Cách nhà hàng, quán ăn chuyển hướng kinh doanh sau “lệnh” đóng cửa
Bị tạm dừng kinh doanh, nhiều quán ăn, nhà hàng… đã đóng cửa hoặc tính chuyển đổi sang hình thức bán cho khách mang đi.
Sau khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và TPHCM yêu cầu đóng cửa tất cả các cơ sở dịch vụ không thiết yếu (quán cà phê, cửa hàng quần áo thời trang, phòng tập, hàng quán dịch vụ ăn uống…) đến ngày 5.4, qua khảo sát của phóng viên, ngày 28.3, nhiều cửa hàng đã đóng cửa, ngừng hoạt động.
Các tuyến phố ẩm thực ở Hà Nội như Cấm Chỉ, Tống Duy Tân ( quận Hoàn Kiếm), Nghĩa Tân, Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy), Dương Khuê (quận Nam Từ Liêm)…, chiều 28.3 trở nên im lìm khi hầu hết nhà hàng đồng loạt đóng cửa.
Vừa cất dọn những chiếc bàn cuối cùng, chị Nguyễn Thị Yến – chủ quán phở Hà Nội ở phố Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy) cho biết, sau khi cán bộ phường xuống nhắc nhở và làm cam kết không bán hàng từ nay đến ngày 5.4, chị đã cất bớt bàn ghế để, thôi lấy hàng và tạm đóng cửa quán. Quán của chị cũng dán thông báo về việc này tại lối ra vào.
“Một ngày sau khi có chỉ thị của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, quán phở của tôi vẫn mở cửa dù quy mô bị thu hẹp, đảm bảo giảm còn 20 khách trở lại. Tuy nhiên, hôm nay, những quán ăn, nhà hàng ở phố Dịch Vọng Hậu đều đồng loạt đóng cửa, để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19. Chúng tôi đồng tình và hưởng ứng quy định này”, chị Yến nói.
Các nhà hàng, quán ăn chuyển sang bán cho khách hàng mang đi. Ảnh: C.N
Bên cạnh việc một số nhà hàng đóng của, nhiều doanh nghiệp kinh doanh chuỗi nhà hàng ăn uống cho biết đã sẵn sàng chuyển sang mô hình bán hàng mang đi, giao hàng tận nơi.
Chuỗi cửa hàng cà phê Highland, The Coffee House, cửa hàng gà rán KFC, Otoké Chiken, một số thương hiệu trà sữa… vẫn duy trì việc kinh doanh, tuy nhiên, chỉ phục vụ cho khách mang đi hoặc đặt hàng online, không phục vụ khách sử dụng tại chỗ.
Anh Mai Trường Giang – người sáng lập thương hiệu gà rán Otoké Chiken cho biết, khi phải tạm ngưng kinh doanh, đóng cửa nhà hàng, anh cùng cộng sự của mình tập trung nguồn lực, xây dựng nội dung an toàn, giao hàng nhanh chóng tới khách hàng qua kênh media riêng của công ty như fanpage, zalo và website.
Trang bị các thiết bị bảo hộ an toàn cho nhân viên đảm bảo theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ như khẩu trang, bao ray, áo bảo hộ khi giao hàng tránh tiếp xúc, nhiệt kế đo thân nhiệt tại nhà hàng cho nhân viên, shipper, khách mang về.
Video đang HOT
Đồng thời sắp xếp bàn ghế vào kho, dán thông báo cho khách hàng biết nhà hàng không phục vụ ăn tại chỗ, mà chỉ mang về và giao hàng tránh tiếp xúc. Dán decal phân cách chia khu vực cho nhân viên thu ngân và shiper hay khách mang về, tránh xa 2m theo qui định an toàn của Bộ Y tế.
Bao bì thức ăn được đóng gói, niêm phong, khách sẽ an tâm hơn vì quá trình vận chuyển xa và để thêm mã khuyến mãi bán chéo, menu giao hàng để khách có thể mua lại lần sau và cũng là cách thu thập database của khách nếu khách đó là data của kênh app.
Chuỗi thức ăn nhanh KFC mới đây cũng tung ra chương trình ưu đãi cho các đơn hàng giao tận nơi thông qua điện thoại, trang web hay ứng dụng của hãng này, giải quyết nỗi lo lắng, hạn chế người dân đến các cửa hàng hiện hữu.
So với giá tại quầy, các đơn hàng online có mức giá giảm sâu hơn đến vài chục nghìn đồng. Đây cũng là cách để giúp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Cường Ngô – Phan Anh
Quán nhậu làm ăn tốt phải đóng cửa, siêu thị ế ẩm chuyển bán online vì dịch
Nhà hàng, quán nhậu ế ẩm mùa dịch đóng cửa đã đành, nhưng một số quán có khách vẫn đóng cửa vì sợ lây lan dịch. Các siêu thị thì chuyển bán online vì người dân không dám ra đường.
Đang làm ăn tốt vẫn đóng cửa vì sợ lây lan dịch
Tình hình dịch bệnh đang có nhiều diễn biến khó lường, do đó chị Phạm Hà (Gia Lâm, Hà Nội) đã quyết định tạm dừng hoạt động từ ngày 12/3.
Sở dĩ có quyết định này dù cửa hàng vẫn đang hoạt động ổn định là bởi, chị Hà và chị gái đều đang có em bé. Vì thế, ưu tiên hàng đầu lúc này là sức khoẻ của cả gia đình.
