Cam Vinh chỉ 5 nghìn đồng/kg, người bán tiết lộ gì?
Tại một số trang bán hoa quả online, cam Vinh đang được rao bán với giá chưa tới 10.000 đồng/kg, thậm chí chỉ 5.000 đồng/kg khiến nhiều người không khỏi hoài nghi về chất lượng cũng như nguồn gốc của cam.
Thời điểm chớm đông cũng là lúc cam đến mùa chín rộ. Trên các nhóm mua bán online, rất dễ để tìm kiếm các địa chỉ bán cam bao ngon, ngọt. Tuy nhiên, tùy loại cam mà giá cam cũng khác nhau.
Theo những người bán hoa quả lâu năm, thời điểm này thị trường có cam Vinh, cam Hòa Bình bắt đầu chín rộ, song tùy vào vùng cam, chất lượng cam mà có giá bán ra thị trường khác nhau.
Cam Vinh và cam Hòa Bình đang chín rộ
Khảo sát qua một số trang bán hàng online và nhà vườn chuyên bán cam Vinh, cam Hòa Bình cho thấy mức giá trung bình dao động từ 12.000 đồng – 20.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, mấy ngày gần đây một số shop online chuyên bán hoa quả tại Hà Nội cập nhật thông tin thông báo có cam Vinh với giá chưa tới 10.000 đồng/kg, thậm chí có loại chỉ 5.000 đồng/kg.
“Cam Vinh y hình chỉ 99k/set 10 kg. Các chị em mua chung một tạ em miễn phí vận chuyển và chia túi giúp” – chủ shop có tên P – L. chia sẻ.
Một địa chỉ bán cam Vinh với giá chưa tới 10.000 đồng/kg
Đặc biệt, cũng theo chủ shop trên, với cam loại nhỏ hơn chỉ có giá 30.000 đồng/set 6 kg, có nghĩa chỉ 5.000 đồng/kg. Người bán hàng không quên khẳng định “cam chín, ăn hay vắt cực thơm ngon”.
Video đang HOT
Thậm chí chỉ 5.000 đồng/kg
Là một người thường xuyên mua cam cho gia đình, chị Trần Ngọc (Hoàng Mai, Hà Nội) cảm thấy ngạc nhiên với mức giá như trên và không khỏi hoài nghi: “Với giá rẻ như vậy, nếu mua về có ăn được không, hay đó chỉ là cam rụng và cam chạy lụt của dân trong những ngày lụt vừa qua?”…
Chị Hải, một nhân viên văn phòng (Đống Đa, Hà Nội) cũng ngạc nhiên không kém khi đọc thông tin trên. Để tìm hiểu thực hư, chị Hải liên hệ theo số điện thoại của chủ shop và được người bán hàng trực tiếp trả lời.
Theo đó, chủ shop cho hay shop chuyên bán cam Vinh, nhưng là cam Vinh được trồng ở Hà Giang. Trong đó, cam loại 1 có giá 15.000 đồng/kg; loại hai là cam nhỡ có giá 10.000 đồng/kg và cam nhỏ là 75.000 đồng/10 kg bao ship, có nghĩa trừ phí ship chỉ 5.000 đồng/kg.
“Nói thật với chị, cam ngọt thì chỉ có cam nhỡ và cam lớn chứ cam nhỏ sẽ bị chua, khoảng 7 ngọt 3 chua đấy. Đây là những quả ở gần gốc, bị loại ra nên có giá rẻ hơn cả giá nhập.
Tuy không phải cam trồng đất Vinh nhưng ngọt không kém cạnh gì cam Vinh. Em đang ăn đây, quả đều đã chín, rám vỏ nên rất ngọt chị ạ” – người bán hàng nói thêm.
Tương tự, tại một địa chỉ chuyên bán buôn cam Vinh, Anh Hà Văn H. (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) – một đầu mối cung cấp cam sỉ cho biết, tùy theo chất lượng mà cam có giá khác nhau. Cao nhất là 20.000 đồng/kg và thấp nhất là 7.000 đồng/kg, chưa bao gồm phí vận chuyển.
