Cách phát hiện sớm thận ứ nước
Thân ư nước la tổn thương làm cho thân bi gian va sưng to. Ứ nươc co thê chi ơ môt bên thân hoăc ơ ca hai bên. Bệnh có thể gây suy giam chưc năng thân, gây tổn thương cấu trúc tế bào thận.
Các tổn thương này có thể hôi phuc nếu giải quyết nhanh, thận hết ứ nước. Trái lại, nếu thận ứ nước kéo dài nhiều tuần, tổn thương là vĩnh viễn. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm rất quan trọng.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây bệnh
Co nhiêu nguyên nhân gây ứ nước ở thận: sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản; nếu là soi nhỏ, nó di chuyển từ thận xuống bàng quang, nhưng nếu hon soi qua to se gây tăc nghen niệu quản, làm cho nước tiểu ư lai trên chỗ tắc; trong khi thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không xuống được bàng quang nên thận bị ứ nước, giãn to.
Niệu quản bị hẹp do vết sẹo mổ lấy sỏi thận trước đó cũng gây tắc nghẽn làm thận ứ nước. Ung thư bàng quang, soi bàng quang, cô bang quang co bât thương cũng gây tắc nghẽn lối nước tiểu từ quàng quang ra niệu đạo, kết quả là nước tiểu ứ lại từ bàng quang, làm thận bị ứ nước. Niệu đạo hẹp do bị viêm nhiễm, do sỏi cũng gây ứ nước thận.
Các khối u từ bên ngoài đường tiết niệu chen ep niệu quản và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai, sa tư cung… Rôi loan chưc năng cua bang quang do u não, tổn thương tủy sống hoặc những khối u, bệnh đa xơ cứng và bệnh đái tháo đường… gây trao ngươc bang quang niêu quan lam thân ư nước.
Thận ứ nước có thể gây suy giảm chức năng thận và gây tổn thương cấu trúc tế bào thận.
Dấu hiệu của thận ứ nước
Biểu hiện của thận ứ nước tùy thuộc vào sự tắc nghẽn là cấp tính hay mạn tính, tắc một bên hay tắc hai bên, vị trí tắc thấp hay cao, có nhiễm khuẩn kết hợp hay chỉ ứ nước đơn thuần. Nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm chỉ tình cờ phát hiện khi đi siêu âm hay khám sức khỏe định kỳ, hoặc người bệnh đi khám vì nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận.
Video đang HOT
Hay gặp nhất là đau mỏi, tức hông lưng do thận bị căng giãn. Đau thường khởi phát khu trú ở vùng mạng sườn hay hông lưng rồi lan xuống, ra sau. Có thể đau 2 bên nếu tắc nghẽn cả 2 bên và đau tăng lên khi có nhiễm trùng. Người bệnh có thể bị sốt rét run từng đợt khi có nhiễm khuẩn.
Có thể bị rối loạn đi tiểu như tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu máu, tiểu đục nếu có nhiễm khuẩn. Thận to là dấu hiệu thường gặp, có thể phát hiện qua khám lâm sàng. Thay đổi số lượng nước tiểu, có thể tăng lên trên 2 lít/ngày hoặc tiểu ít, vô niệu nếu tắc nghẽn niệu quản hoàn toàn cả hai bên.
Ngoài ra, người bệnh bị tăng huyết áp, một số người bệnh có biểu hiện của suy giảm chức năng thận nặng và không hồi phục là phù, da xanh, niêm mạc nhợt biểu hiện tình trạng thiếu máu.
Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán sớm thận ứ nước là rất quan trọng vì đa số trường hợp tắc có thể điều trị được và nếu chậm trễ trong điều trị có thể gây tổn thương thận không phục hồi. Bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân bị thận ứ nước là dựa vào triệu chứng của bệnh nhân hoặc dưa vào dấu hiệu khi khám thực thể.
Một quả thận bị ứ nước đôi khi có thể sờ được ở vùng hông. Đặc biệt là thận bị ứ nước nhiều ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người gầy. Một bàng quang trướng lên đôi khi có thể sờ được ở vùng bụng dưới. Bác sĩ cũng có thể dựa vào xét nghiệm để chẩn đoán. Đặt ống dẫn lưu bàng quang thường là nghiệm pháp chẩn đoán đầu tiên được tiến hành ở bệnh nhân có cơn đau quặn thận, cảm giác đè nén ở vùng chậu hoặc trướng bụng.
Về điều trị, tùy tình trạng toàn thân của người bệnh, mức độ ứ nước, nguyên nhân gây ứ nước và chức năng thận suy giảm cấp tính hay mạn tính mà có phương pháp điều trị thích hợp cho từng người bệnh. Phương pháp điều trị thường dùng thuốc, phẫu thuật, dẫn lưu bể thận qua da, cắt bỏ thận, điều trị thận thay thế… để loại bỏ các yếu tố gây tắc nghẽn.