"Giờ có "cố đấm ăn xôi" thêm nửa tháng hay 1 tháng mà nhỡ có người bị thì ảnh hưởng rất nhiều tới quán. Từ ngày mở quán tới giờ, dù nắng gắt hay mưa giông cũng chưa từng đóng cửa, nhưng không thể chủ quan với dịch", chị Hà nói.
Dân Thủ đô rủ nhau nuôi lợn mán mùa dịch
Để tránh thâm hụt chi tiêu và ứng phó với dịch bệnh, một số hộ gia đình tại phố Chùa Láng đã rủ nhau nuôi lợn mán. Thức ăn hằng ngày của lợn mán được mọi người tận dụng từ thực phẩm thừa tại các nhà hàng, quán ăn quanh khu vực.
Đàn lợn mán được mọi người trong xóm nuôi chung từ trước Tết theo kiểu tự cung tự cấp chứ không đem kinh doanh. Tất cả những chú lợn mán đủ tháng sẽ được tiêm vaccine phòng bệnh. Đây sẽ là nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho nhiều hộ gia đình tại đây.
Rau củ trái cây Trung Quốc đã về lại chợ đầu mối
Từ ngày 20-2 đến nay hàng Trung Quốc về chợ đã bình thường, giá cả không biến động thậm chí có mặt hàng giảm nhẹ.
Theo đó, nấm kim châm 45.000 đồng/kg; bông cải trắng giảm 3.000 đồng còn 22.000 đồng/kg, quýt giảm 5.000 đồng còn 15.000 đồng/kg, táo giảm 1.000 đồng còn 25.000 đồng/kg, lê 20.000 đồng/kg...
Đại diện chợ đầu mối Thủ Đức cho biết, lượng hàng nhập chợ bình quân 3.400 tấn/đêm. Hiện nay, hàng Trung Quốc đã về chợ trở lại, giá ổn định. Trong đó lượng rau, gia vị Trung Quốc chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 7%-8%.
Giúp việc Hà Nội đồng loạt nghỉ việc, bỏ về quê
Sau Tết, nhiều giúp việc đã nghỉ không quay trở lại Hà Nội làm khiến nhiều gia đình gặp khó khăn, nhất là trong hoàn cảnh học sinh được nghỉ học, càng không có người ở nhà trông trẻ.
Không ít người đã gọi điện đến nhiều trung tâm giúp việc ở Hà Nội mong muốn tìm cô giáo mầm non đang nghỉ dịch ở nhà để trông con. Họ sẵn sàng trả bất cứ chi phí, yêu cầu nào của trung tâm để tìm được người giúp việc ưng ý. Bởi ngoài trông cháu, chị còn muốn cô sẽ giúp con học chữ, tập tô trong thời gian nghỉ học.
Tuy nhiên, không chỉ các gia đình mà nhiều trung tâm môi giới giúp việc ở Hà Nội cũng đau đầu khi thấy nhân viên nghỉ việc. Đơn cử, một trung tâm giúp việc trên đường Hà Đông (Hà Nội) có tới 3/4 nhân sự đột ngột bỏ về quê khi nghe tin Hà Nội có ca dương tính đầu tiên với Covid-19.
Kinh doanh online, "vị cứu tinh" giải cứu quán hàng thời dịch
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, thói quen tiêu dùng của người dân dần thay đổi, đặc biệt là phương thức mua hàng, chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp. Không chỉ với người tiêu dùng mà nhiều quán hàng cũng phải thay đổi chiến lược kinh doanh để phù hợp với sân chơi hiện tại.
Theo chủ 1 cửa hàng bán thực phẩm sạch tại Hà Nội, họ phải thuê thêm 2 nhân viên để giao hàng cho khách. Từ khi dịch, người dân ngại ra đường và lui tới nơi đông người nên quán hàng bỗng trở nên vắng vẻ.
Để ứng phó với tình hình, chủ hàng này phải tính đến phương án là chuyển sang kinh doanh online. Các mặt hàng sẽ được chị đăng tải trên mạng xã hội, khách có nhu cầu chỉ cần để lại lời nhắn, địa chỉ nhận đồ là nhân viên sẽ mang đến tận nơi.
"Không phải đến bây giờ cửa hàng mới kinh doanh online mà trước kia tôi đã làm rồi nhưng không hiệu quả. Bởi tâm lý chung của mọi người là vẫn thích mua hàng trực tiếp. Nhưng có lẽ, mùa dịch chính là bước ngoặt để người dân thay đổi nhận thức. Giờ đâu phải cứ mua sắm là xách làn đi chợ, thói quen ấy chỉ đúng với 10 về trước" - chị Thúy nói.
Theo dân trí
Hàng tạp hoá "khóc ròng" vì bia tồn xếp đầy kho không bán được Lượng bia tồn từ Tết đến giờ vẫn còn nhiều khiến không ít chủ tiệm tạp hoá lo lắng. Thời gian qua, do tác động từ Nghị định 100 và dịch Covid-19, nhiều nhà hàng, quán nhậu đã rơi vào tình trạng kinh doanh rất khó khăn. Tưởng rằng, việc này không ảnh hưởng nhiều tới việc bán lẻ tại các cửa hàng...