“Cam Vinh tại vườn năm nay có giá dao động từ 12.000 đồng – 20.000 đồng/kg. Những quả bé, chất lượng kém hay còn gọi là cam loại thì có giá 7.000 đồng/kg. Tất cả đều là cam tươi cắt ở cây chứ không có cam rụng và cam ngập.
Để đảm bảo cam ngọt, mọng nước thì người mua nên đặt loại cam có giá từ 15.000 đồng/kg trở lên” – anh H. nói.
Cam Vinh và cam Cao Phong năm nay có mức giá thấp hơn những năm trước
Chị Phạm Thị Lan, một tiểu thương chuyên bán hoa quả ở chợ Quan Nhân (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, mùa này các chợ đầu mối bắt đầu cung cấp cam Vinh và cam Hòa Bình. Năm nay mấy loại cam này rất nhiều, nên có giá rẻ hơn so với những năm trước.
“Chúng tôi bán ở chợ chủ yếu bán cho khách quen nên thường lấy loại ngọt, đều quả, chất lượng đảm bảo, giá dao động từ 15.000 – 25.000 đồng/kg. Tôi không thấy ở chợ có cam 5.000 đồng/kg, nếu có tôi cũng không nhập loại này vì khi bán sẽ bị mất khách” – chị Lan thông tin.
Ngày bán 30kg cóc xanh quanh phố cổ Hà Nội, người phụ nữ bỏ túi 15 triệu/tháng
Thức dậy từ 5 giờ sáng với xe hàng chở đầy cóc xanh, chị Lê Thị Mùi (41 tuổi) một tay thoăn thoắt bỏ cóc vào túi, tay còn lại đưa túi lên cân. Cứ đợt cóc xanh vào chính vụ, chị Mùi lại được dịp tất bật ngày đêm như thế, nhưng nhờ vậy, chị thu lời mỗi tháng từ 10 - 15 triệu đồng.
Chị Lê Thi Mùi (41 tuổi, quê Phú Thọ) là một người bán hoa quả dạo xung quanh khu vực phố cổ Hà Nội. Bắt đầu với công việc này khoảng 3 năm trước, chị Mùi dắt chiếc xe đạp cũ với mẹt hoa quả đủ loại phía sau đi quanh phố Cổ và một số quận lân cận. Nhưng ngày đó do vốn ít, chưa có khách quen và không thông thạo đường xá nên chị chỉ dám bán ít, số lượng vừa đủ cho khách lẻ mua ăn chơi.
Về sau, xe hàng của chị được "nâng cấp" với nhiều loại hoa quả hơn, ngoài quả tươi chị cũng bán thêm cả hoa quả dầm muối ớt, bò khô các loại. Đồng thời chị Mùi nhận thêm các đơn hàng ở xa, hoặc các đơn sỉ số lượng lớn cho quán ăn, người bán hàng online... tất cả đều do khách quen dẫn mối.
Mùa nào thức đấy, chị Mùi bán đủ các loại trái cây khác nhau. Nhưng cứ khoảng tháng 5 đến tháng 10 là mùa chị "rủng rỉnh hầu bao" nhất. Vào thời gian này, cóc xanh, cóc chín, cóc bao tử ở chính vụ, chị Mùi bán đơn, bán kép mỗi ngày tiêu thụ được mấy chục cân cóc.
Những xe cóc chín nổi tiếng ở TP.HCM cũng giúp cho những gánh hàng rong ở đây mang về thu nhập "khủng".
Nếu như ở TP.HCM cóc chín là món ăn vặt không thể thiếu của dân văn phòng thì ở Hà Nội cóc xanh; cóc bao tử lại là loại quả có sức hút nhất. Cóc xanh có vị hơi chua, cùi giòn, có thể dầm chung với muối ớt, thịt bò khô hoặc chân gà rút xương...
Thời gian đầu bán cóc, chị Mùi nhập số lượng nhỏ và chỉ bán cóc tươi cả quả hoặc gọt sẵn; tách miếng bán kèm gia vị múi ớt bình thường. Về sau, nhận thấy nhiều người yêu thích loại quả này, một số khách quen đã tìm chị để hỏi mua số lượng lớn nên chị Mùi đã nhập mỗi ngày khoảng 20kg sau đó lên 30kg có ngày cao điểm khoảng 50kg cóc xanh/ngày.
