Campuchia ban hành thông tư chống dịch dịp Tết Khmer
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 31/3 đã ban hành thông tư về các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát lây lan đại dịch COVID-19 trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền của người Khmer sẽ diễn ra từ 14 – 16/4/2021.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trang mạng freshnewsasia ngày 31/3 đưa tin Thủ tướng Campuchia khuyến cáo các bộ ngành hữu quan và chính quyền địa phương ở tất cả các cấp phải thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự công cộng cũng như áp dụng các biện pháp y tế chống dịch COVID-19.
Theo thông tư, nhà chức trách cần áp dụng chặt chẽ việc thực hiện các quy định phòng dịch trong quản lý giao thông vận tải cũng như mọi hoạt động đi lại. Trong khi đó, người dân Campuchia nên tổ chức lễ tiệc ở nhà, tránh đi đến những khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao, tránh tham gia hội họp tôn giáo và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch
Sáng 31/3, Bộ Y tế Campuchia ra thông cáo xác nhận có thêm 63 ca nhiễm mới COVID-19 trong độ tuổi từ 5-65 tuổi và tất cả đều liên quan đến “sự cố cộng đồng ngày 20/2″, trong đó số ca mới tập trung đông nhất ở Sihanoukville (34 ca), Phnom Penh (23 ca), Tboung Khmum (4 ca), Svay Rieng và Kandal mỗi tỉnh một ca.
Báo chí Campuchia đồng loạt đưa tin có thêm một bệnh nhân tử vong vào lúc 10h40 phút sáng 31/3 khi đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Khmer Soviet ở thủ đô Phnom Penh. Bệnh nhân là nữ, 56 tuổi, có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 ngày 26/3/2021.
Video đang HOT
Như vậy, tính đến ngày 31/3, Campuchia ghi nhận tổng cộng 2.441 ca mắc COVID-19, trong đó có 1914 ca lây nhiễm cộng đồng và 12 người tử vong.
Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia thông báo sẽ bắt đầu triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân nước này từ ngày 1/4 bằng loại vaccine Sinovac mà Campuchia đã tiếp nhận 1,5 triệu liều đặt mua từ Trung Quốc ngày 26/3 vừa qua.
Theo Ủy ban Tiêm phòng Campuchia, Bộ Y tế nước này có kế hoạch tiêm phòng vaccine Sinovac cho 745.000 người gồm bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu, nghị sĩ Thượng viện, nghị sĩ Quốc hội cùng gia đình, nhà báo, quân đội, công an, công chức chính phủ các cấp, giáo viên, nhân viên Công ty Điện lực Quốc gia, các cơ quan nhà nước, người làm việc ở Tòa án Khmer Đỏ, Tổng cục Hàng không Dân dụng, người làm việc trong các hãng hàng không, nhân viên Royal Group, Canadia Group và công nhân dệt may.
Campuchia đã nhận được ba loại vaccine gồm Sinopharm (600.000 liều), Astra Zeneca (320.000 liều) và Sinovac (1,5 triệu liều).
Campuchia phòng ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh trong dịp Tết Khmer
Trong bối cảnh các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 liên tục gia tăng tại Campuchia sau "sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2", ngày 18/3, Tổng cục Cảnh sát quốc gia thuộc Bộ Nội vụ Campuchia đã lên kế hoạch đề phòng nguy cơ dịch bệnh lây lan rộng trong dịp Tết Khmer truyền thống vào tháng 4 tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể khiến người dân Campuchia không được đón một mùa Tết Khmer cổ truyền trọn vẹn như năm 2020, thời điểm chính phủ nước này quyết định hoãn toàn bộ các hoạt động vui chơi, nghỉ Tết như thường lệ để phòng chống dịch COVID-19 lây lan nghiêm trọng hơn.
Thông tin từ Bộ Nội vụ Campuchia cho biết Tổng cục Cảnh sát quốc gia sẽ triển khai lực lượng trên cả nước để truy trì trật tự và phòng ngừa dịch lây lan mạnh hơn trong tháng 4, đặc biệt là tại các tỉnh giáp biên giới với Thái Lan.
Người phát ngôn Tổng cục Cảnh sát quốc gia, Tướng Kim Khoeun không tiết lộ chi tiết kế hoạch của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, báo chí Campuchia cho biết hiện nay, cảnh sát ở tỉnh giáp Thái Lan là Banteay Meanchey đã chuẩn bị sẵn sàng trong tình huống dòng lao động di cư Campuchia từ Thái Lan đổ về nước đón Tết Khmer.
