Cân bằng âm dương cơ thể, bí kíp trường thọ được chuyên gia “chỉ điểm”
Nếu bạn có thể ngủ đúng giờ, dương khí trong cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng, bảo vệ cơ thể. Nếu như thức khuya hơn, dương khí sẽ bị xói mòn. Bởi vậy hãy đi ngủ trước 11h đêm.
Trong y học cổ truyền, dương khí vô cùng quan trọng, giống như mặt trời đối với trái đất. Nếu mặt trời không còn, sự sống sẽ không tiếp diễn. Con người không còn dương khí cũng không thể tiếp tục tồn tại. Từ ngàn năm trước, người xưa đã có thể nhận thức được về tầm quan trọng của khí dương trong cơ thể con người. Muốn sống lâu trăm tuổi, nhất thiết phải chú ý đến cân bằng âm dương trong cơ thể, đặc biệt phải thường xuyên bổ sung khí dương.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, có rất nhiều tác động khiến dương khí bị hao tổn, cách cơ bản nhất để bổ sung dương khí là ngủ. Do vậy, giấc ngủ phải được đảm bảo, nếu không chịu tuân thủ giờ giấc, thường xuyên ngủ muộn dậy trễ, khí dương trong người sẽ thất thoát liên tục.
Trần Anh Hoa, giám đốc khoa châm cứu tại bệnh viện trực thuộc Đại học y học cổ truyền Trung Quốc ở tỉnh Hắc Long Giang cho biết: “Buổi tối không ngủ đúng giờ, buổi sáng ngủ quá giờ sẽ làm hao tổn dương khí rất nhiều”.
Ảnh minh họa.
Theo y học cổ truyền, người hiện đại sinh hoạt không khoa học, thường tăng ca làm muộn, đêm đến lại vui đùa, giải trí, hiện tượng thức khua dậy trễ vô cùng phổ biến. Trong khi đó, khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng hôm sau là thời gian khí âm bắt đầu tiêu hao từ từ và khí dương bắt đầu sinh sôi, lúc này sinh khí là mạnh nhất.
Nếu bạn có thể ngủ đúng giờ, dương khí trong cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng, bảo vệ cơ thể. Nếu như thức khuya hơn, dương khí sẽ bị xói mòn. Bởi vậy hãy đi ngủ trước 11h đêm.
Video đang HOT
Sáng từ 5-7h là khoảng thời gian dương khí trong cơ thể tăng vọt. Lúc này nếu rời giường tập thể dục, dương khí trong người sẽ được vận chuyển, sinh sôi. Nếu như cứ cố chấp ngủ thoải mái, dậy muộn, tự nhiên sẽ kìm hãm sự phát triển của dương khí trong ngày và khiến cơ thể uể oải. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người ngủ dậy muộn nhưng vẫn buồn ngủ hay càng ngủ thì lại càng mệt mỏi, đau đầu.
Thế nhưng, đôi khi, con người phải thức trắng đêm vì cuộc sống mưu sinh, làm sao để bù đắp cho những dương khí đã mất? Bác sĩ Trần Anh Hoa đưa ra những gợi ý sau:
Tập thể dục vào buổi sáng: Tập thể dục có thể tăng cường sự lưu thông của khí và máu trong cơ thể, làm cho cơ thể sinh nhiệt, khí dương bị thiếu sẽ được bổ sung một cách tự nhiên. Thời gian tập luyện tốt nhất là lúc dương khí đang lên vào buổi sáng, tức là 6 – 7 giờ, nếu kiên trì tập trong thời gian dài sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Ngâm chân trước khi đi ngủ: Trên bàn chân có nhiều kinh mạch, ngâm chân trước khi đi ngủ có thể giúp cơ thể bổ dương. Ngoài ra, tuân thủ phương pháp này còn có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Những người thường xuyên thức khuya có thể sử dụng phương pháp này.
Dùng ngón tay chải tóc: Đầu là nơi tụ khí của khí huyết của ngũ tạng và sinh khí của lục phủ để thông dương khí. Buổi sáng thức dậy, có thể chải tóc bằng các ngón tay, từ trán ra sau gáy, chải đi xoa lại 50 lần, để khí huyết trên đầu thông thoáng, giúp dương khí được bổ sung và làm giảm mệt mỏi và đau đầu sau khi thức khuya. Khi chải đầu, hãy tập trung vào phần giữa đỉnh đầu.
Chế độ ăn uống không lạnh : Chức năng tiêu hóa sẽ trở nên kém hơn sau khi thức khuya, vì vậy bạn cần duy trì chế độ ăn uống nhạt, có tính ôn, ấm áp, điều này có tác dụng bổ thận tráng dương, làm ấm tỳ vị. Có thể dùng thịt cừu, thịt gà, quả óc chó, tôm, lòng lợn, tỏi tây, quế… Tránh thức ăn cay và nhiều dầu mỡ.
Đắm mình trong ánh mặt trời: Một cách khác đơn giản hơn để bổ sung lượng dương khí đã cạn kiệt là tắm nắng. Khi trời nắng ấm, bạn có thể phơi nắng khoảng 30 phút, kết hợp với một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa, có thể thúc đẩy sự phát triển của dương khí trong cơ thể một cách hiệu quả.
Làm sao để thoát khỏi tình trạng bóng đè khi ngủ?
