Cải thiện gan nhiễm mỡ hiệu quả tại nhà
Gan nhiễm mỡ hay thoái hóa mỡ gan là bệnh thường gặp của khá nhiều người, không phân biệt giới tính và độ tuổi.
Ban đầu bệnh không ảnh hưởng đến các hoạt động cơ thể. Song nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ dẫn đến viêm gan, xơ gan.
Đối tượng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ được chia làm hai nhóm: gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu. Ở cả hai nhóm người ta đều nhận thấy các tế bào gan chứa đầy các hạt mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Non-alcoholic fatty liver disease: NAFLD) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng men gan.
Đối tượng nguy cơ bị gan nhiễm mỡ là:
Người bị tăng cholesterol, triglyceride trong máu;
Người béo phì, béo bụng;
Người mắc các bệnh đái tháo đường, hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng ngừng thở khi ngủ;
Người mắc suy giáp, suy tuyến yên…
Biểu hiện gan nhiễm mỡ
Hầu hết gan nhiễm mỡ không có triệu chứng, chỉ tình cờ đi khám phát hiện ra. Một số dấu hiệu gan nhiễm mỡ khi bệnh tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ: mệt mỏi, chán ăn, gan to.
Khi tình trạng xơ gan xuất hiện, có thể có các triệu chứng:
Vàng da vàng mắt;
Các sao mạch xuất hiện;
Lòng bàn tay son;
Cổ trướng (dịch ổ bụng);
Lách to…
Các biện pháp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ sẽ dựa trên các kết quả xét nghiệm máu: Cholesterol, Triglycerid, thấy tăng các men gan AST, ALT, phosphatase kiềm.
Những trường hợp nghi ngờ xơ gan cần phải xét nghiệm thêm: đông máu cơ bản, Bilirubin, Albumin, protein máu; Xét nghiệm thêm virus viêm gan B, C để loại trừ viêm gan virus; Siêu âm ổ bụng: phương pháp đơn giản để chẩn đoán gan nhiễm mỡ. Sẽ thấy hình ảnh gan tăng âm trên siêu âm…; Có thể đo độ đàn hồi gan nếu nghi ngờ xơ gan.
Gan nhiễm mỡ là vấn đề thường gặp, người bệnh cần được khám chuyên khoa để được chẩn đoán và đánh giá mức độ bệnh.
Cần làm gì để cải thiện gan nhiễm mỡ?
Khi bị gan nhiễm mỡ ngoài việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ cần chú ý như sau:
Thay đổi lối sống, kiểm soát cân nặng
Để làm giảm sự tổn thương ở gan và cải thiện sức đề kháng của insulin, giảm cân là việc cần thiết. Theo dõi cân nặng giúp điều chỉnh lượng chất béo tích tụ trong gan, tuy nhiên người bệnh không nên áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân quá khắt khe ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Thay vào đó nên tập thể dục điều độ kết hợp ăn uống khoa học giúp giảm cân an toàn. Tập thể dục hàng ngày trong khoảng 30 phút giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy chất béo dư thừa. Tập thể dục đều đặn giúp bạn giảm cân và giữ trọng lượng trong mức kiểm soát.
Video đang HOT
Chỉ cần cân nặng cơ thể hiện tại giảm bớt 10% sẽ giúp điều trị hiệu quả gan nhiễm mỡ cũng như giảm bớt nguy cơ xơ gan và viêm gan.
Người bệnh có thể tư vấn ý kiến bác sĩ về phương pháp giảm cân phù hợp, an toàn.
Thay đổi chế độ ăn uống khoa học
Cần thay đổi thói quen ăn uống khoa học, cẩn bỏ thói quen xấu có hại cho gan. Vì những gì đưa vào dạ dày đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sức khỏe cho gan. Đó là lý do tại sao bắt buộc phải có một chế độ ăn uống lành mạnh chủ yếu từ thực vật bao gồm trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau và dầu thực vật, thực phẩm giàu axit béo omega-3 như: yến mạch, táo và quả việt quất, rau bina, cải xoăn, cải bắp, bông cải xanh và bắp cải, cá, óc chó và hạt lanh.. sẽ hỗ trợ cho gan hoạt động tốt và giúp gan làm việc không quá mức.
Những loại thực phẩm mà người bệnh gan nhiễm mỡ cần tránh gồm:
Các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol, mỡ động vật hoặc các chất béo như: các loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò,…vì nếu ăn nhiều sẽ khiến cho lá gan phải hoạt động quá tải. Nếu không đào thải hết, những chất này sẽ tích tụ lại ở gan.
Hạn chế dùng các chất kích thích, các loại đồ uống có cồn đặc biệt nguy hiểm đối với người bệnh. Rượu bia sẽ nâng cao tỷ lệ chuyển biến từ gan nhiễm mỡ sang thành bệnh xơ gan và thậm chí là ung thư gan. Quá trình bài tiết mỡ cùng những chất có hại từ rượu bia sẽ là một vấn đề áp lực rất lớn đối với gan.
