Cẩm nang mua sắm cho cô nàng mê đồ secondhand
Ở cửa hàng thời trang secondhand, bạn có thể tìm thấy những item cực độc đáo, thú vị mà không đâu có với mức giá vô cùng dễ chịu. Những tip sau đây sẽ giúp bạn có được chầu shopping đồ secondhand thật hết ý.
1. Lên trước danh sách nhưng vẫn nên cởi mở
Trước khi shopping, bạn nên dự trù sẵn trong đầu những item mình muốn mua, tuy nhiên đừng quá phụ thuộc vào danh sách đó. Shop đồ secondhand tựa như một thiên đường của sự bất ngờ nơi bạn có thể tìm thấy những item cực “độc” và hay ho một cách tình cờ. Bởi vậy, ví dụ như khi trong danh sách của bạn không có mom jeans thì cũng đừng làm lơ khi thấy một “em” cực hợp với bạn tại đó.
2. Mặc đồ thật thoải mái
Không riêng gì khi lùng đồ secondhand mà bất cứ khi nào đi shopping quần áo nói chung, bạn cũng nên ăn vận thật đơn giản, thoải mái. Điều đó có nghĩa là bạn nên diện set đồ nào có thể dễ dàng cởi ra, mặc vào một cách nhanh chóng như áo đơn giản kết hợp với chân váy, T-shirt mix cùng quần suông, v.v… và mang những đôi giày tiện lợi như giày slip-on, giày búp bê hay thoải mái hơn cả là dép lê. Áo sơmi cài khuy, giày buộc dây lằng nhằng là hai thứ tối kị để mặc khi đi shopping bởi chúng sẽ ngốn của bạn rất nhiều thời gian khi thử đồ. Ngoài ra, bạn cũng không nên diện váy liền bởi tuy rất thoải mái và tiện lợi nhưng nó sẽ thực sự gây phiền toái khi bạn muốn thử quần hoặc áo riêng.
3. Đừng để bị mờ mắt bởi nhãn mác
Khi đi shopping đồ secondhand, hẳn sẽ có khả năng bạn “vớ” được một món đồ hiệu nào đó. Tuy nhiên, hãy luôn ghi nhớ rằng một món đồ chỉ đáng mua khi bạn thực sự thích nó chứ không phải vì nó là đồ hiệu hay trong trường hợp này – món đồ hiệu giá hời. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng món đồ hiệu đó là “dỏm” vì người bán hàng hoàn toàn có thể gắn mác “fake” vào một món đồ bình thường để biến nó thành hàng hiệu và qua mặt khách hàng. Trong trường hợp này, việc mua hàng ở một nơi đảm bảo uy tín sẽ giúp bạn đỡ đau đầu hơn. Thông thường, một món đồ hiệu secondhand sẽ có giá cao hơn hẳn mặt bằng chung và khi bạn gặp một món đồ “có vẻ giống đồ hiệu xịn”, hãy xem xét thật kỹ lưỡng đường kim, mũi chỉ và tin vào linh tính của mình.
4. Ưu tiên những món đồ đơn giản
Đồ secondhand được bày bán thường là những món đồ của mùa mốt cũ, bởi vậy để không bị trông giống một “bà cô” lỗi thời, bạn chỉ nên để mắt đến những item có thiết kế đơn giản, không lỗi mốt. Ngay cả khi bạn có ưa thích phong cách vintage đi chăng nữa thì bạn cũng nên giữ cho mình tỉnh táo trước những món đồ quá “cổ lỗ sĩ” bởi vintage không có nghĩa là lỗi thời, quê kệch. Thêm nữa, những món đồ đơn giản cũng sẽ dễ hòa hợp với tủ đồ hiện tại của bạn hơn, giúp cho việc mix đồ dễ dàng hơn.
Video đang HOT
5. Không bao giờ mua đồ có dính vết ố
Nếu món đồ bạn “phải lòng” không may bị dính một vết ố hay vết mực nào đó ở vị trí dễ thấy, đừng cố mua về với suy nghĩ lạc quan rằng mình có thể giặt sạch vết tích đó bởi sự thật là bạn sẽ không bao giờ có thể tẩy sạch được chúng. Hãy tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc này bởi nó đã được kiểm chứng bởi rất nhiều tín đồ thời trang secondhand.
