Cách sơ cứu loại nọc độc đơn giản ít ai biết
Khi bị ong đốt, nọc độc không chỉ gây hoại tử tại chỗ còn xâm nhập vào máu gây suy thận, vỡ cơ, suy tim cấp, chảy máu phổi…
Ong đốt 70 vết, nam thanh niên suy đa tạng
BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, vài tuần trở lại đây, ngày nào trung tâm cũng tiếp nhận 3-4 bệnh nhân nặng do bị ong đốt. Hiện tại có 4 bệnh nhân đang điều trị, trong đó có 2 trường hợp nặng, phải chạy thận nhân tạo, lọc máu nhiều lần.
Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân Trịnh Xuân Hà (23 tuổi, Phú Lương, Thái Nguyên), bị ong vò vẽ tấn công khi đang lấy củi trong rừng. Đàn ong vỡ tổ lao vào tấn công chàng trai trẻ với trên 70 nốt khắp cơ thể, tập trung vào đầu, 2 cánh tay.
Nam bệnh nhân 23 tuổi bị ong vò vẽ đốt hơn 70 nốt
Tối 19/8, bệnh nhân được chuyển đến BV đa khoa tỉnh Thái Nguyên cấp cứu, sau đó chuyển tiếp xuống BV Bạch Mai trong tình trạng suy đa tạng, tiêu cơ vân, viêm tụy cấp hiếm gặp.
Bệnh nhân thứ 2 là Nguyễn Tân Hoàng (47 tuổi, Hà Nam) bị biến chứng suy đa tạng, viêm thận, vô niệu không tiểu được sau khi bị ong vò vẽ đốt 60 nốt, tập trung chủ yếu vào vùng đầu.
15 phút sau khi bị ong đốt, người anh nóng bừng, khó chịu, choáng váng. Anh Hoàng được một người bạn chở về nhà và lấy đá chườm nhưng không đỡ, được chuyển lên BV Bạch Mai ngày 3/8, đến nay đã điều trị gần 1 tháng song vẫn phải theo dõi tình trạng suy thận cấp và dùng thuốc lợi tiểu.
Khi mới đến Trung tâm chống độc, bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, vỡ hồng cầu, rối loạn đông máu, suy thận… được chỉ định truyền dịch, lọc máu liên tục.
Các bác sĩ cho biết, nếu nhập viện trễ vài tiếng nữa, bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong do nọc độc của ong đã tấn công vào máu gây viêm thận cấp, không tiểu được, chất độc ứ đọng trong người.
Video đang HOT
Ngay lập tức uống thật nhiều nước
BS Nguyên cho biết, mức độ nặng, nhẹ của mỗi trường hợp bị ong đốt tuỳ thuộc vào loài ong, số lượng nốt đốt, trong đó 2 loài ong nguy hiểm nhất là ong vò vẽ và bắp cày. Nốt đốt càng nhiều, càng gần vị trí đầu, cổ, ngực sẽ càng nhiễm độc nặng.
Theo BS Nguyên, nọc độc của ong có thành phần chính là protein, ngay khi đốt sẽ gây tổn thương tại vị trí đốt gây đau và hoại tử tại chỗ, sau đó xâm nhập vào máu gây vỡ hồng cầu, tổn thương cơ, suy thận, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu. Nếu bệnh nhân bị đốt nhiều nốt có thể bị tổn thương cơ tim, suy tim, chảy máy phổi, suy hô hấp…
Bệnh nhân ở Hà Nam điều trị gần 1 tháng nhưng vẫn chưa được xuất viện do xử trí ban đầu chậm trễ
Thực tế đã có nhiều bệnh nhân tử vong do ong đốt ở 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu do dị ứng, sốc phản vệ, gây chèn ép đường thở dẫn tới tử vong; giai đoạn sau do nhiễm độc (chiếm chủ yếu), thường tử vong sau vài ngày đến vài tuần.
BS Nguyên nhấn mạnh, các phương pháp dân gian như chườm đá, bôi vôi, bôi hồ nước, kem đánh răng… chỉ có tác dụng làm dịu vết đốt nhưng không có giá trị sơ cứu do nọc độc vẫn còn nguyên.
Do đó trước khi đến cơ sở y tế, việc đầu tiên là cần sơ cứu đúng cách, dùng dụng cụ được sát trùng lấy vòi chích của ong ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra các vùng lân cận.
Kế đó rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt 2 lần/ngày.
“Đặc biệt người bị ong đốt cần uống nhiều nước hơn bình thường, có thể uống nước lọc, nước canh, hoa quả, nước oresol để đi tiểu nhiều giúp thải độc khỏi cơ thể”, BS Nguyên nhấn mạnh.
BS Nguyên khuyến cáo, nếu bệnh nhân bị đốt từ 5-10 nốt trở lên, cần phải nhập viện càng sớm, càng tốt. Nếu sơ cứu đúng cách và sớm bằng cách truyền nhiều dịch, bệnh nhân có thể chỉ phải nằm viện 1-2 ngày thay vì phải điều trị cả tháng ròng.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Cách sơ cứu giảm nguy cơ suy gan, suy thận khi bị ong đốt ai cũng cần biết
BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cảnh báo giai đoạn cuối hè đầu thu là "mùa" ong đốt. Hiện tại ở khoa có 4 bệnh nhân đang phải điều trị. Trong khi đó, có cách sơ cứu đơn giản, hiệu quả để giảm nguy cơ nọc độc của ong gây suy gan, suy thận nhưng không phải ai cũng biết.
