Cảm cúm ở trẻ nhỏ: Điểm danh những dấu hiệu không phải phụ huynh nào cũng nắm rõ
Cảm cúm thông thường là tình trạng nhiễm virus của đường hô hấp trên, mũi và cổ họng. Cảm cúm ở trẻ nhỏ xảy ra khiến trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều hơn. Ngoài sốt thì còn rất nhiều dấu hiệu cho biết trẻ đang bị cảm cúm mà mẹ cần biết.
Cảm cúm ở trẻ nhỏ, thực tế các thời điểm mùa thu, mùa mưa và mùa đông dễ khiến trẻ bị cảm cúm nhiều hơn. Đa số các dấu hiệu ban đầu mẹ có thể phát hiện được trẻ đang bị cảm cúm là do sốt.
Theo số liệu thực tế cho biết trong 2 năm đầu đời trẻ nhỏ có tới 8 đến 10 lần mắc cảm cúm. Đây là điều khiến phụ huynh vô cùng lo lắng cho sức khỏe con mình. Chưa kể nếu điều trị cảm cúm không dứt điểm có thể khiến bệnh tình chuyển nặng và có nguy cơ gây ra các biến chứng như viêm thanh khí phế quản hoặc viêm phổi ở trẻ nhỏ.
1. Dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở trẻ nhỏ
Bệnh cảm cúm thông thường ở trẻ nhỏ thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh. Do đó, cần nắm rõ biểu hiện nhận biết cảm cúm ở trẻ nhỏ ban đầu cũng như các triệu chứng của bệnh này gây ra các dấu hiệu điển hình.
Dấu hiệu nhận biết bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ thông thường như sau:
- Bé sẽ bị tắc nghẽn mũi, xuất hiện tình trạng chảy nước mũi.
- Chảy nước mũi là triệu chứng ban đầu, tuy nhiên sau đó nước mũi trở nên đặc hơn và biến màu vàng hoặc xanh lá cây.
Ngoài ra, các dấu hiệu của bệnh cảm cúm thông thường khác có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ.
- Trẻ nhỏ bị cảm cúm xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ khoảng 37,8 độ C.
Cảm cúm ở trẻ nhỏ xảy ra vào thời điểm mùa thu, mùa mưa và mùa đông nhiều hơn – Ảnh Internet
- Trẻ thường xuyên hắt hơi, ngứa mũi.
- Ngứa cổ khiến trẻ bị ho.
- Cảm cúm ở trẻ nhỏ khiến trẻ lười ăn hơn bình thường.
- Tâm trạng có thể ảnh hưởng vì khó chịu do cảm cúm khiến trẻ bị cáu gắt, khó chịu, quấy khóc nhiều hơn.
- Trẻ còn xuất hiện dấu hiệu bị khó ngủ.
Do hệ thống miễn dịch của trẻ cần có thời gian để thích ứng và làm suy giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm gây ra. Muốn trẻ nhỏ khỏi bệnh cảm cúm và không để lại biến chứng cần giải quyết bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ dứt điểm trong 7 đến 10 ngày.
2. Trẻ nhỏ bị cảm cúm cần gặp bác sĩ khi nào?
Video đang HOT
Thông thường đối với trẻ nhỏ từ 2 đến 3 tháng tuổi, nên gọi cho bác sĩ để kiểm tra dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm cúm ở trẻ.
Trong khi đó trẻ sơ sinh bị cảm cúm thì cảm cúm thông thường có thể nhanh chóng phát triển thành viêm khí phế quản, viêm phổi hoặc bệnh tật nghiêm trọng khác. Có thể không gây ra biến chứng nhưng tình trạng nghẹt mũi ở trẻ có thể khiến trẻ khó chịu, khó khăn trong khi thở và điều này còn khiến trẻ bị mất nước.
Những trường hợp trẻ nhỏ bị cảm cúm lớn hơn thì bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn để phụ huynh điều trị ngoại trú cho trẻ tại nhà.
Trẻ bị cảm cúm cần gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường – Ảnh Internet
Đa số cảm cúm chỉ là đơn giản là một bệnh phiền toái. Chỉ cần quan tâm đến dấu hiệu và triệu chứng bệnh của bé đúng có thể nhanh chóng chữa bệnh.
