Căn bệnh khiến cột sống uốn cong như con rồng
Căn bệnh không chỉ khiến nhiều trẻ em và người lớn có ngoại hình khác biệt mà còn khó đứng vững, chạy nhảy hay bị ngã, dễ ảnh hưởng cơ quan nội tạng.
Trong một lần tắm cho con gái 2 tuổi, chị T.N (Điện Biên) phát hiện cột sống bé bị vẹo lệch, hai vai không cân bằng. 11 năm qua, chị đã đưa con đi 3 viện lớn, tập vật lý trị liệu thời gian dài, nhưng tình trạng vẹo cột sống của con không đỡ.
Vì cột sống bị vẹo lệch, trẻ chạy nhảy dễ bị ngã. Lớn lên với ngoại hình khác thường, không chỉ bị hạn chế chiều cao, bé gái còn thường hay bị các bạn trêu chọc.
Ngày 3/6, đến khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ( Hà Nội), bác sĩ khám sàng lọc cho trẻ bằng nghiệm pháp Adam, đo đường cong ngực, kết hợp hình ảnh chụp phim, cho thấy trẻ bị vẹo cột sống tới 60 độ. Bệnh khiến vai trái bé thấp hơn hẳn vai phải, bướu sườn nhìn rõ khi cúi xuống trước.
Hình ảnh chụp phim cho thấy trẻ bị vẹo cột sống tới 60 độ. Ảnh: Võ Thu
“Bệnh nhân bị vẹo cột sống vô căn ở tuổi thiếu niên. Đây là loại bệnh khoa học chưa tìm ra nguyên nhân, nhưng chiếm tới 80% số bệnh nhân cong vẹo cột sống, nghĩa là rất phổ biến”, PGS.TS Đinh Ngọc Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chia sẻ với VietNamNet.
Bác sĩ Sơn đánh giá bệnh nhi bị cong vẹo mức độ nặng. Nếu không mổ ngay, chỉ 5-10 năm tới, bệnh càng nặng thêm, ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng. “Nhiều trường hợp trẻ bị cong vẹo mức độ rất nặng, tới 90-140 độ, khiến cột sống cong chữ C, uốn ‘như con rồng’, bác sĩ Sơn nói.
Theo bác sĩ Sơn, việc điều trị vẹo cột sống chia thành 2 nhóm. Với trẻ dưới 10 tuổi (khởi phát sớm), cột sống đang phát triển mạnh, nếu không điều trị hậu quả nặng nề, quan trọng nhất là ảnh hưởng tim mạch, phổi.
Đó là bởi trẻ phát triển hoàn thiện lồng ngực trong giai đoạn 5-8 tuổi, nếu bị vẹo cột sống ở giai đoạn này, phổi bị xẹp, không phát triển được. Điều này có thể khiến hệ hô hấp của trẻ không tốt, khó thở; tim và các mạch máu lớn bị chèn ép; khoang ổ bụng và các nội tạng cũng bị ảnh hưởng, không hoàn thiện.
Việc điều trị cho các bé dưới 10 tuổi bị vẹo cột sống rất khó. Trước đây, nẹp tăng trưởng được sử dụng nhiều, gần đây bác sĩ cải tiến kỹ thuật, dùng thanh trượt giúp trẻ không phải gây mê để mổ nhiều lần, vừa giữ cột sống ổn định, tiếp tục phát triển, vừa đảm bảo các cơ quan nội tạng phát triển.
Ở nhóm thứ 2, với những trường hợp xương đã cốt hóa, trưởng thành, chỉ cần dùng phương pháp nắn chỉnh một lần.
Video đang HOT
“Không phải trường hợp cong vẹo cột sống nào cũng phải mổ”, bác sĩ Sơn nói. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố như tuổi, mức độ cong vẹo, nguyên nhân để có chỉ định phù hợp như mặc áo nẹp chỉnh hình, tập luyện, bó bột hay phẫu thuật… Quan trọng là phải phát hiện cong vẹo cột sống sớm, điều trị kịp thời bằng phương pháp phù hợp, góp phần ngăn chặn và giảm thiểu những biến chứng gây biến dạng nặng cột sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, tâm lý của trẻ.
Hàng năm, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức chương trình khám sàng lọc, tư vấn và chụp X-quang miễn phí gù vẹo cột sống ở trẻ em. Năm nay, chương trình sẽ diễn ra trong 2 ngày 8-9/6.
Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 đặt chỉ tiêu về tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học đường trong trường học, 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn.
Bệnh học đường là những bệnh liên quan đến lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường. Việc học sinh hiểu biết về bệnh học đường sẽ giúp trẻ bảo vệ sức khỏe và tinh thần tốt nhất.
Một trong các bệnh, tật học đường phổ biến hiện nay là gù, cong vẹo cột sống. PGS.TS Đinh Ngọc Sơn cho biết hiện nay cong vẹo cột sống là căn bệnh khá phổ biến. Đáng chú ý, số trẻ em bị cong, vẹo cột sống chiếm từ 0,5 đến 1% dân số.
6 thói quen cần bỏ khi bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp nhất hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa.
