chúng tôi phải tiến hành mổ cấp cứu và thực sự ái ngại khi nhìn thấy hai thận của bệnh nhân to như quả dừa. Chọc dẫn lưu hút ra hơn lít mủ dạng nhầy như thạch, quánh đặc từ thận người bệnh", BS Liên cho biết.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo BS Liên là do bệnh nhân bị sỏi thận lâu ngày tắc nghẽn, lắng đọng. Thận của bệnh nhân đều hỏng gần hết.
"Bệnh nhân bị sỏi cả hai thận nên bắt buộc phải giữ lại. Nếu sau thời gian điều trị mà thận bệnh nhân không hồi phục thì chắc chắn phải chạy thận suốt phần đời còn lại. Ở trường hợp này, khả năng phải chạy thận rất lớn", BS Liên e ngại thông tin.
Nên đi khám sức khoẻ định kỳ
BS Nguyễn Đình Liên giải thích, sỏi thận có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân chủ yếu thường liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đó có thể là do uống ít nước: Khi lượng nước đưa vào cơ thể không đủ sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn thận. Chức năng lọc giảm, nước tiểu đặc với nồng độ các ion và muối khoáng cao, dễ kết tinh tạo sỏi.
Ngoài ra sỏi thận còn do thói quen ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ cũng gây trở ngại đến tuần hoàn thận. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng nhiều thức ăn chứa các gốc muối (điển hình là oxalat trong môn, cải, cần tây, rau muống,...) cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận. Nhịn tiểu làm nước tiểu tích tụ đầy bàng quang, bể thận kéo theo tích tụ các chất khoáng. Khi thời gian tích tụ kéo dài sẽ dễ hình thành sỏi.
Người bị sỏi thận thường xuất hiện cơn đau xuất phát từ lưng, vùng mạn sườn dưới sau đó lan xuống vùng chậu, vùng bụng dưới. Đây là triệu chứng xảy ra do sỏi lớn di chuyển và cọ sát làm tổn thương đường tiết niệu.
Bệnh nhân đi tiểu khó, đau buốt khi đi tiểu. Trong khi đi tiểu, sự di chuyển của nước tiểu kéo theo sỏi thận cũng gây đau cho người bệnh.
"Tiểu ra máu là dấu hiệu của tổn thương đường tiết niệu, có thể do sỏi hoặc một số nguyên nhân khác.
Nước tiểu màu bất thường hoặc có lẫn cặn, một số trường hợp sỏi nhỏ hoặc sỏi bị vỡ sẽ được bài xuất qua nước tiểu. Ngoài ra, người mắc sỏi thận cũng có biểu hiện tiểu dắt, tiểu són: thường gặp khi sỏi đã di chuyển xuống niệu quản, bàng quang làm tắc đường dẫn nước tiểu. Bệnh nhân thường đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít", BS Liên nhấn mạnh.
Để phòng trị sỏi thận và có một hệ bài tiết khỏe mạnh, lương y Ngô Đức Phương, Viện trưởng Viện thuốc nam khuyến cáo người dân cần uống đủ nước mỗi ngày. Ở người trưởng thành cần khoảng 2 - 3 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, người Việt nên bỏ thói quen ăn mặn bằng cách giảm bớt lượng muối và các gia vị trong bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, BS Nguyễn Đình Liên cũng nhấn mạnh người dân cần đi khám sức khoẻ định kỳ. Do tỷ lệ sỏi thận tăng theo độ tuổi, chế độ ăn không hợp lý hoặc môi trường lao động không hợp lý chính vì vậy cần phải đi khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm. Trong trường hợp người dân có biểu hiện đau lưng, đau hố thắt lưng, đau dữ dội kèm đái ra máu...thì phải đi khám tại những bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
"Hiện có nhiều phương pháp điều trị ít xâm lấn như: tán sỏi qua da hoặc qua ống mềm, tán sỏi nội soi ngược dòng...", BS Nguyễn Đình Liên thông tin.
Người đàn ông tử vong sau ít phút vào nhà nghỉ vì chứng 'thượng mã phong' Sau khi nhận phòng khoảng 30 phút, người phụ nữ vội vã chạy xuống lễ tân nhờ gọi taxi để đưa bạn trai đi cấp cứu. Ảnh minh họa Tử vong sau ít phút vào nhà nghỉ Ngày 18/11, lãnh đạo UBND xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) xác nhận vụ việc một người đàn ông tử vong bất thường trong...