Cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do những tổn thương về tim mạch.
Đột quỵ là tình trạng xảy ra khi một phần cơ thể ngừng nhận được nguồn cung cấp máu. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết và có thể dẫn đến rối loạn chức năng lâu dài của bộ phận cơ thể được kiểm soát bởi khu vực bị ảnh hưởng.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do những tổn thương về tim mạch. Tuy nhiên, nhận thức về căn bệnh này còn thấp và thường bị bỏ qua.
Các dạng đột quỵ
Có hai dạng đột quỵ chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết.
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Loại đột quỵ này là do một khối u (cục máu đông) trong mạch máu. Những khối u này là do xơ cứng bên trong các động mạch dẫn đến não hoặc tắc nghẽn các động mạch trong não.
- Đột quỵ do xuất huyết: Loại đột quỵ này nguy hiểm hơn và có tỷ lệ tử vong cao hơn, với tình trạng xuất huyết do vết rách trong mạch máu. Vết rách này có thể được kích hoạt bởi chấn thương, uống quá nhiều rượu, lười vận động, hút thuốc. Chảy máu có thể xảy ra trong não hoặc giữa não và bên trong hộp sọ.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến đột quỵ:
- Sự lão hóa
- Bệnh tiểu đường
- Cholesterol cao
- Béo phì
- Thiếu vitamin B12
- Lạm dụng rượu và ma túy
Video đang HOT
Các triệu chứng
Một số dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến đột quỵ là:
- Tê, yếu hoặc liệt một bên cơ thể
- Sự nhầm lẫn đột ngột
- Đau đầu dữ dội
- Khó khăn trong chức năng nói, hiểu, nhìn và đi lại
- Chóng mặt hoặc mất thăng bằng
Nếu bạn thấy một người có dấu hiệu bất thường, hãy sử dụng bài kiểm tra FAST (nhanh) để biết đó có phải là đột quỵ hay không.
- F (Điểm yếu trên khuôn mặt) – Xem người đó có thể cười không và để ý xem mắt hoặc mặt của họ có bị sụp xuống một bên hay không.
- A (Yếu cánh tay) – Kiểm tra xem người đó có thể cử động và giơ cánh tay của mình lên không.
- S (Khó nói) – Xem liệu người đó có thể nói đúng cách mà không nói ngọng không.
- T (Thời gian để hành động) – Với đột quỵ, thời gian là điều tối quan trọng. Gọi xe cấp cứu nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này.
Chẩn đoán
Đột quỵ được chẩn đoán bằng cách sử dụng các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI, cùng với khám lâm sàng. Kiểm tra điện não đồ (EEG) được tiến hành để xác định khả năng co giật.
Cách xử lý
Mức độ nghiêm trọng của một cơn đột quỵ và sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ khác quyết định việc điều trị bệnh nhân. Dưới đây là một số cách điều trị:
- Thay đổi lối sống: Nếu đã bị đột quỵ, người bệnh có thể phải thực hiện những thay đổi lớn trong lối sống như từ bỏ thuốc lá và rượu, không ăn thức ăn có nhiều chất béo và đường, cũng như tập thể dục thường xuyên.
- Thuốc men: Một số loại thuốc được kê cho bệnh nhân để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Một trong số đó là thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin và thuốc chống đông máu như warfarin.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp đột quỵ nghiêm trọng, có thể phải phẫu thuật để máu lưu thông bình thường trở lại. Các cuộc phẫu thuật được thực hiện để mở tắc động mạch (nong động mạch) hoặc ngăn chảy máu trong não (phẫu thuật cắt sọ).
- Vật lý trị liệu: Thường thì bệnh nhân phải tập vật lý trị liệu mới có thể sinh hoạt lại.
Phòng ngừa
Đến đây, hẳn bạn đã nhận ra rằng đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm và chắc chắn không phải là điều bạn muốn trải qua trong đời. Để ngăn ngừa đột quỵ, sau đây là một số biện pháp mà bạn có thể làm theo.
- Luyện tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 40.000 phụ nữ trong khoảng thời gian 12 năm, chỉ cần đi bộ 2 giờ mỗi tuần có thể giảm 30% nguy cơ bị đột quỵ.
- Quan tâm đến giấc ngủ: Các nhà khoa học tại Harvard khẳng định rằng so với ngủ 7 giờ, ngủ hơn 10 giờ có thể làm tăng khả năng bị đột quỵ lên 63%. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có một giấc ngủ hợp lý.
