Cách ngừa đau khớp vào mùa mưa, lạnh
Để phòng tránh các bệnh cơ xương khớp trong mùa mưa lạnh, mọi người phải luôn giữ ấm cơ thể, nhất là tay, chân.
Vì sao bệnh khớp thường diễn ra vào mùa mưa, lạnh
Khớp là một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, trung niên và người chơi thể thao, vận động mạnh. Vào mùa mưa, lạnh, bệnh có xu hướng tăng cao. Do đó, số bệnh nhân đến bệnh viện khám và điều trị bệnh về xương khớp tăng vọt trong mùa này.
Các vị trí dễ bị thoái hóa khớp gồm: xương sống, khớp hông, khớp gối, khớp tay – chân. Khi trời mưa, lạnh, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nhanh khiến vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công.
Bên cạnh đó, khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây chứng vẹo cổ cấp, vận động khớp khó khăn khiến người bệnh dễ ngã, thậm chí có thể gãy xương. Bệnh nhân bị gút cũng có thể tái phát viêm khớp cấp trong tiết trời lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.
Ở người già, các chức năng cơ thể bị suy yếu, khí huyết giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và đau. Mỗi sáng thức dậy, họ có thể rơi vào tình trạng cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay (do ngồi xổm, đứng, gác chân ở một tư thế quá lâu). Người bệnh phải gấp, xoay cổ tay… một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.
Thời gian cứng khớp có thể kéo dài hàng giờ, gây đau đớn, không thể cử động được. Đây là biểu hiện của chứng viêm khớp thấp. Nếu không chú ý điều trị và giữ gìn sức khỏe dễ dẫn tới sưng đau khớp kéo dài, nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tàn phế.
Các bệnh mãn tính như viêm, thoái hóa khớp, thấp khớp cũng trở nặng khi trời mưa, lạnh vì sức đề kháng của cơ thể giảm.
Các vị trí dễ bị thoái hóa khớp. Ảnh: camnanglamdep.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa đau khớp
Theo trang Health Sina, những nguyên nhân gây các chứng bệnh liên quan đến khớp, gồm: lười vận động; tập thể dục sai cách; ăn nhiều, cơ thể mập mạp; ít ăn rau quả và trái cây; trầm cảm; thiếu vitamin D…
Để phòng tránh các bệnh cơ xương khớp trong mùa mưa, lạnh, mọi người phải luôn giữ ấm cơ thể, nhất là tay, chân; có chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý. Lưu ý tư thế khi làm việc, nhất là công việc phải bê vác, kéo, nâng vật nặng. Tư thế lúc nghỉ cũng phải đảm bảo đúng, tránh nửa nằm, nửa ngồi, gối đầu cao quá lâu.
Bệnh nhân khớp cần tập thể dục thường xuyên. Chọn hình thức tập phù hợp, các môn được khuyến khích như đạp xe, bơi hoặc có thể huấn luyện sức mạnh giúp cơ bắp bảo vệ đầu gối.
Với người bị khớp gối, không nên làm động tác ngồi xổm hay khom người. Không nên vận động quá nhiều, người thích đi bộ nên giảm cường độ. Nên phân chia các tư thế khác nhau, đừng chỉ làm một tư thế suốt ngày.
Ăn nhiều rau, thịt nạc và trái cây có thể giảm nhẹ cơn đau khớp. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng, nước uống nhằm đảm bảo năng lượng cho cơ thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ thiếu hụt vitamin D liên quan đến các cơn đau khớp. Vì thế bạn cần bổ sung dinh dưỡng có chứa vitamin D. Cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ vitamin D và canxi. Mọi người nên đi khám và tư vấn định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý cơ xương khớp.
Bệnh nhân cũng có thể áp dụng mẹo dân gian để giảm đau xương khớp. Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm giảm đau, giảm sưng. Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.
Một cách khác là ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng mỗi ngày, một lần vào thời gian thuận lợi, khoảng 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân.
Chondro Support – thực phẩm chức năng bổ trợ sụn khớp từ Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam. Gói 90 viên giá 396.000 đồng; hộp 150 viên có giá 594.000 đồng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng Chondro Support dạng viên uống từ Nhật Bản để cung cấp hàm lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là Chondroitin Sulfate.
Video đang HOT
Chondroitin Sulfate có chức năng giữ nước trong mô sụn, bảo vệ sụn, tăng độ đàn hồi và dẻo dai cho sụn khớp. Sử dụng Chondro Support thường xuyên sẽ giúp giảm đau khớp.
Thu Ngân
Theo vnexpress.net
Các món ăn chữa cảm lạnh từ gừng hiệu quả nhất
Bước vào mùa mưa, chúng ta thường rất dễ bị cảm lạnh. Vì thế để giúp giữ ấm cơ thể và phòng ngừa cảm lạnh, bạn cần học làm ngay những món ăn từ gừng này.