Ở trẻ 3 tháng tuổi trở lên nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây cần gọi điện cho bác sĩ để bác sĩ đưa ra lời khuyên chăm sóc trẻ bị cảm cúm đúng cách.
- Tã của trẻ không ướt nhiều như bình thường.
- Thân nhiệt của trẻ đo được nhiệt độ cao hơn 38,9 độ C trong một ngày.
- Có dấu hiệu cảm thấy trẻ đang bị đau tai.
- Khi mắt trẻ màu đỏ hoặc màu vàng, có xuất hiện rỉ ở mắt.
- Nếu trẻ ho liên tục và kéo dài trên 1 tuần.
- Nước mũi của trẻ đặc, có màu xanh lá cây trong hơn 2 tuần.
- Trẻ xuất hiện các triệu chứng khiến phụ huynh lo lắng.
Lập tức tìm bác sĩ ngay khi trẻ xuất hiện dấu hiệu:
- Từ chối hoặc chấp nhận hạn chế chất lỏng.
- Ho cứng đủ để gây ói mửa hoặc thay đổi trong màu da.
- Trẻ ho ra máu, nhuốm màu đờm.
- Xuất hiện tình trạng trẻ bị khó thở hoặc là xanh nhạt xung quanh môi và miệng.
Tiển triển của bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ thông thường sẽ xuất hiện như sau: Trẻ bị sốt và sau 5 ngày các triệu chứng của bệnh cảm cúm sẽ dần biến mất. Tuy nhiên tình trạng ho và mệt mỏi ở trẻ vẫn kéo dài và các triệu chứng biến mất hoàn toàn trong vòng 1 đến 2 tuần.
Một số gợi ý từ chuyên gia giúp chăm sóc người bệnh cảm cúm nhanh khỏi
Thời điểm giao mùa, mùa lạnh đến cần chăm sóc người bệnh cảm cúm như thế nào để bệnh nhanh khỏi. Cần nắm rõ một số nguyên tắc khi chăm sóc người bệnh cảm cúm.
Sức đề kháng của mọi người thời điểm mùa lạnh kém hơn rất nhiều. Do đó, cảm cúm xuất hiện nhiều hơn và gây ra ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Không chỉ vậy, nếu không chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cẩn thận, cả gia đình có thể bị lây bệnh cảm cúm.
Vì vậy, người bệnh cảm cúm cần được chăm sóc và cho uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Từ 3 đến 5 ngày các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm và bệnh cảm cúm sẽ khỏi hẳn.
Tuy nhiên, để hạn chế lây lan và nhanh khỏi người bệnh cần được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số nguyên tắc cụ thể khi chăm sóc người bệnh cảm cúm.
1. Nghiêm túc thực hiện cách ly người bệnh
Bệnh cảm cúm là bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan trên diện rộng nếu không được cách ly đúng cách. Do đó, nếu mắc bệnh cảm cúm thì người bệnh cần được cách ly với những người khác không mắc bệnh khi sống chung gia đình, môi trường làm việc.
Thời gian cần cách ly người bị bệnh cúm với mọi người ít nhất là 5 ngày sau khi người bệnh cảm cúm xuất hiện các triệu chứng biểu hiện.
Đặc biệt đối với những trường hợp người có sức đề kháng yếu như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay người có sức khỏe không ổn định, mắc một vài bệnh lý nền.
Người bị bệnh cảm cúm nghiêm túc cách ly để tránh tình trạng lây bệnh cho người khác. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bắt buộc phải ra ngoài thì người bệnh cảm cúm cần đeo khẩu trang y tế và che miệng. Các trường hợp ho, hắt hơi đều phải sử dụng khăn giấy để ngăn các chất tiết hô hấp nhằm tránh nguy cơ lây bệnh cảm cúm cho người khác.
