Cách thở giúp bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí thường nặng hơn vào mùa đông, kết hợp với đặc điểm thời tiết và khí hậu rất dễ gây ra các vấn đề hô hấp.
Thực hiện các bài tập thở thường xuyên giúp tăng cường chức năng phổi, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Các bài tập thở giúp làm sạch phổi, cải thiện khả năng hô hấp, tăng cường sức mạnh cơ hoành, cơ liên sườn, từ đó giúp cơ thể nâng cao hiệu quả hấp thụ oxy và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, những bài tập thở này còn cải thiện khả năng miễn dịch, làm dịu tâm trí, giảm căng thẳng, lo âu, tăng khả năng tập trung, chú ý, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Các bài tập thở còn hỗ trợ phổi đối phó với căng thẳng do khói bụi và ô nhiễm không khí, thường tăng lên vào mùa đông.
Các bài tập thở bảo vệ phổi trong mùa đông
Thở lửa.
Kỹ thuật thở này giúp làm ấm cơ thể, loại bỏ độc tố khỏi đường hô hấp.
Các bước thực hiện:
- Ngồi thoải mái ở tư thế khoanh chân trên thảm tập yoga hoặc ghế.
- Thở ra nhanh bằng cách hóp bụng vào.
- Hít thở ngắn.
- Lặp lại trong 3-4 phút, sau đó hít thở sâu trong hai phút để nhịp tim trở lại bình thường.
2. Thở luân phiên
Kỹ thuật thở này giúp thúc đẩy sự ổn định về thể chất, tinh thần, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch cũng như quá trình trao đổi chất.
Các bước thực hiện:
- Ngồi khoanh chân trên sàn, giữ thẳng cột sống.
- Dùng ngón tay cái bên phải bịt lỗ mũi bên phải, thở ra hoàn toàn qua lỗ mũi bên trái.
- Hít vào qua lỗ mũi bên trái, dùng ngón tay áp út bịt lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi bên phải.
- Hít vào qua lỗ mũi bên phải, bịt lỗ mũi phải và thở ra qua lỗ mũi bên trái.
- Đây là một chu kỳ thở luân phiên qua lỗ mũi, lặp lại trong ít nhất 7 đến 8 phút.
Video đang HOT
Cách thực hiện bài tập thở luân phiên tăng cường chức năng hô hấp.
3. Thở ong
Bài tập thở này mang lại nhiều lợi ích cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Âm thanh vo ve phát ra trong quá trình thực hành giúp hạ huyết áp, làm giảm tình trạng nghẹt mũi và cổ họng.
Các bước thực hiện:
Bịt tai bằng ngón cái, các ngón tay khác đặt như hình dưới và nhắm mắt lại.
Hít một hơi thật sâu và khi thở ra, tạo ra âm thanh vo ve (vo ve) từ cổ họng của bạn.
Giữ độ rung ở mức cao nhất có thể. Lặp lại 10 lần và ngồi im lặng trong vài phút sau đó.
Tư thế thực hiện bài tập thở ong.
4. Hơi thở đại dương
Bài tập thở này bao gồm hít thở sâu và chậm, tạo ra âm thanh rít nhẹ khi thở ra, giúp thư giãn cơ thể và tâm trí, giảm căng thẳng, lo lắng, tăng cường các cơ hô hấp và tăng dung tích phổi. Bên cạnh đó, hơi thở đại dương có thể giúp làm giảm các triệu chứng của các bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản…
Các bước thực hiện:
Ngồi ở tư thế thiền thoải mái, đảm bảo cột sống thẳng và vai được thư giãn.
Nhẹ nhàng nhắm mắt lại để tập trung vào bên trong, giảm thiểu sự mất tập trung.
Hít một hơi thật sâu, chậm qua mũi, khi thở ra, hãy co nhẹ phần sau cổ họng của bạn. Sự co thắt này sẽ tạo ra một âm thanh nhẹ nhàng, có thể nghe được, tương tự như tiếng sóng biển nhẹ nhàng.
