Cách nấu thức ăn tốt nhất cho sức khỏe
Chất dinh dưỡng trong thực phẩm có thể bị hao hụt đến hơn 50% nếu không biết cách chế biến phù hợp.
Hấp là một trong những cách chế biến thực phẩm giúp giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao. Ảnh: Pexels.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Dương Công Minh, khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, việc lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp với từng loại thực phẩm không chỉ giúp giảm thiểu lượng dinh dưỡng bị hao hụt mà còn hạn chế tạo ra các chất độc hại. Thực phẩm được chế biến đúng cách không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn góp phần cải thiện sức khỏe toàn diện cho gia đình.
Ăn sống và trộn salad
Ăn sống là cách giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, cần sơ chế ngay trước khi ăn để tránh mất chất dinh dưỡng.
Rau củ nên rửa sạch dưới vòi nước thay vì ngâm quá lâu để hạn chế mất vitamin B, C và các khoáng chất dễ hòa tan. Với trái cây, không nên gọt vỏ quá sâu vì phần vỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học tốt cho sức khỏe.
Luộc
Phương pháp luộc dễ làm mất nhiều chất dinh dưỡng do vitamin (đặc biệt là B và C) và khoáng chất hòa tan vào nước. Một nghiên cứu của Đại học Zhejiang cho thấy, luộc bông cải xanh có thể làm mất hơn 50% dưỡng chất. Để giảm thiểu mất chất, nên dùng lượng nước vừa đủ, đậy nắp khi nấu và ăn cả nước luộc hoặc sử dụng nước này chế biến món khác.
Video đang HOT
Ăn sống là cách giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm nhưng cần sơ chế sạch sẽ, sơ chế ngay trước khi ăn để tránh mất chất dinh dưỡng. Ảnh: Pexels.
Hấp
Hấp là một trong những phương pháp bảo toàn dinh dưỡng tốt nhất, đặc biệt là với các vitamin tan trong nước như vitamin C. Các nghiên cứu cho thấy hấp bông cải xanh, rau bina và rau diếp chỉ làm mất 9-15% hàm lượng vitamin C. Tuy nhiên, nhược điểm là món ăn thường nhạt nhẽo, có thể khắc phục bằng cách thêm các loại gia vị hoặc nước chấm như nước tương, dầu hào.
Rán
Rán là cách chế biến không lành mạnh do việc làm nóng dầu ở nhiệt độ cao có thể tạo ra aldehyd – một chất liên quan đến nguy cơ ung thư và nhiều bệnh khác. Việc dùng dầu chiên lại nhiều lần càng làm tăng sự hình thành aldehyd. Do đó, nên chọn dầu chiên lành mạnh như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu gạo, dầu phộng và tránh tái sử dụng dầu.
Xào và áp chảo
Xào và áp chảo sử dụng nhiệt độ từ trung bình đến cao với ít dầu hoặc bơ, được đánh giá là phương pháp lành mạnh. Hai cách này giúp ngăn ngừa mất vitamin B và cải thiện khả năng hấp thụ các hợp chất thực vật, chất chống oxy hóa nhờ sự bổ sung chất béo từ dầu và bơ.
Ăn cà chua sống hay cà chua nấu chín tốt hơn cho sức khỏe?
Nhiều người cho rằng cà chua ăn sống sẽ tốt hơn vì nó sẽ 'bảo toàn' được dinh dưỡng, tuy nhiên một số người lại cho rằng ăn cà chua chín mới tốt.
Vậy ăn cà chua sống hay chín sẽ tốt hơn? Câu trả lời sẽ có trong bài viết.
Những tác dụng của cà chua với sức khỏe
Theo y học cổ truyền, cà chua có vị chua nhạt, hơi ngọt, tính mát chống khát nước, có tác dụng bổ sinh huyết, sinh tân dịch, giúp ổn định tiêu hóa, điều hòa bài tiết trong cơ thể.
