Cách Thái Lan chống hạn, đối phó Trung Quốc
Trong tình hình hạn hán và nước ngọt khan hiếm, Chính phủ Thái Lan dạy nông dân kỹ thuật trồng cây chịu hạn, hỗ trợ thay đổi cây trồng.
Chính phủ Thái Lan – nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới – trong hơn một thập kỷ qua đã khuyến khích nông dân sản xuất các sản phẩm thay thế lúa gạo nhằm đối phó với hạn hán và giá lúa gạo thế giới giảm mạnh.
Chính phủ hỗ trợ cho 250 người tham dự 15 ngày tập huấn ở Sangkaburi, một huyện có 8.000 hộ nông dân. Do số học viên đăng ký tập huấn nhiều gấp 4 lần chỉ tiêu nên những người tham dự được lựa chọn ngẫu nhiên bằng cách bốc thăm.
Lớp tập huấn ở vùng nông thôn được Chính phủ tài trợ để khuyến khích người nông dân dứt ra khỏi thói quen trồng lúa nước và học cách phát triển các loại cây trồng khác. Bài giảng trên lớp trải rộng nhiều lĩnh vực, từ kế toán tới nuôi gà.
Nhưng canh đông nưt ne vi han han do biên đôi khi hâu tai Thai Lan buôc nông dân nươc nay phai thay đôi tâp quan canh tac lua nươc, anh: Bangkok Post.
Mỗi ngày đi học, họ được chính quyền cấp cho 200 baht, tương đương khoảng 130.000 đồng tiền Việt Nam.
Đây là một chương trình của Chính phủ Thái Lan sau khi lời kêu gọi của nhà vua Bhumibol Adulyadej với khẩu hiệu: “Hãy sử dụng nước một cách khôn ngoan”
“Người dân sẽ trực tiếp gánh chịu hậu quả của hạn hán. Những gì chúng tôi đang làm là hỗ trợ tài chính, cố gắng giúp đỡ nông dân, hướng dẫn họ cách tồn tại trong giai đoạn khó khăn này”, Bộ trưởng Tài chính Apisak Tantivorawong nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg tại Bangkok đầu tuần trước.
Video đang HOT
Chính phủ Thái Lan đã thu xếp khoản chi ngân sách trị giá 10,1 tỉ baht trong năm nay, bắt đầu từ ngày 1/5, để ổn định giá cả và đào tạo lại nông dân, trong đó có cả những người chuyên sản xuất gạo thơm hoa nhài nổi tiếng của Thái Lan.
“Ngân sách của chúng tôi có hạn”, Bộ trưởng Tài chính Apisak cho biết. “Nông dân cũng cần phải tự giúp nhau chứ không nên chỉ dựa vào tiền của chính phủ”, ông nhấn mạnh.
Bộ trưởng Tài chính Thái Lan cũng nhận định, việc mở lớp dạy cho người nông dân kiến thức nông nghiệp trước yêu cầu của thời kỳ mới, là một sự tiết kiệm tối thiểu ngân sách nhưng có thể mang lại hiệu quả tối đa.
Bà Prapatpon Rungsatien, 48 tuổi, một nông dân trồng lúa tham gia lớp học trên ở huyện Sangkaburi, tỉnh Chai Nat cho biết bà thường thu hoạch 3 vụ lúa mỗi năm trong suốt 15 năm qua cho tới khi hạn hán bắt đầu vào cuối năm 2014.
“Tôi đã tính trồng đậu xanh, nhưng cũng không đủ nước cho loại cây này. Đất của tôi là khô và nứt nẻ vậy thì trồng được cây gì? Đào sâu bên dưới cũng không có nước”, bà ngao ngán.
Tham gia khóa đào tạo của chính phủ cũng tạo ra những khích lệ đáng kể cho người nông dân này. “Có nhiều cách khác để kiếm sống. Có hy vọng”, bà nói.
Hầu hết những cánh đồng trồng lúa miền Trung và Bắc Thái Lan đã khô nẻ vì hạn hán.
Người trồng lúa ở Thái Lan đã từng được chiều chuộng suốt hơn một thập kỷ qua bởi các khoản trợ cấp của chính phủ, khiến cho người dân nông thôn ủng hộ mạnh chính quyền của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và em gái ông, bà Yingluck. Trong thời gian này, sản lượng lúa gạo của Thái đã tăng 20%, khiến cho kho dự trữ của nước này đạt kỷ lục 17,8 triệu tấn.
Chính phủ hiện nay đang phải vật lộn để tiêu thụ kho dự trữ này. Việc Thái Lan cắt giảm sản lượng sẽ giúp đảo ngược tình trạng thừa gạo trên toàn cầu, đang làm giá lúa gạo quốc tế giảm mạnh. Tuy nhiên, để thuyết phục người nông dân rời xa cây lúa phải có những giải pháp thận trọng. Nông dân trồng lúa đóng vai trò trung tâm trong các vụ bất ổn chính trị trong suốt một thập kỷ qua ở Thái Lan: họ từng tạo ra những cuộc biểu tình lớn ủng hộ gia đình Shinawatra, những chính trị gia đã hai lần bị lật đổ bằng đảo chính.
