Cách tận dụng kỳ ‘đèn đỏ’ để giảm cân hiệu quả
Khi nhắc đến kỳ k.inh n.guyệt, hầu hết chị em đều nhớ tới cảm giác khó chịu mà không biết rằng đây là thời điểm giảm cân, thải độc rất tốt.
Giảm cân, có thân hình thon gọn là mong muốn của rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán đang cận kề. Mặc dù phương pháp giảm cân rất đa dạng nhưng không phải ai cũng tìm thấy cách phù hợp và có hiệu quả với mình. Đặc biệt là rất ít người biết tận dụng kỳ k.inh n.guyệt để giảm cân.
Giảm cân dựa vào sự thay đổi của cơ thể trong kỳ k.inh n.guyệt là một phương pháp hiệu quả nhưng ít người biết (Ảnh minh họa)
Bí quyết nằm ở cách chia kỳ k.inh n.guyệt ra thành 4 giai đoạn tương ứng với thể trạng và sự thay đổi nội tiết tố, trao đổi chất của cơ thể người phụ nữ. Vì vậy, các lưu ý về ăn uống, sinh hoạt, tập luyện mỗi giai đoạn cũng sẽ khác nhau.
Giai đoạn 1: 1 – 7 ngày của chu kỳ k.inh n.guyệt
Giai đoạn này được tính từ ngày đầu tiên chị em phụ nữ hành kinh. Được coi là thời kỳ tiền giảm cân nhanh. Nó chủ yếu mang tính chất hỗ trợ, điều tiết trao đổi chất và thải độc trong cơ thể để đạt hiệu quả giảm cân cao tại giai đoạn 2.
Bởi vì những triệu chứng khi hành kinh cũng đã đủ khiến chị em đau đớn, khó chịu, tinh thần mệt mỏi. Đồng thời cơ thể cũng dễ bị phù nề, tích nước hơn.
Với giai đoạn 1, chị em hãy chú ý đến việc ăn uống thanh đạm, tránh đồ lạnh và ưu tiên làm ấm tử cung. Hãy hạn chế các món ăn nhiều muối, đồ chiên rán, tránh xa hoàn toàn các loại chất kích thích, rượu bia. Thay vào đó, hãy tăng cường uống nước ấm, không tập luyện thể thao quá sức mà tập trung vào ổn định tinh thần, tăng cường tuần hoàn m.áu.
Các bài tập luyện được khuyến nghị vào gồm yoga, thiền, đi bộ nhẹ nhàng. Có thể kết hợp thêm ngâm chân nước ấm, uống trà gừng và massage cơ thể vào buổi tối.
Giai đoạn 2: 7 – 14 ngày của chu kỳ k.inh n.guyệt
Ngay sau khi hành kinh kết thúc được xem là giai đoạn giảm cân nhanh nhất của phương pháp này.
Tăng cường tập luyện sau khi hết hành kinh giúp chị em giảm cân nhanh hơn (Ảnh minh họa)
Do lúc này estrogen tiết ra mạnh nên quá trình trao đổi chất sẽ được đẩy nhanh hơn. Đồng thời, quá trình hấp thụ và tiêu thụ chất bột đường, chất béo, chất đạm trong cơ thể cũng nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Trong giai đoạn này, chị em muốn giảm cân hãy ăn nhiều rau củ, thực phẩm có chỉ số GI thấp, protein chất lượng cao. Đừng vì giảm cân mà bỏ bữa hay cắt giảm đạm, tinh bột. Thay vào đó hãy chia thức ăn ra làm nhiều bữa nhỏ, dùng đạm thực vật và ưu tiên protein từ cá hơn là thịt, cũng nên chọn các loại rau giàu đạm thực vật như đậu Hà Lan, măng tây, nấm, rong biển.
Thịt hãy chọn loại thịt trắng và nạc thay vì thịt đỏ. Đặc biệt lưu ý đến việc đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc để ổn định nội tiết tố. Giai đoạn này chị em cũng nên thức dậy sớm vào buổi sáng và vận động để đạt hiệu quả đốt cháy chất béo nhanh hơn thay vì buổi chiều hay tối.
Các môn thể thao nên tập gồm có chạy bộ, Pilates, nhảy dây, HIIT, tập tạ, thể dục dụng cụ… Lúc này, chị em sẽ nhận được hiệu quả giảm cân gấp đôi khi tập luyện cùng một cường độ so với các giai đoạn khác nên đừng bỏ lỡ.
Giai đoạn 3: 14 – 21 ngày của chu kỳ k.inh n.guyệt
Trong giai đoạn này, quá trình trao đổi chất của cơ thể đang dần trở lại bình thường, hiệu quả giảm cân không còn nhanh như “thời kỳ vàng” ở giai đoạn 2. Hơn nữa, chị em sẽ dễ cảm thấy ăn ngon miệng hơn hẳn và cũng dễ bị phù nề do thực phẩm, tăng cân trở lại nhanh nên phải kiểm soát cơ thể thật tốt.