Gừng là thực phẩm giải cảm hiệu quả
Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình mà còn được xem là vị thuốc quý tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, gừng có tính nóng, giúp cơ thể sinh nhiệt làm ấm hiệu quả và nhanh chóng.
Gừng chứa gingerol và shogaol có tác dụng thông mũi, thông xoang vì thế cũng rất tốt cho hệ hô hấp, trị các chứng cảm mạo, viêm họng và dị ứng mãn tính. Nhờ hoạt tính kháng khuẩn, gừng giúp hạn chế sự lây lan của vi rút cúm và vi rút cảm lạnh.
Món ăn giải cảm làm từ gừng
Cháo gừng
Chuẩn bị nguyên liệu:
Gừng tươi: 1 củ
Hành lá
Thịt xay: 100g
Hạt nêm, muối, đường, tiêu
Gạo thơm: 60g
Hành tím băm: 2 muỗng cà phê
Cách nấu:
Bước 1: Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ rồi bạn thái thành từng sợi nhỏ. Hành lá cũng rửa sạch, cắt phần đầu trắng để riêng, còn phần lá xanh bạn thái nhỏ.
Bước 2: Gạo thơm vo sạch và ngâm từ 2 - 3 giờ cho mềm và nấu mau nhừ hơn.
Bước 3: Thịt băm bạn ướp với một chút hạt nêm, đường, muối và 1 muỗng cà phê hành tím băm, để yên từ 10 -15 phút cho ngấm gia vị.
Bước 4: Bỏ gạo vào nồi với khoảng nửa lít nước đun sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu cho nhừ, thỉnh thoảng bạn dùng muỗng đảo đều để tránh bị khê.
Bước 5: Bắc chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn, phi thơm hành tím băm còn lại sau đó đổ thịt xay vào xào cho săn.
Bước 6: Khi cháo nấu đã nhừ bạn cho thịt xay và gừng vào, nêm lại vừa ăn rồi đun thêm khoảng 5 phút là được.
Bước 7: Múc cháo ra chén, rắc hành lá và một chút tiêu lên mặt là món cháo gừng ngừa cảm lạnh đã hoàn thành.
Canh gừng
Chuẩn bị guyên liệu
- gừng: 2 củ
- đậu phụ: 1 chiếc
- nấm hương: 10 chiếc
- hành lá: 5 thìa
- cà rốt: 1 củ
- hạt nêm: 2 thìa
- bột ngọt: 1 thìa
- nước mắm: 1 thìa
- nấm hải sản: 1 bát
Cách nấu:
Bước 1
Bạn cho dầu ăn vào nồi, dầu nóng thì thêm 2 thìa hành lá, 1 thìa gừng vào đảo đều. Sau đó cho 1 bát con nước vào đun sôi.
Bước 2
Thêm tiếp vào nồi cà rốt thái hạt lựu, 1 bát nấm hương, 1 bát tô nước, 2 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa nước mắm vào khuấy đều để gia vị tan hết.
Bước 3
Nước sôi lại, bạn cho đậu phụ, nấm hương thái nhỏ, gừng thái sợi, nấm hải sản vào nồi, đun đến khi các nguyên liệu chín thì tắt bếp.
Bước 4
Bạn múc canh gừng ra bát, thêm một chút hành lá và nước chanh vào rồi thưởng thức!
Canh cải bẹ xanh nấu gừng
Chuẩn bị nguyên liệu:
Cải bẹ xanh: 400g
Gừng tươi: 1 củ
Muối: 1/2 muỗng cà phê
Hạt nêm: 2 muỗng cà phê
Cách nấu:
Bước 1: Cải bẹ xanh mua về, bạn nhặt lá, rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 5 phút sau đó cắt thành từng khúc vừa ăn.
Bước 2: Gừng bạn rửa sạch, cạo vỏ và cắt sợi nhuyễn.
Bước 3: Cho khoảng 1 lít nước vào nồi, thêm gừng vừa cắt sợi vào nấu cho đến khi sôi.
Bước 4: Tiếp theo, bạn thả cải bẹ xanh vào, nêm 1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm và để ở lửa lớn đến khi canh sôi thì tắt bếp.
Bước 5: Canh chín, múc ra tô là bạn có thể thưởng thức ngay rồi đấy!
Để phòng ngừa cảm lạnh sau khi dầm mưa, bạn hãy làm ngay những món ăn dễ thực hiện từ gừng ở trên. Hy vọng các bạn sẽ thực hiện thành công và không còn lo lắng về việc mắc bệnh cảm vào mùa mưa này nữa nhé!
Theo www.phunutoday.vn
Chỉ với một động tác "chim bay", xóa tan cơn đau lưng, thoát vị đĩa đệm Nếu bạn bị bệnh đau lưng hoặc các bệnh liên quan đến xương sống, mỗi ngày hãy tập động tác chim yến này sẽ giải thoát khỏi những cơn đau một cách dễ dàng mà không cần thuốc. 1. Cơ chế tác dụng của động tác "chim yến bay" Đĩa đệm là phần kết nối giữa các khớp xương, gồm các sụn và...