Bệnh thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống thắt lưng, kèm theo các triệu chứng thần kinh tương ứng. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi 30 - 50. Theo thời gian, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, nhân nhầy của đĩa đệm bị khô, mất tính đàn hồi, thoát vị vào trong ống sống, chèn ép dây thần kinh.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Đa số các trường hợp thoát vị mới bị, chèn ép thần kinh ít, mức độ đau của người bệnh chưa nhiều sẽ được các bác sĩ lựa chọn phương pháp nội khoa. Các chỉ định điều trị bao gồm nghỉ ngơi, dùng đai lưng hỗ trợ, thuốc giảm đau chống viêm và thuốc giãn cơ, hỗ trợ cột sống. Ngoài ra người bệnh cần chú ý đến các thói quen xấu sau để tránh bệnh nặng hơn.
Một số thói quen xấu cần tránh
1. K hông vận động quá sức
Thoát vị đĩa đệm vẫn cần phải luyện tập thể dục thể thao. Điều này không chỉ hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm mà còn giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, hạn chế những bệnh không đáng có. Tuy nhiên khi tập luyện thể dục thể thao người bệnh chú ý không luyện tập quá sức, không phù hợp với khả năng của mình có thể khiến lưng, cột sống và đĩa đệm chịu nhiều áp lực và tổn thương.
Do đó, người bệnh nên tránh các bài tập nặng như cử tạ, đu xà, squat, ép chân, giãn cơ hoặc bất kỳ động tác nào liên quan đến uốn cong lưng và nâng vật nặng. Những bài tập này sẽ khiến cơn đau đĩa đệm ngày càng gia tăng và gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Thay vào đó, người bệnh nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng với sức khỏe của mình như đi bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu ... Có thể luyện tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
2. T ránh mang vác vật nặng
Với người bệnh thoát vị đĩa đệm cần tránh mang vác nặng. Nếu cố mang vác vật nặng hay chỉ là những cử chỉ như với hoặc cúi lấy đồ cũng có thể gây áp lực lớn đến cột sống và lưng dưới dẫn đến tình trạng xương khớp đau nặng hơn.
Cần mang vác đồ đúng cách và khoa học để bảo vệ cột sống và sức khỏe xương khớp. Hoặc nhờ người khác hỗ trợ thực hiện việc này trong quá trình điều trị hoặc phục hồi thoát vị đĩa đệm.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần tránh mang vác nặng. Ảnh minh họa.
3. Không nằm nhiều, k hông ngồi quá lâu
Mặc dù bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chỉ đau âm ỉ nhưng nếu ngồi quá lâu cũng tạo áp lực trực tiếp lên đĩa đệm cột sống thắt lưng. Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên ngồi trong thời gian dài. Thay vào đó, nên thay đổi tư thế đứng lên, đi lại nhẹ nhàng hoặc nằm sẽ giúp giảm áp lực lên lưng dưới.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng không nên nằm nhiều, việc nghỉ ngơi cần hợp lý. Nếu nằm quá nhiều, không vận động sẽ khiến các cơ khớp dần bị co cứng, mất đi tính linh hoạt. Vì vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm vẫn nên thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục các tổn thương diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
4. Hạn chế xoay, vặn, cúi người
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần chú ý đến các động tác xoay, vặn, cúi người để lấy đồ vật, hoặc các động tác chơi thế thao di chuyển nhiều. Các chuyển động như xoay, vặn, cúi người đều chống chỉ định với người thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là khi hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần. Do vậy, thay vì xoay, vặn, cúi người làm cong lưng, người bệnh nên giữ thẳng lưng, cổ, ngẩng cao đầu đi di chuyển hoặc làm việc.
Việc làm vườn hay những công việc cần sự hoạt động nhiều ở thắt lưng như hút bụi hoặc giặt giũ quần áo cũng không phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm. Do đó, người thoát vị đĩa đệm nên kiêng các công việc cần nhiều lực từ lưng.
5. Thận trọng khi thay đổi tư thế
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng cần thận trọng khi thay đổi tư thế ví dụ như đang ngồi đứng dậy hoặc khi đang nằm mà muốn đứng lên hoặc muốn thay đổi tư thế. Các tư thế này người bệnh cần thận trọng, chuyển động từ từ, ngồi dậy trước rồi mới đứng lên, tránh ngồi bật dậy đột ngột gây áp lực lên đĩa đệm.
6. Không ăn uống quá kiêng khem
Nhiều người quá lo sợ béo phì nên ăn kiêng khem quá mức dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, cũng có người ăn uống không cân bằng nên dẫn đến thừa cân. Việc ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc điều trị và phục hồi đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Theo đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Cần ăn thực phẩm chứa nhiều canxi, magie, protein, vitamin C, vitamin K, Omega 3,... Cùng với đó, tăng cường khẩu phần rau xanh trong mỗi bữa ăn. Nên bổ sung sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.
Nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thức ăn mặn, đồ ăn quá ngọt, đồ ăn nhanh, chế biến chiên xào, cay nóng,... tránh các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga, có cồn, cà phê, thuốc lá, ma túy...
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nếu thừa cân hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để giảm cân khoa học, giúp giảm gánh nặng xương khớp.
Tóm lại: Thoát vị đĩa đệm là vấn đề thường gặp. Tình trạng này gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và phiền toái, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hằng ngày. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời hoặc tiếp cận sai cách chữa thoát vị đĩa đệm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ chỉ định của các bác sĩ người bệnh cần chú ý hạn chế thói quen xấu ảnh hưởng đến hệ xương khớp.
Các phương pháp trị thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm thường gặp sau các chấn thương hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách... Bệnh không được điều trị đúng cánh sẽ để lại những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân. 1. Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào? Tùy theo tính chất tổn thương, vị trí của thoát vị...