Căn bệnh có khoảng 16 triệu người Việt mắc: Phải làm gì trong mùa dịch Covid-19?
Bệnh viêm gan ngày càng trở nên phổ biến và nguy hiểm. Vậy người mắc bệnh viêm gan thì cần làm gì trong mùa dịch Covid-19?
Người mắc bệnh viêm gan cần làm gì trước đại dịch Covid- 19? (ảnh minh họa)
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường (Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai), hiện Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc viêm gan B và 1%-2% viêm gan C. Như vậy, có khoảng 16 triệu người Việt Nam mắc các bệnh vi rút viêm gan, và có khoảng hơn 10% số bệnh nhân này có nguy cơ mắc ung thư gan.
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh viêm gan được coi là “sát thủ thầm lặng” với các triệu chứng rất kín đáo, khó phát hiện nếu không xét nghiệm máu. Đến khi phát hiện thì hầu hết bệnh nhân đã ở giai đoạn mãn tính, xơ gan, xơ gan mất bù, ung thư gan…
PGS.TS Đỗ Duy Cường nhấn mạnh, viêm gan là căn bệnh truyền nhiễm, tùy vào loại vi rút gây bệnh mà con đường lây nhiễm sẽ khác nhau. Cụ thể, viêm gan vi rút B, C, D lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Còn bệnh do vi rút A, E lây qua đường ăn uống.
Thông thường, có đến 80% trường hợp viêm gan không có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, người bệnh có thể căn cứ vào những dấu hiệu như vàng da, mẩn ngứa phát ban trên cơ thể, đau bụng, bề mặt móng tay lồi lõm, mệt mỏi chán ăn chướng bụng kèm sốt nhẹ…
Vậy với căn bệnh khá phổ biện ở nước ta hiện nay như viêm gan thì người bệnh cần làm gì trong mùa dịch Covid- 19?
Ths. BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết ngoài tuân thủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế như hạn chế nơi đông người đồng thời phải đeo khẩu trang nếu như có các triệu chứng sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi… cần phải liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời, tuân thủ quy tắc vệ sinh tay thường xuyên theo 6 bước… là những biện pháp cơ bản để phòng chống bệnh Covid-19, bệnh nhân viêm gan cần một số lưu ý khác.
Theo đó, với những bệnh nhân viêm gan, đặc biệt viêm gan vi rút B thì sẽ có 3 trường hợp, trường hợp thứ nhất bạn là người bệnh khỏe mạnh và chưa cần phải uống thuốc kháng vi rút và bạn được bác sĩ khuyến cáo 6 tháng đi khám bệnh một lần.
“Đối với những trường hợp này, việc hạn chế ra ngoài nơi đông người sẽ khiến bạn gặp khó khăn nếu như lịch đến khám của bạn trùng vào đợt dịch bệnh Covid-19. Nếu vậy, bạn hãy liên lạc với bác sĩ của bạn và có thể hoãn lại (lùi lại lịch khám bệnh 1- 2 tháng) sau khi dịch Covid-19 lui hẳn thì bạn quay trở lại khám bệnh định kỳ nếu như bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không có các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, vàng mắt, vàng da hoặc đi tiểu màu vàng và bạn chịu khó ở nhà súc họng hàng ngày, vệ sinh tay đồng thời tập thể dục thể thao. Tất nhiên các bạn phải tránh đồ uống có cồn và thuốc lá”, BSCK II Nguyễn Nguyên Huyền lưu ý.
Video đang HOT
Đối với trường hợp thứ hai, bệnh nhân là người đang uống thuốc kháng vi rút theo định kỳ của bác sĩ, tháng nào cũng cần đến lấy thuốc kháng vi rút trong khi việc hạn chế ra nơi đông người đặc biệt đến các bệnh viện sẽ là mối nguy cơ.
BS Nguyễn Nguyên Huyền cho biết, vối với những trường hợp người bệnh uống thuốc kháng vi rút ngoài bảo hiểm thì cũng có thể lùi lịch khám của mình từ 1- 2 tháng sau khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ.
Đối với các trường hợp uống thuốc kháng vi rút theo bảo hiểm thì người bệnh có thể đến các bệnh viện gần nhà (bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh) để lĩnh thuốc kháng vi rút.
“Người bệnh có thể yên tâm bệnh viện luôn bố trí các luồng khám bệnh nhân khác nhau, phân luồng bệnh nhân cách ly riêng và bệnh nhân viêm gan sẽ được khám ở khu riêng. Vì thế, kể cả khi người bệnh đến bệnh viện để lĩnh thuốc kháng vi rút thì vẫn được đảm bảo sự an toàn của mình khi đến lĩnh thuốc”, BSCK II Nguyễn Nguyên Huyền nhấn mạnh.
Trường hợp thứ 3, người bệnh bị xơ gan, đây là những đối tượng bệnh khá nặng và có nguy cơ phơi nhiễm hoặc chẳng may mắc Covid-19 thì sẽ bị nặng hơn so với các bệnh nhân khác thì phải làm gì trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay?
Trả lời câu hỏi này, BS Nguyễn Nguyên Huyền lưu ý, người bệnh nên ở nhà và vẫn phải liên lạc với bác sĩ của mình trong trường hợp bệnh có triệu chứng nặng với các dấu hiệu như phù chân, nôn ra máu hay các vấn đề khác thì người bệnh cần liên hệ với bác sĩ của mình và cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc giảm nhẹ đối với các trường hợp xơ gan đặc biệt là xơ gan mất bù.