Báo Khmer Times dẫn lời Giám đốc Cảnh sát tỉnh Banteay Meanchey, ông Seth Loh cho biết đã triển khai 700 cảnh sát sẵn sàng ứng phó mọi tình huống, đặc biệt là những trường hợp vượt biên bất hợp pháp.
Trước đó, tối 17/3, Chính phủ Campuchia thông báo thành lập Ủy ban quốc gia về tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 nhằm điều phối công tác tiêm chủng và lên kế hoạch mua thêm 4 triệu liều vaccine. Ủy ban này, gồm 100 thành viên thuộc các cơ quan hữu quan trên cả nước, sẽ lên kế hoạch và quản lý công tác tiêm chủng, đào tạo và tổ chức các hoạt động liên quan trong khuôn khổ nhiệm vụ.
Quyết định thành lập Ủy ban tiêm chủng Quốc gia ngừa COVID-19, do nữ phát ngôn viên Bộ Y tế Or Vandine làm Chủ tịch, được thông báo sau sắc lệnh do Thủ tướng Hun Sen ký ngày 17/3. Nhà lãnh đạo Campuchia cũng nhấn mạnh nhiệm vụ cấp thiết là triển khai tiêm chủng cho các giáo viên thuộc thủ đô Phnom Penh cùng các tỉnh như Kandal, Prey Veng, Koh Kong và Preah Sihanouk, những địa phương có dịch bùng phát mạnh sau "sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2".
Theo Bộ Y tế Campuchia, từ ngày 10/2 đến 16/3, Campuchia đã tiêm chủng cho 170.659 người dân bằng vaccine của hãng Sinopharm (Trung Quốc) hoặc AstraZeneca (Anh). Về phía Bộ Quốc phòng Campuchia, đã có 109.324 quân nhân được tiêm chủng lần 1 và 59.424 người được tiêm lần hai.
Tính đến 9h30 sáng 18/3, Bộ Y tế Campuchia xác nhận phát hiện 36 ca mắc mới. Tổng số ca mắc tại Campuchia là 1.541 người và 898 trường hợp đã được điều trị bình phục, 1 ca tử vong.
Nhằm hỗ trợ Campuchia chống dịch, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 17/3 thông báo cơ quan này quyết định tặng xe cứu thương và các trang thiết bị y tế khác cho quốc gia Đông Nam Á này. Theo thông cáo của UNDP, dựa trên quan hệ đối tác với Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại diện UNDP tại Campuchia ủng hộ Bộ Y tế Campuchia bằng cách hỗ trợ 60 xe cứu thương, 50 máy thở và nhiều vật tư y tế khác sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, để giúp chính phủ nước này ứng phó với COVID-19 và phục hồi sau đại dịch.
* Theo phóng viên TTXVN tại Lào, Liên minh châu Âu (EU) vừa tài trợ thêm 2 triệu euro (hơn 2,3 triệu USD) để thực hiện dự án củng cố năng lực phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Lào trong giai đoạn 3 năm (2021-2023). Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố dự án diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn ngày 17/3.
Mục đích của dự án là tăng cường bảo vệ các nhóm người dân có nguy cơ cao mắc COVID-19 nhằm đảm bảo quyền lợi tiếp cận dịch vụ y tế thông qua củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, dự án cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác cấp khu vực, cũng như các thành viên ASEAN.
Để xử lý tác động của dịch COVID-19 đối với y tế và kinh tế - xã hội, EU đã tái thiết lập kế hoạch tập trung tăng cường hợp tác trong khu vực trong việc tiếp cận thông tin, thiết bị và vaccine, và những điều kiện quan trọng để chiến thắng đại dịch này. Dự kiến, Lào sẽ nhận được 480.000 liều vaccine ngừa COVID-19 trong đợt đầu tiên, thông qua sáng kiến tiếp cận vaccine công bằng COVAX do WHO khởi xướng.
Campuchia thông báo kế hoạch tiêm chủng vaccine cho người nước ngoài Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia thông báo sẽ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người nước ngoài sinh sống tại Campuchia trên cơ sở tự nguyện. Nhân viên y tế tiêm vaccine cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia ngày 2/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN Trong thông cáo báo chí phát đi chiều 29/3,...