6. Đừng ngần ngại mang món đồ đi sửa
Một món đồ secondhand với chút lỗi nhỏ xứng đáng được cho cơ hội thứ hai với điều kiện bạn phân biệt được lỗi nào có thể sửa được, lỗi nào đành “bó tay”. Chi phí sửa chữa có thể đội giá của món đồ lên một chút nhưng nếu đó là món đồ thật đẹp và phù hợp với bạn thì cũng đáng đồng tiền bát gạo phải không? Vậy lỗi như thế nào là lỗi có thể sửa được và không sửa được?
Lỗi dễ sửa: Những điều chỉnh cơ bản như lên gấu, làm ngắn tay, thu gọn eo, bóp váy, khâu lại đường may bị sứt chỉ.
Lỗi tương đối dễ sửa: Thay khuy, thay khóa cho quần áo; làm lại đế, lót cho giày dép; mạng lại áo len bị sứt, rách.
Lỗi khó sửa: Đồ thêu đính bị hỏng, thu gọn vai áo blazer, thay lớp lót.
Lỗi không thể sửa được: Nới rộng một món đồ quá chật, đồ da hoặc đồ lông bị nứt, rách.
7. Giặt đồ thật kỹ sau khi mua
Bất kể bạn có mua đồ secondhand ở shop quen hay shop lạ, hãy giặt thật kỹ món đồ sau khi mua về. Ngay cả khi món đồ trông khá sạch sẽ và tinh tươm, cũng đừng chủ quan bởi bạn không thể biết nó đã từng đi qua những đâu. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét kỹ món đồ nào có thể giặt ướt, món đồ nào bắt buộc phải giặt khô để đảm bảo chất lượng của chúng.
Theo kenh14.vn
Bạn có muốn thay đổi phong cách ăn mặc không? Vào đây xem nhé!
Ở cửa hàng thời trang secondhand, bạn có thể tìm thấy những item cực độc đáo, thú vị mà không đâu có với mức giá vô cùng dễ chịu. Những tip sau đây sẽ giúp bạn có được chầu shopping đồ secondhand thật hết ý.
1. Lên trước danh sách nhưng vẫn nên cởi mở
Trước khi shopping, bạn nên dự trù sẵn trong đầu những item mình muốn mua, tuy nhiên đừng quá phụ thuộc vào danh sách đó. Shop đồ secondhand tựa như một thiên đường của sự bất ngờ nơi bạn có thể tìm thấy những item cực "độc" và hay ho một cách tình cờ. Bởi vậy, ví dụ như khi trong danh sách của bạn không có mom jeans thì cũng đừng làm lơ khi thấy một "em" cực hợp với bạn tại đó.
2. Mặc đồ thật thoải mái
Không riêng gì khi lùng đồ secondhand mà bất cứ khi nào đi shopping quần áo nói chung, bạn cũng nên ăn vận thật đơn giản, thoải mái. Điều đó có nghĩa là bạn nên diện set đồ nào có thể dễ dàng cởi ra, mặc vào một cách nhanh chóng như áo đơn giản kết hợp với chân váy, T-shirt mix cùng quần suông, v.v... và mang những đôi giày tiện lợi như giày slip-on, giày búp bê hay thoải mái hơn cả là dép lê. Áo sơmi cài khuy, giày buộc dây lằng nhằng là hai thứ tối kị để mặc khi đi shopping bởi chúng sẽ ngốn của bạn rất nhiều thời gian khi thử đồ. Ngoài ra, bạn cũng không nên diện váy liền bởi tuy rất thoải mái và tiện lợi nhưng nó sẽ thực sự gây phiền toái khi bạn muốn thử quần hoặc áo riêng.