Người bị bệnh cúm với mọi người ít nhất là 5 ngày sau khi người bệnh cảm cúm xuất hiện các triệu chứng - Ảnh Internet
2. Người bệnh cần nghỉ ngơi, thư giãn
Chăm sóc người bệnh cảm cúm nhanh khỏi thì người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Lựa chọn môi trường, không gian thoáng khí nhưng cần tránh gió, tránh những nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
Người bệnh cảm cúm không nên nằm phòng máy lạnh vì có thể làm nặng hơn các triệu chứng bệnh cảm cúm xuất hiện như khan cổ, khàn tiếng trầm trọng hơn.
Lưu ý đối với người bệnh cảm cúm nên tránh ra ngoài khi thời tiết lạnh để bệnh nhanh khỏi.
3. Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc cho người bệnh cảm cúm
Đối với người bệnh cảm cúm cần sử dụng các loại thuốc có tác dụng giúp hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ như: paracetamol, cảm xuyên hương,... Ngoài ra, người bệnh cảm cúm cần uống vitamin C liều cao.
Tuy nhiên, những người mắc bệnh cảm cúm nhưng lại có tiền sử loét dạ dày - tá tràng thì không được uống aspirin, APC, vitamin C.
Người bệnh cần chú ý tới đơn thuốc bác sĩ kê và tuân thủ uống đúng liều lượng, không tự ý dừng uống thuốc.
Người bị cảm cúm cần sử dụng thuốc đúng liều, đủ liều để nhanh khỏi bệnh - Ảnh Internet
4. Chăm sóc người bệnh cảm cúm tại nhà
Để người bệnh cảm cúm được chăm sóc tại nhà đúng cách, cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc:
- Cho người bệnh cảm cúm mặc quần áo thoáng mát.
- Trùm mền kín và thực hiện xông hơi với các loại lá thơm như lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, tần dày lá (húng chanh), húng quế,... Xông hơi đem lại tác dụng giúp người bệnh cảm cúm thông mũi, giải cảm, toát mồ hôi độc ra ngoài và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho cơ thể người bệnh.
- Nhỏ nước mũi bằng thuốc sát khuẩn có tác dụng hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng khó chịu do bệnh cảm cúm gây ra.
5. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh cảm cúm
Người bệnh cảm cúm cần được cung cấp đủ dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng để nhanh khỏi bệnh bằng cách:
- Bổ sung nhiều các loại rau quả tươi.
- Người bệnh cần ăn các loại thực phẩm lỏng, nóng và dễ tiêu, chứa nhiều nước đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em.
Người bệnh cảm cúm cần được cung cấp đủ dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng để nhanh khỏi bệnh - Ảnh Internet
- Nên ăn thêm các gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn như hành, tỏi, gừng,...
- Các loại rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm.
- Uống trà gừng ấm có tác dụng làm giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh cảm cúm.
- Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bị cảm cúm.
- Đồ dùng của người cảm cúm như bát, đũa, thìa, quần áo nên để và xử lý riêng tránh lây nhiễm.
- Nếu xuất hiện các dấu hiệu bị cảm cúm như sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, mắt đỏ, gai gai rét, phải cách ly và khám, điều trị ngay.
Ngoài ra, trường hợp người bệnh cảm cúm xuất hiện tình trạng sốt cao lên tới 39 đến 40 độ C hoặc thân nhiệt không ổn định, kèm theo cảm giác ớn lạnh, rét run, nhức đầu hoặc ù tai, chóng mặt, hoa mắt, hắt hơi, sổ mũi, ho hay khàn tiếng,...
Đa số các trường hợp mắc bệnh cảm cúm thường sốt. Tuy nhiên, nếu sau 7 ngày mà người bệnh không giảm các triệu chứng bệnh hoặc tái sốt thì người nhà cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế để thăm khám vì có thể bị bội nhiễm vi khuẩn và xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Điểm danh 7 sai lầm khi chăm sóc sức khỏe giao mùa hè thu mà bạn cần tránh Thời tiết thay đổi thất thường khiến con người mệt mỏi, cơ hội này tốt cho việc gây ra một số bệnh cảm cúm, cảm lạnh, bệnh về đường hô hấp hay tiêu hóa đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ. Dưới đây là 8 sai lầm khi chăm sóc sức khỏe giao mùa mà bạn cần tránh. 1. Thay đổi chế...