- Ăn uống lành mạnh: Thói quen ăn uống lành mạnh sẽ cải thiện khả năng miễn dịch và giữ cho bạn khỏe mạnh. Ăn trái cây và rau quả sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường, đồng thời ngăn ngừa đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn thực phẩm giàu kali có thể giảm 20% nguy cơ bị đột quỵ.
- Đừng bỏ qua chứng đau nửa đầu: Chứng đau nửa đầu thực sự rất đau và phụ nữ dễ mắc phải do sự dao động của nội tiết tố và do thuốc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chứng đau nửa đầu có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao hơn ở phụ nữ.
- Chú ý đến nhịp tim không đều: Nếu tim bạn đập loạn xạ kèm theo khó thở, đau đầu nhẹ và đau ngực, điều đó có thể cho thấy rung nhĩ (AF) làm tăng khả năng bị đột quỵ lên gấp 5 lần.
- Kiểm soát cảm xúc: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hypertension cho thấy những người có tính nóng nảy và nhanh tức giận có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn./.
Rau có thể thiếu nhưng hoa quả nhất định không và tiết lộ sốc của bác sĩ dinh dưỡng
Lo lắng rau xanh không an toàn, một số người cho rằng hàng ngày có thể bớt lượng rau ăn một chút hoặc không ăn rau cũng được nhưng trái cây nhất định phải có và coi nó như một thức ăn thay thế rau xanh.
2,8% tổng số người tử vong trên thế giới do ăn ít rau và hoa quả
Rau và hoa quả là một trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết để có một bữa ăn hợp lý ở gia đình. Tuy nhiên, trong xu hướng tiêu thụ quá nhiều đồ ăn sẵn, đặc biệt đối với giới trẻ thì việc ăn ít rau xanh trở nên đáng báo động. Hoặc có những người lại nghĩ hoa quả cũng như ...rau, có thể ăn hoa quả thay rau.
Đây là những thói quen hết sức sai lầm, bởi mỗi loại rau, hoa quả đều có giá trị riêng của nó.
BS. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia thông tin, việc ăn ít rau và hoa quả được xem là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số tử vong trên thế giới, là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày ruột, 31% các bệnh thiếu máu cục bộ, 11% số trường hợp đột quỵ. Hơn 80% nguồn vitamin A sẵn có và gần 100% nguồn vitamin C được cung cấp từ rau quả.
Lý giải điều này, BS Nguyễn Văn Tiến cho rằng, rau và hoa quả có vai trò cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao, đặc biệt là vitamin C, chất khoáng và vi khoáng.
Ngoài ra là các axít hữu cơ, xenluloza, các chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính không lây. Ở các nước đang phát triển, hơn 80% nguồn vitamin A sẵn có được cung cấp từ rau quả tươi dưới dạng caroten và gần 100% vitamin C cũng được cung cấp từ rau quả.
"Các kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong các loại rau như rau ngót, rau đay, rau dền là những loại có giá trị dinh dưỡng cao, đồng đều về hàm lượng caroten, vitamin C (179 - 64 - 52mg%), hàm lượng sắt (2,8 - 2,5 - 2,1mg%), giàu các muối khoáng, vi khoáng, lượng protein cao gấp 3 - 5 lần các loại rau khác (3 - 6 g%).
Dùng trái cây để thay thế hoàn toàn rau, thì lại không phù hợp với khoa học dinh dưỡng
Rau muống có giá trị dinh dưỡng trung bình (380mcg% retinol; 2,8mg% vitamin C; 1,2mg% sắt), có kém rau ngót, rau đay nhưng được nhiều người ưa thích, sử dụng thường xuyên, quanh năm với số lượng lớn (gấp vài chục lần các loại rau khác) nên giá trị của nó không nhỏ", BS Nguyễn Văn Tiến nhấn mạnh.
Đặc biệt các loại rau gia vị như mùi, tía tô, húng, thìa là,... có hàm lượng caroten cao và đồng đều hơn so với rau ăn và quả ngọt. Theo đó, hàm lượng caroten cao nhất là rau tía tô, húng quế, ớt vàng, đồng thời chúng giàu sắt (1- 3mg%).
Theo BS Nguyễn Văn Tiến, rau gia vị lại được sử dụng tươi sống không bị tổn thất dinh dưỡng qua nấu nướng, nên giá trị sử dụng các vitamin rất cao. Ngoài ra, các rau gia vị còn cung cấp nguồn kháng sinh thực vật rất có giá trị.