Điểm quan trọng nhất của chế độ ăn uống trong giai đoạn 3 là uống nhiều nước hơn và giảm lượng calo nạp vào. Các bài tập luyện cũng cần tăng cường độ nhưng tập trung vào giữ cơ, săn chắc cơ thể thay vì đốt cháy mỡ nhé!
Giai đoạn 4: 21 – 28 ngày của chu kỳ k.inh n.guyệt
Đây là giai đoạn giảm cân chậm và nên tập trung vào tăng cường sức đề kháng, chăm sóc tinh thần để ổn định nội tiết tố và sẵn sàng đón những ngày hành kinh tới.
Lúc này, do bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố trong cơ thể, tâm trạng bắt đầu dễ mệt mỏi, cáu gắt, phù nề, nổi mụn trên cơ thể. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt cũng dễ khiến chị em khó chịu, tăng cân và thèm ăn nhiều hơn.
Trước khi bắt đầu những ngày hành kinh, chị em thường có xu hướng thèm ăn nhiều hơn nên cần chú ý kiểm soát lượng calo nạp vào (Ảnh minh họa)
Những điều mà chị em nên làm lúc này là tăng lượng protein nạp vào ở mức 1,5 lần so với giai đoạn 3. Hãy đặc biệt chú ý đến việc ăn đủ 3 bữa một ngày và ăn đúng giờ giúp đồng hồ sinh học của cơ thể được hoạt động tối ưu hơn. Nên ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày. Có thể uống mỗi ngày 1 cốc nước chanh thêm ít đường, nước mật ong vào sáng sớm hoặc trước bữa tối để bồi bổ cơ thể, tăng cường thải độc mà vẫn không gây tăng cân.
Đặc biệt, nên giảm dần cường độ tập luyện và tập thêm các bài yoga, giãn cơ để tăng cường sự dẻo dai. Tránh xa đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ và bổ sung các thực phẩm điều hòa nội tiết tố nữ như đậu phụ, cá béo giàu omega-3, các loại hạt…
Hãy lưu ý rằng các giai đoạn trên được chia theo chu kỳ kinh nguyệt phổ biến nhất là 28 ngày. Nếu bạn có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn, hãy chia đều độ dài chu kỳ cho 4 để có thể áp dụng dễ dàng nhất nhé!
Xuất hiện hai kỳ kinh trong một tháng có đáng lo?
Có hai kỳ kinh trong một tháng thường là do một số nguyên nhân đơn giản và không gây hại nhưng trong một số trường hợp, nó có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được điều trị. Vậy dấu hiệu đi kèm nào báo hiệu bệnh lý?
Thông thường, một người phụ nữ sẽ có kinh nguyệt mỗi tháng 1 lần, khoảng cách mỗi lần trung bình khoảng từ 28 - 30 ngày, một lần diễn ra từ 2 - 7 ngày. Nếu chu kỳ này có xu hướng ngắn lại, điều này có nghĩa là 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần. Có đến 40-60% nữ giới gặp hiện tượng bất thường này ít nhất là một lần trong đời.
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng có 2 kỳ kinh trong một tháng
1.1 Quên uống thuốc tránh thai
Việc quên uống thuốc tránh thai, uống không đúng giờ hoặc quên tiêm thuốc tránh thai dưới da là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Những phụ nữ đang áp dụng các biện pháp tránh thai như uống thuốc hay tiêm thuốc dưới da đều sẽ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi quên uống thuốc hoặc uống không đúng giờ. Từ đó sẽ gây ra rối loạn kinh nguyệt, có thể xuất hiện 2 kỳ kinh trong một tháng vì lượng hormone bị cắt giảm đột ngột. Tuy nhiên, đây không phải là một trường hợp khẩn cấp.
Quên uống thuốc tránh thai có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
1.2 Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học
Nhiều người duy trì thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh trong thời gian dài cũng gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt như: chậm kinh, rong kinh, mất kinh hoặc 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần. Các yếu tố lối sống có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:
Do tâm lý căng thẳngThường xuyên di chuyển như đi du lịch, đi công tác liên tục tại nhiều nơiTập thể dục nhiều hơn với cường độ mạnhThiếu ngủ
Tất cả những yếu tố này khiến cơ thể bạn bị căng thẳng, làm ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và dẫn đến việc giải phóng hormone căng thẳng dư thừa (cortisol).
Tất cả lượng cortisol dư thừa đó sẽ thay đổi khả năng điều chỉnh hormone của cơ thể, điều này có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều và kinh nguyệt nhiều hơn hoặc ít hơn. Thông thường, quay trở lại thói quen bình thường cũng sẽ giúp chu kỳ của bạn trở lại đúng hướng.