Khi tiếp tục thở, hãy duy trì âm thanh nhẹ nhàng, rít lên khi hít vào và thở ra. Âm thanh phải nhất quán và nhẹ nhàng.
Chú ý đến cảm giác hơi thở di chuyển vào, ra khỏi cơ thể, cảm nhận sự lên xuống của ngực, bụng. Bắt đầu với một vài phút luyện tập mỗi ngày rồi tăng dần thời lượng khi cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
5. Thở rít
Kỹ thuật này giúp giảm cảm giác khát, kích thích tiêu hóa, làm dịu, giảm kích ứng cổ họng, giảm huyết áp cao.
Các bước thực hiện:
Ngồi thiền thoải mái, đảm bảo cột sống thẳng và vai thư giãn.
Cắn chặt răng trên và dưới, hơi hé môi để tạo một khoảng hở nhỏ.
Hít vào chậm và sâu qua khe hở giữa hai hàm răng, tạo ra tiếng rít.
Ngậm miệng và thở ra chậm qua lỗ mũi.
Lặp lại quá trình này 5-10 lần.
Cách thực hiện bài tập thở rít.
Lưu ý để thực hiện bài tập thở an toàn trong mùa đông
Các bài tập thở nên tập trong 10-15 phút, vào buổi sáng hoặc chiều tối. Trong quá trình thực hiện cần lưu ý:
Không thực hành bài tập thở ở ngoài trời hoặc nếu bạn bị nghẹt tắc mũi, đau họng.
Không thực hiện các kỹ thuật này ngay sau bữa ăn mà duy trì khoảng cách ít nhất 2 giờ.
Bắt đầu với một vài hiệp và tăng dần thời lượng khi cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
Chú ý đến nhịp điệu và luồng hơi thở.
Phụ nữ mang thai và cho con bú, cũng như những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như đái tháo đường, huyết áp nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi tập.
Những người bị tăng huyết áp hoặc thoát vị nên tránh tập.
Người mắc hội chứng Sjogren cần lưu ý gì trong tập luyện?
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho người mắc hội chứng Sjogren, đặc biệt trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm thiểu một số triệu chứng khó chịu của bệnh...
1. Tập luyện mang lại lợi ích gì cho người mắc hội chứng Sjogren?
Hội chứng Sjogren là một bệnh tự miễn mạn tính, không rõ nguyên nhân, được đặc trưng bởi các triệu chứng khô miệng, mắt và các màng nhầy khác.
Hội chứng Sjogren ảnh hưởng nhiều hơn đến những người đồng thời mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì và lupus.
Hiện nay, chưa có cách điều trị hoàn toàn hội chứng Sjogren, thay vào đó chủ yếu là các phương pháp làm giảm triệu chứng, kiểm soát các biến chứng của bệnh. Trong đó, tập thể dục có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống giúp:
- Giảm thiểu các triệu chứng mỏi mắt, khô mắt, tăng cường chức năng của mắt.
- Cải thiện sự linh hoạt, giảm đau khớp, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.
- Thư giãn tinh thần, giảm lo lắng, nhờ đó người bệnh có thể ngủ ngon hơn vào ban đêm.
- Cải thiện lưu thông máu và tăng cường năng lượng...
2. Một số bài tập hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của hội chứng Sjogren
Có một số bài tập và biện pháp hỗ trợ giúp cải thiện triệu chứng cho người mắc hội chứng Sjogren, đặc biệt là các triệu chứng khô miệng, khô mắt và đau cơ, khớp. Mặc dù không thể chữa trị hoàn toàn hội chứng Sjogren, nhưng các bài tập này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2.1. Bài tập cho mắt
- Nhắm mắt và mở mắt chậm: Nhắm mắt lại trong 5 giây, sau đó từ từ mở mắt và lặp lại khoảng 10 lần. Điều này giúp duy trì độ ẩm cho mắt và giảm cảm giác khô.