Bóng đè là cảm giác không thể di chuyển, khi bắt đầu ngủ hoặc khi thức giấc. Triệu chứng này khi xảy ra sẽ kèm theo ảo giác, cảm giác sợ hãi tột độ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ.
Hiện tượng tê liệt khi ngủ hay dân gian thường gọi bóng đè là khi cảm giác toàn thân bạn không thể di chuyển khi ngủ mặc dù tinh thần vẫn tỉnh táo.
Khi nằm ngủ, nhiều người thường thấy có ai đó đứng ngay cạnh giường nói chuyện hoặc từ từ tiến lại gần rồi đè lên người hoặc bóp cổ khiến tức ngực, khó thở và nghĩ rằng đó là bóng ma.
Các nhà khoa học giải thích, khi ngủ, thùy đỉnh giám sát các tế bào thần kinh trong não gửi tín hiệu ra lệnh cử động nhưng không gây chuyển động thực sự ở chân và tay, khiến chúng tê liệt tạm thời dẫn đến bị rối loạn quá trình não xây dựng ý thức và hình ảnh nên gặp ảo giác. Những bóng đen mà chúng ta gặp phải là do ảo giác gây ra.
Khi bị bóng đè, các giác quan và nhận thức của não bộ vẫn còn nguyên vẹn nhưng cơ thể lại cảm thấy như có áp lực đè lên và cảm thấy khó thở. Hiện tượng này khi xảy ra sẽ kèm theo ảo giác và cảm giác sợ hãi tột độ, mất phương hướng, hạ nhịp tim, có thể kèm theo ảo giác giống như bạn đang bị kéo lê xung quanh.
Bóng đè không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng và xảy ra cùng với các triệu chứng rối loạn giấc ngủ khác. Nó thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên và có thể trở nên thường xuyên trong độ tuổi 20-30.
Các yếu tố dẫn đến hiện tượng bóng đè là chứng ngủ rũ, các giấc ngủ ngắn, nằm ngửa khi ngủ hoặc do tiền sử gia đình. Thông thường, hiện tượng bóng đè xảy ra trong khoảng từ vài giây đến vài phút và kèm theo các triệu chứng ảo giác.
Bạn sẽ cảm giác như có tiếng mở cửa, tiếng bước chân, bóng người hoặc cảm giác có sự hiện diện của kẻ đôt nhập, đe doạ trong phòng. Bạn cũng có thể có cảm giác tức ngực, khó thở kèm theo cảm giác như bị một kẻ độc ác bóp cổ hay ai đó ngồi đè lên cơ thể. Hay cảm giác quay tròn, rơi xuống vực, lơ lửng như vận động tiền đình. Ngoài ra, bạn có thể đổ mồ hôi, không thể nói, không thể cử động tay chân.
Ảnh minh họa
Khi bị bóng đè, bạn có thể di chuyển nhẹ. Ngồi dậy có thể rất khó khăn nhưng bạn có thể tập trung nỗ lực vào nhiều chuyển động nhỏ như vặn vẹo ngón chân hay nắm chặt bàn tay. Ngoài ra, cố gắng nhăn mặt và lặp lại chuyển động vài lần để thoát khỏi tình trạng tê liệt.
Thở đều và tỉnh táo giúp duy trì sự bình tĩnh cho đến khi tình trạng này kết thúc. Nếu bạn hoảng loạn sẽ làm tăng áp lực lên ngực gây ra tình trạng ảo giác như ai đó đè lên ngực mình.
Bạn cần cố gắng tập trung vào cổ họng để nói ra vài từ hoặc ho khan để tự thoát ra khỏi tình trạng này hoặc nếu có ai đó nằm cạnh có thể biết để đánh thức bạn.
Hiện tượng này vẫn chưa có phương pháp điều trị tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, việc duy trì một lối sống lành mạnh và một thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc có thể làm giảm khả năng bị bóng đè.
Giữ cho giờ đi ngủ và giờ thức dậy nhất quán, ngay cả ngày lễ và cuối tuần. Đảm bảo một môi trường ngủ thoải mái, phòng ngủ sạch sẽ và mát mẻ. Giảm tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào buổi tối và nên sử dụng đèn ngủ ngay cả khi bạn phải đi vệ sinh đêm. Tránh ngủ trưa sau 3 giờ chiều và lâu hơn 90 phút.
Không làm việc hoặc học tập trong phòng ngủ. Không nên ăn nhiều vào bữa tối hoặc ăn trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ. Không ngủ khi bật đèn với ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng của tivi. Kiêng rượu buổi tối hoặc các sản phẩm có caffeine. Không nên dùng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ. Để điện thoại và các thiết bị điện tử thu phát sóng xa giường ngủ của bạn.
Tập thể dục hàng ngày nhưng không tập thể dục trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ. Có thê thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng khác trước khi đi ngủ như đọc sách hoặc nghe nhạc thư giãn.
Bật mí cách trị mụn nội tiết hiệu quả Mụn nội tiết thường xảy ra do sự rối loạn hormone từ bên trong. Những nốt mụn nội tiết sưng tấy làm làn da sần sùi là nỗi ám ảnh của nhiều người. Vậy, làm thế nào để chăm sóc da và đẩy lùi mụn nội tiết hiệu quả? Chế độ ăn uống hợp lí Nguyên nhân chính gây ra mụn nội tiết...