Hạn chế các loại gia vị cay nóng vì những loại thực phẩm này sẽ khiến cho lá gan bị nóng, không thể đào thải được các chất béo, lâu dần sẽ bị tích tụ lại gan.
Nên dùng thức uống hỗ trợ chức năng gan
Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh thì uống đủ nước cũng giúp tăng cường chức năng gan, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ do cơ thể đủ nước sẽ loại bỏ độc tố nhanh hơn.
Một số loại nước uống nên bổ sung vào chế độ ăn uống để giải độc, hỗ trợ gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ bao gồm: Trà atisô , trà hoa cúc, trà xanh,….
Kiểm soát đường huyết
Người bị tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để quản lý tốt bệnh lý cũng như cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Đối với người khỏe mạnh cũng nên hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn uống hàng ngày và chú ý theo dõi đường huyết để ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Một số loại thực phẩm người bị tiểu đường nên tránh xa như nước ngọt, bánh mì trắng, khoai tây chiên, nước trái cây, bánh quy, trái cây sấy khô …
Tóm lại: Gan nhiễm mỡ là vấn đề thường gặp, người bệnh cần được khám chuyên khoa để được chẩn đoán và đánh giá mức độ bệnh.
Căn cứ trên kết quả khám, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ cần được thực hiện nghiêm túc, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà không theo kê đơn của bác sĩ, tránh việc dùng thuốc không đúng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chân tay lạnh quanh năm - triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm
Khi mức đường trong máu tăng lên sẽ làm hẹp các động mạch, giảm lượng máu được truyền đến các mô, các chi; về lâu dài gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên và khiến chúng bị nóng, lạnh thất thường.
(Ảnh: Getty images)
Thông thường, lạnh tay chân là một phần của phản ứng tự nhiên khi cơ thể điều chỉnh nhiệt độ để thích nghi với điều kiện môi trường bên ngoài.
Chân tay lạnh do giữ ấm không đủ là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Nhưng trong một số trường hợp, tình trạng chân tay lạnh diễn ra quanh năm, cả vào mùa Hè lại là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm.
1. Triệu chứng chân tay lạnh
Chân tay lạnh có một số dấu hiệu phổ biến như da chân, tay nhợt nhạt, xanh xao thậm chí chuyển sang màu hơi trắng; bàn chân hoặc bàn tay bị lạnh; tay chân bị tê hoặc ngứa ran, thô ráp, đen và dày hơn; da chân tay xuất hiện vết loét và mụn rộp hoặc bị phù; da tay và chân bị kéo căng hoặc cứng lên.
Nếu bạn bị lạnh bàn tay và bàn chân mọi lúc, bất kể thời tiết bên ngoài hoặc nhiệt độ xung quanh bạn như thế nào, hãy đến gặp bác sỹ. Có thể có một bệnh hoặc tình trạng tiềm ẩn cần được điều trị.
Nếu bạn có các triệu chứng khác, chẳng hạn như ngón tay hoặc ngón chân đổi màu, khó thở hoặc đau tay hoặc chân, hãy đi khám. Chẩn đoán và điều trị chân tay lạnh sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
(Ảnh: Getty images)
2. Nguyên nhân dẫn đến chân tay lạnh
Bàn chân lạnh thường do tiếp xúc quá lâu với môi trường lạnh. Nếu tình trạng này diễn ra quanh năm lại là triệu của một số bệnh nguy hiểm.
Thiếu máu thiếu sắt
Khi bạn bị thiếu máu thiếu sắt, các tế bào hồng cầu của bạn có thể không có đủ hemoglobin (protein giàu chất sắt) để vận chuyển ôxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Kết quả có thể là ngón tay và ngón chân lạnh.
(Ảnh: Getty images)
Bệnh động mạch
Khi động mạch của bạn bị thu hẹp hoặc rối loạn chức năng, nó sẽ làm giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân của bạn.
Bệnh tiểu đường
Khi mức đường trong máu tăng lên sẽ làm hẹp các động mạch, giảm lượng máu được truyền đến các mô, các chi; về lâu dài gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên và khiến chúng bị nóng, lạnh thất thường.
(Ảnh: Getty images)
Suy giáp
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp của bạn hoạt động kém và không sản xuất đủ hormone tuyến giáp để giữ cho các chức năng trao đổi chất của cơ thể hoạt động bình thường. Cảm thấy lạnh là một trong những triệu chứng của bệnh suy giáp.
Bệnh tim
Giống như bệnh tiểu đường, bệnh tim có thể khiến lưu lượng máu đến các chi giảm qua đó dẫn đến tình trạng lạnh chân và tay.
(Ành: Getty images)
Tổn thương thần kinh
Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh ngoại biên), đặc biệt là đối với những dây thần kinh ở bàn chân hoặc bàn tay là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường, gây ra bởi lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài. Một trong những triệu chứng ban đầu của tổn thương thần kinh là cảm giác đau nhói ở chi như bị kim đâm.