Từ chương trình đổi mới của Chính phủ Thái Lan có thể thấy, người nông dân khi chưa hiểu được vấn đề thì đôi khi họ lại biến những sự giúp đỡ của Chính phủ trở thành những rào cản. Thậm chí gây hại cho việc sản xuất của họ, làm hại cho cuộc sống của họ, của gia đình họ, cuôi cung lai lam ảnh hưởng xâu đến việc quy hoạch của Chính phủ. Điều tai hại ấy sẽ khiến cho người nông dân luôn sống trong khốn khó vì giá trị lao động thấp.
Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, việc người nông dân không thay đổi nhận thức sẽ khiến họ thua ngay trên sân nhà, chứ chưa nói đến sân chơi quốc tế. Vì vậy, việc người nông dân Thái Lan là học sinh trong các lớp học về thay đổi cây trồng là một trong những điều kiện quyết định việc tái cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp lúa nước của Thái Lan có thành công hay không.
Kim Hoa (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
5 nước thi nhau thành lập căn cứ quân sự ở Djibouti
3 cường quốc quân sự là Mỹ, Nhật Bản và Pháp đã có lực lượng đóng quân tại Djibouti và thêm 2 nước khác là Ả-Rập Saudi và Trung Quốc, cũng chuẩn bị thành lập căn cứ tại đây.
Theo tạp chí The Diplomat, Mỹ có sự hiện diện quân sự lớn nhất tại quốc gia châu Phi này với 4.000 lính ở trại Lemonier, tiếp theo sau đó là Pháp với 1.900 lính. Nhật Bản cũng đã triển khai theo kiểu xoay vòng 600 binh lính của lực lượng phòng vệ bờ biển và hoạt động chủ yếu ở các cảng của Djibouti.
Mỹ có lực lượng đông nhất tại Djibouti với khoảng 4.000 lính
Trung Quốc và Ả-Rập Saudi gần đây cũng đã tìm cách điều lực lượng đến quốc gia này. Vào cuối tháng 2, Bắc Kinh đã xác nhận đạt được thỏa thuận với Djibouti về việc thành lập các cơ sở hậu cần quân sự, vốn được cho là căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài.
"Vị trí địa lí của Djibouti là những gì mà các nước này mong muốn. Nó nằm ở bên cạnh eo biển Bab el-Mandab chia cắt châu Á và châu Phi, cũng như là điểm then chốt trên tuyến đường từ vịnh Aden đến kênh đảo Suez", tạp chí The Diplomat giải thích.
Đây là khu vực có giá trị kinh tế quan trọng do 20.000 tàu buôn và 20% giá trị xuất khẩu của cả thế giới đi qua đây mỗi năm. Ngoài ra, nếu tính riêng ngành năng lượng, 10% sản lượng dầu mỏ xuất khẩu của thế giới cũng phải đi qua eo biển Bab el-Mandab.
Djibouti nằm ở vị trí cực kì đắc địa có ý nghĩa về mặt kinh tế và quân sự
Đường thương mại vịnh Aden - kênh đảo Suez là đặc biệt quan trọng với 2 cường quốc kinh tế châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản. Ước tính, 2.000 tàu thương mại có liên quan đến Nhật Bản phải đi qua tuyến đường này mỗi năm, trong khi giá trị trao đổi thương mại giữa EU và Trung Quốc khoảng 1 tỉ USD/ngày và hầu hết hàng hóa đều vận chuyển bằng đường biển qua khu vực này. Trung Quốc cũng muốn sử dụng Djibouti như một cách để đảm bảo sự phát triển quyền lợi kinh tế của họ ở châu Phi.
Đối với Mỹ, theo tạp chí The Diplomat, trại Lemonnier đóng vai trò như trung tâm điều phối chiến dịch chống khủng bố của họ ở khu vực Sừng châu Phi. Tất cả hoạt động quân sự chống khủng bố của Mỹ ở Yemen, Somalia hay nhiều quốc gia châu Phi khác đều xuất phát từ Djibouti.
Về phần Ả-Rập Saudi, lợi ích ở Djibouti trong ngắn hạn đó là bàn đạp để nước này duy trì chiến dịch can thiệp quân sự vào nội chiến Yemen.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ nỗ lực giữ Anh ở lại EU: Bài toán tài chính? Việc Mỹ nỗ lực giữ Anh ở lại EU vẫn chưa đủ, vấn đề chính ở đây là bài toán tài chính, lợi ích của London. Tổng thống Mỹ nỗ lực giữ Anh ở lại EU Tờ báo The Independent của Anh vừa tiết lộ rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới London vào ngày 24/4 tới nhằm hối thúc cử tri...