Cách phòng ngừa dị tật thai nhi trước và trong thai kỳ
Những ông bố, bà mẹ tương lai ai cũng mong con mình sinh ra khỏe mạnh. Dưới đây là những cách giúp bảo vệ thai nhi khỏi dị tật bẩm sinh trước và trong thai kỳ.
Bảo vệ thai nhi: Việc bảo vệ thai nhi cần bắt đầu ngay từ quá trình thụ thai. Đa số các trường hợp dị tật ở thai nhi xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân cụ thể gây các dị tật này và cách phòng ngừa chúng.
Uống vitamin tổng hợp chứa axit folic: Nếu bạn đang lên kế hoạch có em bé, chuyên gia khuyến cáo bạn nên uống vitamin tổng hợp chứa ít nhất 400mg axit folic mỗi ngày. Axit folic sử dụng trước và trong tuần đầu của thai kỳ sẽ giúp ngăn dị tật bẩm sinh về não và cột sống ở thai nhi.
Ăn uống đủ dưỡng chất: Ăn uống đủ chất là một trong những cách thiết thực nhất để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh. Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là axit folic, canxi và sắt.
Video đang HOT
Kiêng rượu bia và thuốc lá: Theo nghiên cứu, sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất gây nghiện khác có thể gây sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, thai chết lưu, sảy thai và nhiều vấn đề về thai nghén khác.
Hạn chế sử dụng các dược phẩm không cần thiết: Ngoài một số dược phẩm điều trị bệnh mãn tính như suy giáp, chuyên gia khuyến cáo thai phụ nên hạn chế sử dụng dược phẩm, kể cả thảo dược để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Cai nghiện: Ngày càng có nhiều phụ nữ mang thai sử dụng thuốc giảm đau có nguồn gốc thuốc phiện. Việc này có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí khiến thai nhi sinh ra bị thiếu chi.
Tìm hiểu yếu tố di truyền của gia đình: Có tới hơn 7000 bệnh lý y học là do yếu tố di truyền. Các bệnh tim mạch, bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm và bệnh Down là một số bệnh phổ biến nhất ở thai nhi do yếu tố di truyền. Nếu gia đình bạn có tiền sử di truyền các bệnh này, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đánh giá rủi ro ở thai nhi.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Mức tăng cân an toàn trong thời kỳ mang thai đối với một phụ nữ với cân nặng trung bình là từ 11-16kg. Phụ nữ béo phì trước và trong thai kỳ sẽ dễ sinh ra thai nhi mắc dị tật bẩm sinh về não và cột sống hơn.
Cân nhắc vấn đề tuổi tác: Tuổi tác cũng là một vấn đề đáng quan tâm đối với phụ nữ có ý định mang thai. Phụ nữ sau tuổi 35 khi mang thai sẽ khiến thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh do đột biến gen cao hơn, như các bệnh do thừa nhiễm sắc thể hoặc nhiễm sắc thể dị tật. Bệnh Down là một dạng đột biến nhiễm sắc thể phổ biến ở thai nhi của phụ nữ sau tuổi 35./.
Sự cố hiếm gặp: Thai nhi chết lưu vì mắc COVID-19 từ trong bụng mẹ
Các bác sĩ Israel cho biết một thai nhi có mẹ mắc COVID-19 có thể đã chết lưu sau khi cũng nhiễm virus qua nhau thai.
Thai nhi mắc COVID-19 là điều hiếm gặp. Ảnh: Shutterstock
Theo tờ Dailymail, thai phụ 29 tuổi đang có thai ở tuần thứ 25 đã được đưa tới bệnh viện Assuta ở Ashdod tuần trước. Cô nhập viện do sốt suốt 2 ngày và có triệu chứng COVID-19.
Thai phụ có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và xét nghiệm sau khi lấy em bé ra ngoài cho thấy em bé cũng nhiễm virus này.
Bộ Y tế Israel cho biết đây là sự cố đầu tiên như vậy ở Israel và hiếm xảy ra trên thế giới.
Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Assuta, Tiến sĩ Tal Brosh cho biết thai nhi đã nhiễm virus qua nhau thai và họ gần như có thể chắc chắn thai nhi chết lưu vì COVID-19.
Tiến sĩ Brosh nói thêm rằng họ đã chứng kiến ba phụ nữ mắc COVID-19 và sau đó có thai chết lưu nhưng các thai nhi này đều không mắc COVID-19. Ông nói: "Nếu bà mẹ đã tiêm vaccine trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, sự cố này có thể tránh được".
Bà mẹ nói trên cho biết cô đã cẩn thận hết sức có thể để tránh mắc COVID-19 và cô cũng biết ơn các bác sĩ vì đã cố gắng hết sức.
Theo trưởng khoa sản của bệnh viện Assuta, Tiến sĩ Yossi Tobin, thai nhi có thể chết do nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ. Ông nói: "Đây là trường hợp bào thai bị nhiễm bệnh trong tử cung, có thể gây ra viêm nhiễm nhau thai và tử vong. Đây là trường hợp hiếm vì trẻ thường mắc COVID-19 sau khi chào đời do tiếp xúc với mẹ. Do chúng tôi có thể phát hiện ra thai nhi đã dương tính từ trong bụng mẹ nên khả năng cao là thai nhi chết vì COVID-19".
Tới nay, Israel là quốc gia duy nhất có thể chứng minh hiệu quả phòng COVID-19 qua chương trình tiêm chủng. Nghiên cứu cho thấy hai liều vaccine Pfizer có thể giảm nguy cơ mắc bệnh 94% với người trên 55 tuổi.
Trong thử nghiệm, vaccine COVID-19 có hiệu quả 95% và được kỳ vọng ít nhất là có thể ngăn chặn các ca tử vong do COVID-19.
Israel chỉ sử dụng vaccine của Pfizer và tiêm hai liều cho người dân cách nhau 3 tuần. Trong khi đó, Anh tiêm liều thứ hai cho người dân cách liều đầu 12 tuần.
Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu: Tìm đúng nguyên nhân để xử lý đúng cách Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ mà còn là nguy cơ cho thai nhi. Để giúp cho thai nhi luôn khoẻ mạnh, cần hết sức cẩn trọng khi lựa chọn và chế biến thức ăn cho bà bầu. Ảnh minh họa Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu hoàn toàn có...