Hội chứng Raynaud
Là tình trạng khiến ngón tay hoặc đôi khi các bộ phận khác của cơ thể bạn cảm thấy lạnh hoặc tê. Nó là kết quả của việc thu hẹp các động mạch ở bàn tay hoặc bàn chân của bạn, khiến máu không thể lưu thông bình thường.
(Ảnh: Shutterstock)
Thiếu vitamin B12
Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng thần kinh bao gồm cảm giác tay và chân lạnh, tê hoặc ngứa ran.
Rối loạn giấc ngủ
Thalamus là vùng điều chỉnh tình trạng thư giãn, tỉnh táo của con người nằm trong não bộ. Thalamus quyết định khả năng thức-ngủ và điều hòa thân nhiệt của chúng ta. Khi vùng này gặp rối loạn, cơ thể sẽ bị chứng rối loạn giấc ngủ, đồng thời cũng có thể khiến chân tay bị lạnh.
(Ảnh: Getty images)
Chu kỳ kinh nguyệt
Ở phụ nữ, một số vấn đề về sinh lý như kinh nguyệt và hormone trong cơ thể bị thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ. Sự nhạy cảm của hệ hệ thần kinh này có thể làm mạch máu dưới da co lại, lượng tuần hoàn máu kém đi và sinh ra chân tay lạnh.
Hút thuốc lá
Khói thuốc lá có thể khiến các mạch máu của cơ thể tổn thương, thành mạch bị thu hẹp và góp phần làm nghiêm trọng hơn tình trạng chân, tay lạnh. Theo thời gian, các mạch máu hư hại có thể khiến tim khó bơm máu đến các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là những bộ phận ở xa như ngón chân hoặc ngón tay.
3. Cách chữa bàn chân lạnh bằng thảo dược dân gian
Dân gian ta từ xưa cũng lưu truyền khá nhiều cách chữa bàn chân lạnh bằng những thảo dược dễ kiếm, có sẵn trong nhà.
Ngải cứu
Ngải cứu có thể dùng để chữa bàn chân lạnh. Lấy 30-50g ngải cứu tươi rửa sạch, đặt một nồi nước lên bếp cho sôi rồi cho ngải cứu vào nấu thêm 10 phút nữa sau đó pha thêm nước để nhiệt độ hạ xuống còn 40 độ C thì cho thêm nắm muối nhỏ vào khuấy đều, đợi hạ nhiệt rồi sau đó đem ngâm chân 15-20 phút.
(Ảnh: Getty images)
Gừng tươi
Bạn lấy 20-30g củ gừng tươi đập dập và đun sôi với 1,5 lít nước. Tuy nhiên, bạn cần đậy nắp kín trong khoảng thời gian này để các khí ấm từ củ gừng không bị bay hơi. Sau đó thêm chút muối và pha thêm nước lạnh cho đến khi nhiệt độ chỉ còn khoảng 40 độ C thì cho chân vào ngâm đến khi nước không còn ấm nữa là dừng.
Thủy liệu pháp
Cách chữa bàn chân lạnh bằng thủy liệu pháp đơn giản là lấy một chậu nước nóng và một chậu nước lạnh để ngâm chân luân phiên, mỗi chậu khoảng 10-15 phút sau đó lau khô chân rồi đi tất vào. Làm như vậy 1 lần/ngày.
Tốt nhất bạn nên thực hiện cách này đều đặn hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ để lưu thông máu được cải thiện nhờ đó mà chữa bàn chân lạnh hiệu quả. Bạn nhớ phải lau khô chân bằng khăn mềm.
4. Hạn chế chứng bàn chân, bàn tay lạnh bằng cách nào?
Nhìn chung bàn chân, bàn tay lạnh thường không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên trong những điều kiện lạnh giá, việc giữ ấm bàn chân và bàn tay là rất quan trọng.
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giữ ấm chân, tay trong điều kiện thời tiết lạnh.
Lựa chọn trang phục: Đội mũ, đeo găng tay, đi tất, mặc quần áo ấm trong thời tiết lạnh. Hạn chế mặc quần áo bó sát.
Đối với trẻ em, cần hướng dẫn chúng cách mặc quần áo ấm, đeo găng và mang tất khi cảm thấy lạnh.
Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục hàng ngày có thể cải thiện tình trạng lưu thông máu, ngoài ra đây cũng là cách làm ấm cơ thể nhanh chóng và hiệu quả.
Giữ ấm trong lúc ngủ: Sử dụng túi sưởi. Đối với những người thường xuyên lạnh chân, tay nên mang tất và găng tay kể cả trong khi ngủ.
Mát xa tay và chân có thể làm tăng lưu thông máu, giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn./.
4 dấu hiệu rụng tóc liên quan đến tuyến giáp Rụng tóc là vấn đề nhiều người gặp phải, tuy nhiên rụng tóc có thể do rối loạn hormone tuyến giáp, vì các hormone này ảnh hưởng đến quá trình phát triển và trưởng thành của nang tóc. Vậy dấu hiệu rụng tóc như thế nào thì liên quan đến tuyến giáp? Rụng tóc liên quan đến tuyến giáp thường xuất hiện ở...