Bên cạnh đó, các loại quả chín màu vàng, đỏ, da cam như đu đủ, hồng, dưa hấu, cam, quít vàng có hàng lượng caroten khá cao và giàu sắt (0,9 - 1,2mg%). Đặc biệt màng gấc tươi có hàm lượng caroten đặc biệt cao. Đây là một loại quả quý được nhiều người quan tâm nghiên cứu về khả năng phòng bệnh thiếu vitamin A, chống oxy hóa và ung thư.
Hoa quả không thể thay thế cho rau xanh
Hiện nay, trong bữa ăn gia đình, hoa quả đã trở thành một thứ không thể thiếu. Một số người lo lắng rau xanh không đảm bảo về an toàn thực phẩm và cho rằng, hàng ngày có thể bớt lượng rau ăn vào một chút hoặc không ăn rau cũng được nhưng trái cây nhất định phải có và coi nó như một thức ăn thay thế rau xanh.
Chị Nguyễn Thu Hương (Long Biên) là trường hợp như thế. Suốt ngày đọc báo thấy vùng nước này ô nhiễm, nơi kia bà con trồng rau hai luống, chị tự mua đất về trồng rau.
Hơn 10 thùng xốp đất được chị để kín trên sân thượng với đủ các loại rau cải bắp, su hào, đỗ, cà chua, rau muống, cải mầm... nhưng cũng không thể đủ cung cấp rau xanh hàng ngày cho gia đình.
Hãn hữu đến cửa hàng rau an toàn mua, còn lại những ngày không có rau nhà trồng chị cho cả nhà ăn hoa quả thay rau. "Hoa quả mình mua hàng nhập như cam, táo và dưa... nên vẫn có đủ chất xơ, vitamin C mà vẫn an toàn", chị Hương cho hay.
Khác với chị Hương, chị Trang (Ba Đình, Hà Nội) lại áp dụng chế độ giảm cân. Sáng chị Trang chỉ uống một cốc sữa hạt, đến trưa chị mang hộp salat các loại quả ăn trưa thay cơm, thức ăn... Chiều nếu đói chị lại tiếp tục ăn hoa quả, bữa tối của chị cũng không tinh bột và rất ít rau xanh. Thay vào đó, khẩu phần của chị chủ yếu là hoa quả...
Chia sẻ về vấn đề này, BS Nguyễn Văn Tiến thừa nhận "đúng là trái cây ngon và quý, rất có ích cho cơ thể, tuy nhiên dùng trái cây để thay thế hoàn toàn rau, thì lại không phù hợp với khoa học dinh dưỡng".
Bởi tác dụng của rau là cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp đào thải chất độc cholesterol ra khỏi cơ thể và chống táo bón. Một số rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh nhờ có các tinh dầu và kháng sinh thực vật. Ví dụ như hành ta, hành tây, tỏi, củ cải, cà rốt, cà chua, bí ngô, ớt... Hàm lượng các sinh tố và chất xơ trong rau lại cao hơn so với trái cây.
Theo đó, các chất xơ trong rau có cấu trúc mịn màng, hàm lượng cao hơn trong hoa quả giúp cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có ở trong 3 nhóm thức ăn cơ bản (nhóm đạm, đường, béo).
"Nếu chỉ ăn đơn thuần các protein động vật, thì hiệu suất hấp thụ protein trên đường tiêu hóa chỉ là 70%, còn nếu ăn thêm rau thì hiệu suất hấp thụ protein sẽ đạt 90%.
Như vậy có thể thấy, rau có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ và tuối thọ vì hàm lượng chất xơ nhiều hơn trong hoa quả, chính vì vậy không thể dùng trái cây để thay thế rau xanh trong mỗi bữa ăn hàng ngày của gia đình. Nên sử dụng đủ rau và quả chín quanh năm với lượng trung bình là 400g/người/ngày", BS. Nguyễn Văn Tiến nêu.
Bệnh nhân COVID -19 đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao hơn Một nghiên cứu mới bổ sung thêm bằng chứng cho thấy bệnh nhân COVID-19 có thêm nguy cơ đột quỵ. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 20.000 người trưởng thành ở Mỹ nhập viện với COVID-19 từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2020. Phân tích cho thấy nguy cơ đột quỵ của họ cao hơn so với...