BS Nguyên cho biết, trong 4 bệnh nhân đang điều trị tại viện có cả người lớn, trẻ em, trong đó 2 bệnh nhân rất nặng bị suy thận phải lọc máu.
Đó là trường hợp bệnh nhân N.T.H (47 tuổi, ở Kim Bảng, Hà Nam) với hơn 50 nốt ong vò vẽ đốt trên khắp cơ thể. Bệnh nhân đã điều trị ở viện hơn 1 tháng.
Bệnh nhân phải lọc thận liên tục do suy thận vì ong đốt. Ảnh: H.Hải
Khi bệnh nhân đi lấy củi, động vào tổ ong đã bị cả đàn ong túa ra tấn công. Khi anh H. hoảng hốt khua chân tay, bỏ chạy thì đàn ong càng tấn công dữ dội hơn.
Ngay sau khi bị ong đốt khoảng 15 phút, toàn thân bệnh nhân nóng bừng, khó chịu, choáng váng. Anh được một người bạn chở về nhà và lấy đá chườm nhưng không đỡ. Sau đó, anh được người nhà đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam rồi chuyển lên Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) ngày 3/8, với hơn 50 nốt đốt khắp cơ thể.
BS Nguyên cho biết, ngay tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân đã trong tình trạng suy thận cấp, vô niệu hoàn toàn, vỡ hồng cầu và rối loạn đông máu do bị ong vò vẽ đốt nhiều nốt. Bệnh nhân được điều trị tích cực, truyền dịch, lọc máu, sử dụng thuốc lợi tiểu. Sau gần 1 tháng điều trị tích cực, hiện tình trạng của bệnh nhân đang tiến triển tốt song vẫn đang phải dùng thuốc lợi tiểu và theo dõi tình trạng suy thận cấp.
Trường hợp khác, anh H.V.T (23 tuổi, Phú Lương, Thái Nguyên) với 70 nốt ong vò vẽ đốt cũng bị suy thận phải lọc thận mỗi ngày.
BS Nguyên cảnh báo, giai đoạn cuối hạ, đầu thu là "mùa" ong đốt. Ngày nào tại Trung tâm cũng có bệnh nhân nhập viện vì nguyên nhân này, trong đó đa phần là vô tình chạm vào tổ ong, trẻ con chọc, ném phá tổ ong.
"Sau khi bị ong đốt, bệnh nhân thường rơi vào tình trạng nhiễm độc, dị ứng. Mức độ nặng - nhẹ phụ thuộc vào loài ong, số lượng nốt đốt. Nốt đốt càng nhiều, càng gần vị trí đầu, cổ, ngực... thì càng nhiễm độc nặng. Hơn nữa khi đốt các vị trí này, mặt sưng lên có thể nguy hiểm do chèn ép đường thở rất nguy hiểm", BS Nguyên nói.
Hãy uống nhiều nước
BS Nguyên khuyến cáo, khi bị ong đốt, hãy cho bệnh nhân uống nhiều nước hơn bình thường. Nước lọc, nước rau luộc, nước hoa quả, nước oresol hãy uống thật nhiều sẽ giúp thải độc ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Biện pháp này rất hiệu quả ngay sau khi bị ong đốt, giúp thải nọc độc của ong. Nếu sơ cứu tốt, thay vì nằm viện cả tháng vì suy thận, bệnh nhân sẽ giảm triệu chứng, nằm viện ít hơn.
Sau đó, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tại cơ sở y tế, bệnh nhân cũng cần được truyền nhiều dịch để tăng lợi tiểu, qua đó giảm mức độ nặng của ong đốt.
Còn khi nọc độc vào người, độc tính nọc gây vỡ hồng cầu (tan máu), gây tổn thương cơ, gây rối loạn đông máu, tiểu cầu giống hệt các loại rắn lục cắn, bệnh nhân dễ chảy máu. Đã từng có trường hợp chảy máu phổi và các tổn thương tim, suy tim, đặc biệt suy thận là biến chứng gặp phổ biến do ong đốt.
"Các phương pháp khác như chườm đá, vôi, kem đánh răng, hồ nước... chỉ có tác dụng làm dịu bớt nốt đốt. Còn thực tế không giải quyết được vấn đề chính là nọc độc. Vì thế, quan trọng nhất sau khi bị ong đốt là làm cho bệnh nhân lợi tiểu bằng cách uống thật nhiều nước, truyền dịch tại cơ quan y tế", BS Nguyên nói.
BS Nguyên cũng khuyến cáo, với 1 vài nốt đốt có thể theo dõi tại nhà, nhưng khi có dấu hiệu sưng đau, khó chịu mệt mỏi trong người, nốt ong đốt vùng đầu, mặt, cổ, ngực trên, số lượng nốt đốt nhiều 5 - 10 nốt đốt trở lên nhất định phải đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Nạn nhân kể phút cả nhà bị ong đốt, 2 người tử vong Phát hiện cháu ngoại (13 tháng tuổi) bị ong đốt nhiều vết, người phụ nữ đã nhào vô giải cứu nhưng bất thành. Chiều 16/8, bà Nguyễn Thị H. (56 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Thành Lập, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu) đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu)...