3. Đừng để bị mờ mắt bởi nhãn mác
Khi đi shopping đồ secondhand, hẳn sẽ có khả năng bạn "vớ" được một món đồ hiệu nào đó. Tuy nhiên, hãy luôn ghi nhớ rằng một món đồ chỉ đáng mua khi bạn thực sự thích nó chứ không phải vì nó là đồ hiệu hay trong trường hợp này - món đồ hiệu giá hời. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng món đồ hiệu đó là "dỏm" vì người bán hàng hoàn toàn có thể gắn mác "fake" vào một món đồ bình thường để biến nó thành hàng hiệu và qua mặt khách hàng. Trong trường hợp này, việc mua hàng ở một nơi đảm bảo uy tín sẽ giúp bạn đỡ đau đầu hơn. Thông thường, một món đồ hiệu secondhand sẽ có giá cao hơn hẳn mặt bằng chung và khi bạn gặp một món đồ "có vẻ giống đồ hiệu xịn", hãy xem xét thật kỹ lưỡng đường kim, mũi chỉ và tin vào linh tính của mình.
4. Ưu tiên những món đồ đơn giản
Đồ secondhand được bày bán thường là những món đồ của mùa mốt cũ, bởi vậy để không bị trông giống một "bà cô" lỗi thời, bạn chỉ nên để mắt đến những item có thiết kế đơn giản, không lỗi mốt. Ngay cả khi bạn có ưa thích phong cách vintage đi chăng nữa thì bạn cũng nên giữ cho mình tỉnh táo trước những món đồ quá "cổ lỗ sĩ" bởi vintage không có nghĩa là lỗi thời, quê kệch. Thêm nữa, những món đồ đơn giản cũng sẽ dễ hòa hợp với tủ đồ hiện tại của bạn hơn, giúp cho việc mix đồ dễ dàng hơn.
5. Không bao giờ mua đồ có dính vết ố
Nếu món đồ bạn "phải lòng" không may bị dính một vết ố hay vết mực nào đó ở vị trí dễ thấy, đừng cố mua về với suy nghĩ lạc quan rằng mình có thể giặt sạch vết tích đó bởi sự thật là bạn sẽ không bao giờ có thể tẩy sạch được chúng. Hãy tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc này bởi nó đã được kiểm chứng bởi rất nhiều tín đồ thời trang secondhand.
6. Đừng ngần ngại mang món đồ đi sửa
Một món đồ secondhand với chút lỗi nhỏ xứng đáng được cho cơ hội thứ hai với điều kiện bạn phân biệt được lỗi nào có thể sửa được, lỗi nào đành "bó tay". Chi phí sửa chữa có thể đội giá của món đồ lên một chút nhưng nếu đó là món đồ thật đẹp và phù hợp với bạn thì cũng đáng đồng tiền bát gạo phải không? Vậy lỗi như thế nào là lỗi có thể sửa được và không sửa được?
Lỗi dễ sửa: Những điều chỉnh cơ bản như lên gấu, làm ngắn tay, thu gọn eo, bóp váy, khâu lại đường may bị sứt chỉ.
Lỗi tương đối dễ sửa: Thay khuy, thay khóa cho quần áo; làm lại đế, lót cho giày dép; mạng lại áo len bị sứt, rách.
Lỗi khó sửa: Đồ thêu đính bị hỏng, thu gọn vai áo blazer, thay lớp lót.
Lỗi không thể sửa được: Nới rộng một món đồ quá chật, đồ da hoặc đồ lông bị nứt, rách.
7. Giặt đồ thật kỹ sau khi mua
Bất kể bạn có mua đồ secondhand ở shop quen hay shop lạ, hãy giặt thật kỹ món đồ sau khi mua về. Ngay cả khi món đồ trông khá sạch sẽ và tinh tươm, cũng đừng chủ quan bởi bạn không thể biết nó đã từng đi qua những đâu. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét kỹ món đồ nào có thể giặt ướt, món đồ nào bắt buộc phải giặt khô để đảm bảo chất lượng của chúng.
Theo Kenhphunu.com
Những gợi ý giày mùa hè dành cho phái đẹp Giày dép luôn là niềm đam mê bất tận của các tín đồ thời trang. Mùa hè năm nay, nếu đã chán quẩn quanh với giày cao gót, dép lê hay sandal đơn điệu, các quý cô có thể cân nhắc đến những lựa chọn dưới đây. Giày sneaker thêu Giày sneaker thêu là sản phẩm kết hợp tinh tế giữa cổ điển...