Để phòng ngừa bệnh thận ứ nước, cần chú ý không nên nhịn tiểu. Nên duy trì khám sức khỏe định kỳ hằng năm để phát hiện sớm bệnh, đặc biệt lưu ý ở các trường hợp có sỏi thận, u bướu vùng hố chậu…
Các căn bệnh ẩn sau những dấu hiệu bất thường của mắt
Mắt bị đỏ là dấu hiệu của dị ứng, tăng nhãn áp trong khi đó, lòng trắng của mắt có màu vàng cảnh báo bệnh gan, mật.
Bạn cần lưu ý một số biểu hiện khác lạ của mắt dưới đây:
Mắt đỏ
Các mạch máu nhỏ trong mắt có thể giãn nở hoặc vỡ ra khi chúng bị kích thích hoặc nhiễm trùng. Mắt đỏ cũng có thể là dấu hiệu của dị ứng hoặc khô da. Tình trạng này khá phổ biến và thường tự khỏi mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, bạn cần đề phòng tình trạng tăng nhãn áp, có các vết cắt, xước và lở loét trên giác mạc. Bạn cần tới gặp bác sĩ nhãn khoa nếu mắt bị đau, nhìn khó hoặc hiện tượng mắt đỏ không cải thiện trong 1-2 ngày.
Cảm giác nóng hoặc châm chích
Bạn không nên dụi mắt khi có cảm giác khó chịu. Ảnh: Total Focus
Đó thường là dấu hiệu của đôi mắt mệt mỏi hoặc khó chịu, có thể do dị ứng, bụi hoặc khói. Đó cũng là triệu chứng của bệnh viêm bờ mi do sự tích tụ của vi khuẩn gây ra hoặc khô mắt. Một vấn đề nghiêm trọng hơn là viêm giác mạc.
Ra nhiều gỉ mắt
Khi nước mắt, bã nhờn khô, chúng có thể để lại một ít gỉ mắt dính trên mi. Tuy nhiên, bạn cần phải đi khám nếu lượng gỉ này nhiều hơn bình thường, có màu vàng hoặc hơi xanh và bạn có các triệu chứng khác.
Ngoài ra, đây còn là biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ có tính chất lây lan. Các ống dẫn nước mắt bị tắc nghẽn dẫn đến sự tích tụ nước mắt và chất lỏng trên mắt. Viêm bờ mi có thể gây ra các vấn đề với tuyến bã nhờn của bạn.
Khô hoặc ngứa
Mắt bị kích ứng thường do dị ứng, dùng thuốc, đeo kính áp tròng, lão hóa, các bệnh như viêm khớp và sử dụng máy tính nhiều. Thuốc nhỏ mắt có thể hữu ích. Một cách khác để giảm đau là chườm lạnh lên mắt. Bạn không nên dụi mắt nếu bị ngứa. Nếu các cách trên không hiệu quả, hãy đi khám bác sĩ để điều trị nguyên nhân chứ không chỉ triệu chứng.
Mí mắt chảy xệ
Ảnh minh họa: Webmd
Hầu hết các trường hợp, mí mắt bị sụp xuống theo thời gian, che khuất tầm nhìn. Bạn khắc phục được tình trạng này bằng phẫu thuật thẩm mỹ.
Khi mí mắt đột ngột sụp nhanh, đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ, u não hoặc các vấn đề về thần kinh.
Chảy nước mắt
Nước mắt giữ ẩm cho đôi mắt và rửa sạch những chất bẩn. Khi bạn bị chảy nước mắt, điều đó có nghĩa là tuyến nước mắt của bạn đang hoạt động quá tải hoặc không thể vận hành bình thường.
Tình trạng này cảnh báo nhiễm trùng hoặc tắc ống dẫn nước mắt. Bạn nên đi khám nếu có thêm cảm giác đau mắt, khó nhìn hoặc có vật gì đó trong mắt.
Cộm trong mắt
Khi có hiện tượng này, bạn nhớ đừng chà xát mắt. Bạn hãy chớp mắt nhiều hoặc dùng nước mắt nhân tạo để làm trôi lông mi rụng hoặc bụi. Nước mắt cũng sẽ làm dịu mí mắt của bạn trong trường hợp có viêm nhiễm.
Tuy nhiên, nếu các cách trên không hiệu quả, bạn hãy đi khám. Đó có thể là nhiễm trùng, viêm giác mạc hoặc trầy xước.
Lòng trắng có màu vàng
Đây là dấu hiệu bạn bị bệnh liên quan tới gan, mật, lạm dụng rượu. Khi đó, bạn cần đi tầm soát để kiểm tra sức khỏe hai cơ quan này.
Ngoài ra, đốm vàng trong mắt có thể là các u mỡ hoặc mộng thịt không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chúng cản trở tầm nhìn, bạn nên đi phẫu thuật.
Xuất hiện triệu chứng này, bạn đã bị căn bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm ít ngờ đến Ung thư bàng quang cũng là một loại ung thư thường gặp, trong đó nam giới dễ mắc bệnh này hơn phụ nữ. Những triệu chứng của nó rất đa dạng nhưng cũng dễ khiến bạn nhầm lẫn sang bệnh khác mà chủ quan, dẫn đến không sớm phát hiện và điều trị. Đau nhức xương Ung thư bàng quang giai đoạn cuối...