Căn bệnh quen thuộc có thể khiến ‘cậu nhỏ’ cương cứng suốt 18 tiếng
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Urology Case Reports, các nhà khoa học phát hiện một sự thật khó chấp nhận: Sốt xuất huyết có thể khiến ‘cậu nhỏ’ cương cứng tự phát kéo dài nhiều giờ.
Các bác sĩ ở Tây Phi báo cáo loại virus lây truyền qua muỗi – thường liên quan đến phát ban, nôn mửa và xuất huyết nội – cũng gây ra sự cương cứng tự phát có thể kéo dài nhiều giờ, theo tờ New York Post.
Lý thuyết này dựa trên câu chuyện về một bệnh nhân sốt xuất huyết 17 tuổi ở Burkina Faso – một quốc gia ở Tây Phi, đã biểu hiện tác dụng phụ bất ngờ.
Các chuyên gia cho rằng sốt xuất huyết thực sự có thể gây ra hiện tượng cương cứng tự phát
Minh họa: Pexels
Theo nghiên cứu, cậu thiếu niên đã phải nhập viện vì tổn thương thận và thiếu máu cục bộ cấp tính.
Video đang HOT
Các bác sĩ quan sát thấy bệnh nhân xảy ra tình trạng cương cứng nhẹ, phát triển một cách tự nhiên mà không có bất kỳ “kích thích tình dục” nào – kéo dài tới 18 giờ, theo New York Post.
Các chuyên gia cho rằng triệu chứng này – được gọi là “chứng cương đau dương vật kéo dài” – là do virus gây nhiễm trùng mạch máu ở “cậu nhỏ”. Điều này khiến huyết tương rò rỉ vào cơ quan khiến “cậu nhỏ” to hơn.
Rất may, các bác sĩ đã có thể điều trị tình trạng của bệnh nhân bằng chườm nước đá, giúp các mạch máu co lại, khiến “cậu nhỏ” trở lại kích thước bình thường trong vòng 48 giờ.
Trong khi đó, tình trạng nhiễm virus ban đầu đã được khắc phục bằng thuốc kháng virus. Tại các cuộc hẹn tái khám 3 và 6 tháng sau, bệnh nhân trên đã khỏe mạnh và có thể đạt được sự cương cứng bình thường mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.
Mặc dù triệu chứng này có vẻ chỉ xảy ra một lần nhưng các chuyên gia tin rằng sốt xuất huyết thực sự có thể gây ra hiện tượng kỳ lạ này.
Tiến sĩ Richard Murphy, làm trong Tổ chức Bác sĩ không biên giới ở châu Phi trong 7 năm, nói rằng: Trước đây, các loại virus có liên quan đến cương cứng, bao gồm Covid-19, quai bị và cả bệnh dại. Vì vậy, có thể có những loại virus khác có liên quan đến việc kiểm soát “cậu nhỏ”.
Vào năm 2021, một bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ đã trải qua tình trạng cương cứng kéo dài 3 giờ mà các bác sĩ cho là cục máu đông do virus Corona trong “cậu nhỏ” gây ra.
Nói chung, đối với bệnh nhân sốt xuất huyết, nguy cơ cương cứng tự phát là biến chứng nhẹ so với các biến chứng khác, như xuất huyết nội tạng, suy nội tạng và tử vong.
Chàng trai 20 tuổi sốt cao, hạch cổ sưng tấy liên tục 1 tuần sau khi hôn bạn gái
Hôn người mình yêu là cách đơn giản, hiệu quả để thể hiện tình cảm. Tuy nhiên, một chàng trai 20 tuổi mới đây lại phải nhập viện vì hành động này.
Không lâu sau khi hôn bạn gái, Văn Bằng (20 tuổi, Hàng Châu, Trung Quốc) bắt đầu có các triệu chứng như sốt, đau họng, anh tưởng đó là bệnh cúm nên không lo lắng nhiều, nhưng mãi đến khi anh sốt suốt một tuần mà không đỡ, thậm chí cổ còn sưng lên khiến anh nhận ra mình phải đến bệnh viện.
Tại Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu, qua siêu âm B, bác sĩ phát hiện hạch cổ của Văn Bằng sưng tấy và chức năng gan bất thường.
Sau khi kiểm tra kỹ hơn, nguyên nhân đã được xác định. Kết quả cho thấy các chỉ số liên quan đến virus EBV đều dương tính và ngay lập tức anh được chẩn đoán mắc bệnh "nhiễm virus EBV cấp tính", thường được gọi là "bệnh hôn". Con đường lây truyền chính của bệnh hôn là qua nước bọt. Người đầu tiên Văn Bằng nghĩ đến khi nghe điều này là bạn gái của anh, nhưng cơ thể của người này không có gì bất thường, làm sao có thể lây bệnh cho anh?
Trên thực tế, nhiễm EBV phổ biến khắp thế giới, chủ yếu là lẻ tẻ và phổ biến cục bộ ở các khu vực nhỏ, hầu hết chúng biểu hiện dưới dạng nhiễm trùng tiềm ẩn không có triệu chứng.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Jin Jie, Trưởng khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu, giải thích: Hơn 90% người trưởng thành mang EBV trong cơ thể và đại đa số họ đã bị nhiễm bệnh hôn một cách ngấm ngầm. Tuy nhiên, do có sức đề kháng mạnh và cơ chế đáp ứng miễn dịch hoàn chỉnh trong cơ thể nên nhiều người có thể không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi nhiễm bệnh hôn.
Mặc dù có thể không có triệu chứng nhưng EBV do người lớn mang theo rất dễ lây sang trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu. Nói cách khác, khi một người mang EBV, mặc dù không có triệu chứng và xét nghiệm cho kết quả tốt nhưng virus vẫn có khả năng lây nhiễm.
Không những vậy, triệu chứng của "bệnh hôn" cũng vô cùng khó hiểu. May mắn thay, Văn Bằng đã phát hiện kịp thời và được điều trị, hiện đã bình phục. Nếu anh không phát hiện kịp thời, virus EBV có thể đã xâm chiếm nhiều mô và cơ quan hơn nếu tiếp tục phát triển thêm.
Các bác sĩ cho biết, việc nhận biết sớm và điều trị triệu chứng rất quan trọng đối với bệnh hôn, các triệu chứng ban đầu của nhiễm EBV giống như bệnh cúm như sốt, sổ mũi, đau họng... nên rất dễ nhầm lẫn. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh hôn là sốt tái phát, thường kéo dài ít nhất 5-7 ngày và không khỏi, sốt do cảm lạnh hoặc cúm thông thường sẽ thuyên giảm trong vòng 3-5 ngày.
Vì vậy, miễn là cơn sốt vẫn còn, đặc biệt là ở trẻ em và những người có khả năng miễn dịch kém, đừng cố tự chữa trị mà hãy đến bệnh viện kịp thời để tránh làm chậm trễ quá trình điều trị.
'Yêu' không an toàn, anh giám đốc bị lây viêm gan B từ bạn gái, bác sĩ nhắc nam hay nữ cũng cần biết điều này Từng là người hoàn toàn khỏe mạnh, anh Tuấn Linh mắc bệnh viêm gan siêu vi B từ bạn gái, do cả hai từng nhiều lần "yêu" không dùng biện pháp bảo vệ. Bị bạn gái trách oan Anh Tuấn Linh (34 tuổi), giám đốc một công ty truyền thông tại TP.HCM, cho biết đang điều trị viêm gan B theo phác đồ...