Căn bệnh bí ẩn lan rộng tại Congo
Nhiều trường hợp mắc một căn bệnh bí ẩn với các triệu chứng giống bệnh cúm được gọi là ‘Bệnh X’ đã được báo cáo tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cử một nhóm phản ứng nhanh đến để hỗ trợ điều tra.
Kể từ ngày 24/10, đã có 406 trường hợp mắc “Bệnh X” ở phía Tây Nam Congo. Nguồn: Bloomberg.
WHO cho biết, kể từ ngày 24/10, 406 trường hợp mắc căn bệnh chưa xác định này (với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ thể) đã được báo cáo cho đến ngày 5/12 tại khu vực Panzi ở phía Tây Nam Congo.
Video đang HOT
Con số này tăng so với 376 trường hợp được công bố vào tuần trước. Tờ Il Tempo đưa tin cho biết, hơn một nửa số trường hợp mắc bệnh trên liên quan đến trẻ em dưới 5 tuổi, một du khách nam 50 tuổi nhập viện tại Lucca, Italy, được cho là đã khỏi bệnh.
Theo WHO, tuần này đã ghi nhận 31 ca tử vong, giảm so với 79 ca được báo cáo vào tuần trước. Dịch bệnh tập trung ở một vùng nông thôn xa xôi của tỉnh Kwango, nơi tình trạng đường sá kém và mưa lớn khiến phải mất gần 48 giờ để đến được, tính từ Kinshasa. Những thách thức trong việc tiếp cận khu vực này đã cản trở nỗ lực xác nhận các trường hợp tử vong liên quan đến căn bệnh này. Tất cả các trường hợp nghiêm trọng đều liên quan đến những cá nhân bị suy dinh dưỡng nặng, làm phức tạp thêm việc xác định nguồn lây nhiễm.
WHO cho biết: “Những thách thức này cùng với việc chẩn đoán hạn chế trong khu vực đã làm chậm trễ việc xác định nguyên nhân cơ bản. Các nhóm đang thu thập mẫu để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, cung cấp đặc điểm lâm sàng chi tiết hơn về các trường hợp được phát hiện, điều tra động lực lây truyền và tích cực tìm kiếm các trường hợp mắc mới, cả trong các cơ sở y tế và ở cấp cộng đồng”.
Theo WHO, viêm phổi cấp tính, cúm, Covid-19, sởi và sốt rét được coi là các yếu tố gây bệnh tiềm ẩn dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của những người mắc bệnh, đồng thời cho biết thêm rằng, các nhóm ứng phó đang giúp điều trị cho bệnh nhân và nâng cao nhận thức về dịch bệnh trong các cộng đồng bị ảnh hưởng.
Cơ quan y tế của Liên hợp quốc cho biết, bệnh sốt rét là phổ biến trong khu vực, nó có thể là nguyên nhân hoặc một phần nguyên nhân gây ra các ca bệnh X. “Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đang được tiến hành để xác định nguyên nhân chính xác. Ở giai đoạn này có thể thấy rắng, có khả năng có nhiều hơn một căn bệnh góp phần gây ra các ca bệnh và tử vong” – cơ quan này cho biết.
Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em
Theo nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang khiến cho 'cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em' trở nên tồi tệ hơn.
Chuyên gia đang đo chiều cao của đứa trẻ được chẩn đoán mắc chứng suy dinh dưỡng tại một trung tâm phục hồi dinh dưỡng ở Rabinal, Baja Verapaz, Guatemala năm 2023. (Ảnh: Reuters)
Ngày 17/9, báo cáo từ Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates cho biết, từ nay đến năm 2050, sẽ có thêm 40 triệu trẻ em bị còi cọc và 28 triệu trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng ở dạng cực đoan và không thể phục hồi. Tình trạng này sẽ trở nên "tồi tệ" hơn do tình trạng biến đổi khí hậu.
Cụ thể, nhà đồng sáng lập Microsoft giải thích, hiện nay, khoảng 90% tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ảnh hưởng thông qua hệ thống thực phẩm. "Có những năm mùa màng bị mất trắng vì hạn hán hoặc mưa quá nhiều", ông nói.
Tỷ phú Bill Gates cảnh báo: "Nếu không được cung cấp đủ thực phẩm, cả trong bụng mẹ và những năm đầu đời, trẻ em sẽ không thể phát triển toàn diện". Ông cũng nhấn mạnh rằng tình trạng thiếu dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như sởi và sốt rét, hay dẫn tới nguy cơ tử vong sớm.
Bill Gates kêu gọi tài trợ nhiều hơn nữa cho dinh dưỡng, đặc biệt là thông qua Quỹ Dinh dưỡng trẻ em của UNICEF thực hiện.
Vào tháng 1/2024, Quỹ Bill & Melinda Gates dự kiến chi 8,6 tỷ USD để tài trợ các hoạt động y tế toàn cầu. Năm 2023, Tổ chức Y tế thế giới ước tính có 148 triệu trẻ em bị còi cọc và 45 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Nguy cơ dịch bệnh xuất hiện sau mưa lũ Theo chuyên gia, sau mưa lũ nguy cơ tiềm ẩn bùng phát nhiều căn bệnh dễ dàng lây nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, cúm,... Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tính đến cuối tháng 8/2024, ca mắc sởi tăng hơn 8 lần, số ca mắc ho gà tăng hơn 25 lần so với cùng kỳ năm 2023....