“Điều nữa khuyến cáo rằng tất cả người bệnh viêm gan ngoài việc tuân thủ các khuyến cáo của Bộ Y tế ra cần tập thể dục hàng ngày, hạn chế đi ra ngoài, tuân thủ vệ sinh tay và đeo khẩu trang đúng cách. Nếu có biểu hiện mắc bệnh Covid- 19, người dân cần ở nhà, đeo khẩu trang y tế và gọi điện tới đường dây nóng của Bộ Y tế để được làm theo hướng dẫn, đặc biệt các triệu chứng của bạn nặng lên như ho nhiều, tức ngực, khó thở, sốt cao thì hãy liên hệ với cơ sở y tế chuyên khoa như BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương để đươc khám và điều trị kịp thời”, BS Nguyễn Nguyên Huyền khuyến cáo.
N. Huyền
Phòng dịch Covid-19: Người bị bệnh tim nên làm gì?
Virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch Covid-19 không chừa ai, nhưng người già và người có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như tăng huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tim có nguy cơ bị nhiễm trùng có thể mắc bệnh cao hơn.
Người già và người có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như tăng huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tim có nguy cơ có thể bị nhiễm bệnh Covid-19 cao hơn - Ảnh minh họa: Shutterstock
Những người này cũng có thể bị các triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Một báo cáo của nhóm nghiên cứu chung giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung Quốc cho thấy người bị tình trạng sức khỏe như vậy có tỷ lệ tử vong cao gấp 2-3 lần so với dân số nói chung.
Covid-19 được xác định lây nhiễm chủ yếu vào phổi. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Ashok Seth, thuộc Viện Tim Fortis Escorts ở New Delhi (Ấn Độ), virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng đến tim.
Cụ thể, virus này có khả năng gây viêm động mạch, dẫn đến tắc nghẽn bên trong động mạch và hậu quả là đau tim. Việc nhiễm virus này cũng có thể khiến cho tình trạng tồi tệ hơn ở những người mắc bệnh tim từ trước, theo The Health Site.
Người bị bệnh tim nên làm gì?
1. Đảm bảo thuốc men
Do những người mắc bệnh tim dễ bị nhiễm trùng hơn, nên hạn chế đến nơi đông người, bệnh viện để kiểm tra định kỳ nhằm hạn chế khả năng tiếp phơi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Họ cũng được khuyên nên tiếp tục dùng thuốc và làm theo lời khuyên y tế, ngoài việc tuân theo các biện pháp phòng ngừa Covid-19 đã được xác lập.
2. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin D
Các chuyên gia cũng khuyên mọi người nên chăm sóc tim khi ở nhà tránh dịch. Một cách để giữ cho tim khỏe là ăn thực phẩm giàu vitamin D.
Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Human Nutrition and Dietetics, dùng thực phẩm giàu vitamin D có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề liên quan đến tim, đặc biệt là ở nam giới, theo The Health Site.
Những loại thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi, lòng đỏ trứng, nấm, sữa bò, sữa đậu nành, ngũ cốc, bột yến mạch...
3. Bỏ hút thuốc
Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng ngay bây giờ. Từ bỏ phì phèo là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm để bảo vệ tim mình.
Hút thuốc có thể làm tăng nhịp tim, thắt chặt các động mạch chính và gây ra nhịp tim không đều, tất cả đều khiến tim bạn phải làm việc nhiều hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hút thuốc làm tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Sử dụng thuốc lá cũng liên quan đến ung thư, bệnh phổi, mãn kinh sớm, vô sinh và các biến chứng thai kỳ, theo The Health Site.
4. Hoạt động thể chất
Nếu bạn là người trưởng thành, bạn cần ít nhất 30 phút tập thể dục trong ít nhất 5 ngày mỗi tuần để tăng cường sức khỏe cho tim.
Đi bộ 30 phút có thể giúp ích cho bạn. Nếu không thể đi bộ do khuyến cáo ở nhà tránh dịch, bạn có thể tập thể dục nhịp điệu, tập căng duỗi hay đơn giản là chơi đá cầu với con bạn. Tóm lại bạn nên cố gắng giảm thời gian ngồi trong ngày và duy trì hoạt động.
5. Kiểm soát cholesterol trong máu
Cholesterol là một chất béo có trong máu của bạn và khi nó hiện diện ở mức cao, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Hạn chế nạp chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là một bước quan trọng để giảm cholesterol trong máu.
6. Đạt được và duy trì thể trọng khỏe mạnh
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, đặc biệt là suy tim và bệnh tim mạch vành. Đó là lý do tại sao bạn cần duy trì thể trọng khỏe mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác, theo The Health Site.
Quyên Quân
Có thể chủ động đi xét nghiệm Covid-19 được không? Lo lắng cho sức khỏe của mình và những người xung quanh, sợ lây nhiễm bệnh, tôi có thể tự chủ động đi xét nghiệm dịch vụ bệnh Covid-19 cho yên tâm được không? (T.M.M, Hà Nội) Xét nghiệm Covid-19 tại Viện Pasteur TP.HCM - Ảnh: Đậu Tiến Đạt Thạc sĩ - bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Phó trưởng bộ môn Nhiễm,...