- Bài tập đảo mắt: Nhìn theo từng hướng phải - trái - trên - dưới, rồi tiếp tục lặp lại. Bài tập này giúp cải thiện sự lưu thông của các tuyến nước mắt và giảm căng thẳng cho mắt.
- Chớp mắt thường xuyên: Hãy chú ý chớp mắt thường xuyên, đặc biệt khi làm việc với màn hình máy tính hoặc đọc sách. Chớp mắt giúp duy trì độ ẩm cho mắt và giảm cảm giác cộm.
Nhắm mắt lại trong 5 giây, sau đó từ từ mở mắt giúp duy trì độ ẩm cho mắt và giảm cảm giác khô.
2.2. Bài tập cho miệng
- Tập luyện cơ miệng: Thực hiện các bài tập đơn giản như:
Cười rộng miệng: Mở miệng hết cỡ và cười trong 5 giây, rồi thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
Vận động lưỡi: Di chuyển lưỡi lên, xuống, trái, phải trong vòng 30 giây, làm từ 2-3 lần mỗi ngày. Điều này giúp kích thích các tuyến nước bọt hoạt động.
- Uống nước đều đặn: Uống từng ngụm nhỏ nước trong suốt cả ngày để giữ cho miệng luôn ẩm.
2.3. Bài tập thể dục toàn thân
- Đi bộ nhẹ nhàng hoặc đạp xe: Những bài tập này giúp cải thiện sự linh hoạt và sức khỏe tổng thể. Vận động thường xuyên cũng có thể giúp giảm mệt mỏi và cứng khớp.
- Bài tập kéo giãn : Các bài tập kéo giãn cơ thể nhẹ nhàng giúp cải thiện sự linh hoạt, giảm đau khớp, cải thiện lưu thông máu. Người mắc hội chứng Sjogren có thể tập xoay người, kéo dài cánh tay, vặn mình nhằm giúp giảm căng thẳng cho cơ và khớp.
- Yoga hoặc pilates: Các bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc tập pilates giúp cải thiện sự linh hoạt, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ giúp cải thiện sự linh hoạt và sức khỏe tổng thể.
2.4. Bài tập thở
Các bài tập thở sâu và chậm giúp giảm căng thẳng, cải thiện lưu thông máu và cung cấp oxy cho cơ thể. Người bệnh có thể thử thở sâu 5-10 phút mỗi ngày. Hít vào chậm rãi qua mũi trong 4 giây, giữ hơi thở trong 4 giây, rồi thở ra từ từ qua miệng trong 6 giây.
3. Lưu ý đối với người mắc hội chứng Sjogren
Bên cạnh việc điều trị và tập các bài tập hỗ trợ nói trên, người mắc hội chứng Sjogren cũng cần thay đổi lối sống, làm việc và sinh hoạt để tránh tình trạng khô miệng, khô mắt và đau cơ, khớp.
- Tăng độ ẩm trong nhà và giảm tiếp xúc với luồng không khí thổi giúp mắt và miệng không bị khô. Đeo kính bảo hộ hoặc kính bảo vệ mắt khi ra ngoài trời.
- Uống từng ngụm chất lỏng, đặc biệt là nước lọc, trong suốt cả ngày.
- Hút thuốc có thể gây kích ứng và làm khô miệng. Do đó, hãy bỏ thuốc lá và các chất kích thích hay các thói quen có hại cho sức khỏe.
- Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào, đặc biệt là khi mắc đồng thời các bệnh khác.
Tin mừng cho người thích ăn chuối Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn một quả chuối mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe răng miệng, tránh bệnh loãng xương, bảo vệ phổi và đường ruột... Nghiên cứu cho thấy ăn một quả chuối mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe răng miệng, ngừa ung thừa thận, phòng bệnh loãng xương... Ảnh: MedicalNewsToday. Ở Mỹ, chuối là một...