1.3 Tăng cân hoặc béo phì
Tăng cân nhanh chóng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Đó là bởi vì nó ảnh hưởng đến phần não điều chỉnh hormone (vùng dưới đồi). Điều đó có thể dẫn đến sự dao động nội tiết tố có thể gây ra hai chu kỳ trong một tháng hoặc chu kỳ không thường xuyên.
Người béo phì với hàm lượng chất béo cao (mô mỡ) có thể làm mất cân bằng hormone giới tính và dẫn đến dư thừa estrogen có thể khiến chu kỳ kinh ngắn và ra nhiều kinh hơn. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý cho cơ thể có thể giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
1.4 Các vấn đề về bệnh lý
Chị em phụ nữ sẽ là đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn kinh nguyệt nếu mắc những bệnh lý sau:
Polyp tử cungViêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung...)Buồng trứng đa nangU xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.
Bên cạnh dấu hiệu 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần, người bệnh còn có các triệu chứng khác thường như: thiếu máu, đau lưng, chướng bụng... tùy vào từng bệnh lý mắc phải.
2. Khi nào hai kỳ kinh trong một tháng có thể báo hiệu tình trạng bệnh lý?
Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn.
Nếu tình trạng có hai kỳ kinh trong một tháng chỉ xuất hiện một vài lần do chu kỳ kinh nguyệt ngắn (kinh nguyệt đến sớm trước 3 - 5 ngày hoặc chu kỳ kinh kéo dài chỉ trong 21 ngày), hoặc do chế độ sinh hoạt không điều độ gây ra thì sẽ không quá nghiêm trọng.
Nhưng nếu xảy ra thường xuyên, kèm theo những dấu hiệu như: ra khí hư bất thường, đau bụng dưới, máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, có mùi hôi, màu đen sẫm... thì có thể là dấu hiệt của một số bệnh lý phụ khoa như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm buồng trứng... Hoặc rối loạn nội tiết tố như: buồng trứng đa nang, cường estrogen... Lúc này, cần nhanh chóng đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa kịp thời. Nếu để lâu không điều trị sẽ làm giảm chức năng sinh sản và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
3. Để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh
Cần tăng cường vận động: Ít hoạt động thể chất có thể là nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều. tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa béo phì, kiểm soát nội tiết tố của bạn và dẫn đến kinh nguyệt đều đặn. Vì vậy, hãy khiêu vũ, tham gia một lớp thể dục nhịp điệu, hoặc ra ngoài đi dạo... Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn tập thể dục ít nhất 30-45 phút mỗi ngày.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc: Một trạng thái tâm lý ổn định, vui vẻ sẽ xua tan mọi muộn phiền, giảm căng thẳng đáng kể. Ngoài ra cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi sau ngày làm việc bận rộn.
Cần vận động, tập thể dục thường xuyên.
Để duy trì trạng thái tích cực, bạn nên tham gia những hoạt động như: đi bộ, đọc sách, nghe nhạc, massage thư giãn, tập yoga hoặc tập thể dục đều đặn mỗi ngày,...
Chu kỳ giấc ngủ của bạn đều đặn, nó có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Phải ngủ đúng giờ là vào hầu hết các ngày trong tuần và ngủ đủ 8-9 tiếng để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và vì sức khỏe tổng thể.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Trong thực đơn hàng ngày, nên bổ sung thêm nhiều các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt... có tác dụng cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể trở nên dẻo dai, giàu sức sống hơn.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách: Sau mỗi lần đi vệ sinh, nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước sạch và lau khô bằng khăn giấy. Ngoài ra, nên dùng những sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ lành tính, có độ pH phù hợp, tránh dùng xà phòng vì sẽ khiến mất cân bằng độ pH khu vực này.
Mỗi khi tới kỳ kinh, nên lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp, đảm bảo tiêu chí khô thoáng, ít hương liệu, không gây bí bách và kích ứng.
Quan hệ tình dục an toàn: Đời sống tình dục văn minh, an toàn là yếu tố quan trọng giúp chị em không bị mang thai ngoài ý muốn, không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và có một chu kỳ kinh bình thường. Do đó, hãy sử dụng các biện pháp an toàn như sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân khỏi mối đe dọa từ các bệnh xã hội nguy hiểm.
Giảm cân giúp tăng chất lượng tinh trùng Trong một nghiên cứu lâm sàng mới, các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen cùng Bệnh viện Hvidovre cho thấy nam giới béo phì có thể cải thiện chất lượng tinh trùng nếu giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Human Reproduction. Giáo sư Signe Torekov cho biết: "Thật ngạc nhiên...