Khoảng 50% số lượng cóc mỗi ngày giao cho các tiệm đồ ăn vặt và các chủ shop bán hàng online, 50% còn lại chị dành cho khách lẻ. Hàng ngày, chị Mùi gói hàng và trả các đơn hàng cho khách sỉ vào sáng sớm. Sau đó dắt xe đi bán dạo ở phố cổ, đoạn phố Mã Mây, Tràng Tiền... ngày cuối tuần chị bầy quầy nhỏ bán trong phố đi bộ Hồ Gươm.
Cuối tuần, chị Mùi thường bán hoa quả ở phố đi bộ. Quầy hàng nhỏ đủ loại hoa quả nhưng cóc xanh; cóc bao tử vẫn luôn là món đắt hàng nhất.
Hiện giá cóc dao động từ 20.000 - 35.000 đồng/kg tùy loại to bé; non già; có hoặc không gọt vỏ.
Hiện tại, giá cóc xanh bán lẻ theo cân dao động khoảng 20.000 đồng/kg, cóc gọt sẵn khoảng 30.000 đồng/kg, giá này sẽ rẻ hơn với các khách mua trên 5kg. Thông thường, khách lẻ sẽ mua loại gọt sẵn vì chủ yếu đều là dân văn phòng mua ăn ngay.
Chị Mùi cho biết, từ tháng 9 đến tháng 10 là thời gian cao điểm, bán cóc đắt hàng nhất. Có ngày chỉ riêng bán lẻ quanh khu vực phố Cổ chị bán được gần 20kg cóc xanh, cùng với 5 - 7 đơn ship giúp chị bỏ túi từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Đây cũng là mùa quả chị có thu nhập cao nhất trong năm.
"Những vụ khác chỉ bán hóa quả túc tắc sống, thu nhập ổn định đủ sống chứ không cao. Nên năm nào tôi cũng mong đến mùa cóc, phần vì được nhiều người yêu thích, bán đắt hàng, phần vì tôi nhập được giá rẻ sau đó bán mức giá chung trên thị trường lên lời lãi nhỉnh hơn một chút", chị Mùi chia sẻ.
Sau khi nhập hàng, cóc được phân loại theo kích thước và độ non già để định giá cho phù hợp.
Loại quả này trồng ở đâu cũng có mùi vị khá giống nhau, riêng cóc của chị Mùi bán được nhập chủ yếu từ Phú Thọ, ưu tiên các quả to; non; vỏ mỏng nhẵn nhụi; hột nhỏ. Ngoài ra, trong những ngày cần hàng gấp, chị liên hệ với các đầu mối ở chợ Long Biên, giá nhập ở đây thường cao hơn nhiều so với giá ở quê.
"Nói thật, ở quê mọi người chỉ hái rồi mang cho nhau quả này chứ ít người mua-bán, lên thành phố mới thành món ăn đắt khách", chị Mùi vui vẻ nói. Tuy nhiên, không phải lúc nào cóc cũng có sẵn hàng, có khách đặt mua 30 - 40kg một lúc chị phải "om" đơn mấy ngày mới trả được cho khách.
Nhờ mùa cóc, chỉ cần một con dao nhỏ, một hộp muối ớt và một chiếc xe đạp cũ rong ruổi quanh phố cổ Hà Nội, chị Mùi đã có thể mang về thu nhập hơn chục triệu mỗi tháng. Tuy chỉ có tính thời vụ mỗi năm kéo dài 2 - 3 tháng nhưng đây cũng là số tiền đáng mong ước của những gánh hoa quả rong như chị Mùi.
Hàng trăm tấn cam rụng trắng vườn, nông dân "thắt ruột" ngắt bán với giá 5.000 đồng/kg Hơn nửa tháng nay, tại thủ phủ cam Vinh thuộc huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) xảy ra hiện tượng cam bị rụng lên đến cả trăm tấn khiến nhiều nhà vườn đứng trước nguy cơ "trắng tay". Ngồi ngẩn ngơ trước những đống cam vàng rụng được vứt bỏ, chị Đinh Thị Huế (trú tại xã Văn Lợi) cho biết nhà mình có...