Cà chua rất giàu các chất dinh dưỡng, có chứa nhiều lycopene, và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, những chất này hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm mỡ máu, một số nghiên cứu còn đưa ra là cà chua có thể tiềm ẩn khả năng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Các nghiên cứu cho thấy cứ 100g cà chua chứa 20% lượng vitamin A cần thiết hàng ngày; Vitamin C (20-25%) tăng cường khả năng miễn dịch. Vì vậy, khi bạn ốm, mệt mỏi, bổ sung cà chua sẽ tăng sức đề kháng. Cà chua cũng rất giàu vitamin K, rất tốt cho thành mạch máu và có đặc tính chống đông máu. Cà chua có kali giúp tăng bài tiết muối, tốt cho người bị huyết áp cao.
Cà chua cung cấp vitamin A và C là hai vitamin tốt cho mắt và da.
Cà chua còn được biết đến là một nguyên liệu làm đẹp và chăm sóc da, điều trị các bệnh về da : Cà chua chứa carotene và vitamin A, C có tác dụng xóa tàn nhang, làm đẹp, chống lão hóa, dưỡng da, có tác dụng trị nấm và các bệnh truyền nhiễm ngoài da. Niacin có thể duy trì sự tiết dịch dạ dày bình thường, thúc đẩy sự hình thành hồng cầu, giúp duy trì độ đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ da
Các vitamin A và C có trong cà chua tốt cho sức khỏe của đôi mắt, nó có tác dụng phòng ngừa và điều trị nhất định đối với bệnh quáng gà; lycopene có tác dụng ức chế quá trình peroxid hóa lipid, ngăn ngừa tổn thương của các gốc tự do, ức chế thoái hóa điểm vàng của võng mạc và duy trì thị lực.
Cà chua sống, cá chua nấu chín tốt thế nào?
Đối với các trường hợp suy nhược cơ thể, chán ăn, ngộ độc mạn tính, sung huyết, lipid máu, xơ cứng động mạch vành, đau nhức xương khớp, bệnh gout, huyết áp cao, sỏi niệu đạo, sỏi mật, táo bón, viêm đường tiêu hóa nên dùng nước cà chua tươi ép để hỗ trợ điều trị các bệnh lý trên.
Khi được nấu chín thì hoạt chất lycopene sẽ được cơ thể hấp thu dễ hơn là chúng ta ăn sống.
Trong cà chua có chứa lycopene, khi được nấu chín thì hoạt chất sẽ được cơ thể hấp thu dễ hơn là chúng ta ăn sống. Ngoài ra, trong cà chua cũng có chứa chất axit oxalic, chất này nếu ăn trong một thời gian dài sẽ gây ra sỏi ở thận vì vậy khi chúng ta nấu chín thì chất này sẽ bay hơi.
Trong cà chua sống rất giàu vitamin C rất tốt cho hệ thống miến dịch của cơ thể, nếu nấu chín thì sẽ làm giảm vitamin C đi rất nhiều. Nhưng cà chua đã nấu chín lại giúp bảo vệ chống lại bệnh tim mạch.
Đối với một số người mắc bệnh tỳ vị, dạ dày yếu và dặc biệt là phụ nữ kinh nguyệt không đều. Nếu ăn cà chua chưa được nấu chín sẽ xảy ra phản ứng với axit dạ dày và ngưng tụ thành cục không hòa tan, dễ gây đầy bụng, khó tiêu và các triệu chứng về tiêu hóa khác.
Ăn cà chua sống với một số lượng lớn sẽ gây ra ngộ độc. Sẽ có các như triệu mệt mỏi, suy nhược cơ thể và cảm giác buồn nôn và nôn. Đây là những triệu chứng ngộ độc tương đối nhẹ.
Cà chua chín cây ăn sống hay nấu chín đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn cà chua mà vỏ còn xanh vì trong đó có chứa nhiều độc tố có hại cho sức khỏe.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cà chua nấu chín sẽ tốt hơn cà chua ăn sống. Cà chua khi được nấu chín sẽ giải phóng nhiều lycopene đây là những chất chống oxy hóa và chống ung thư.
Vì vậy, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.Tuy nhiên, việc chọn ăn chín hay ăn sống thì tùy thuộc cách suy nghĩ của mọi người và còn phụ thuốc vào nhu cầu thực tế của các món ăn.
Tóm lại: Cà chua sống hay cà chua chín đều rất giàu dinh dưỡng và ít calo, chất béo, đồng thời giàu vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Nên ăn ở mức độ vừa phải theo nhu cầu cơ thể cần và theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng. Nến chọn cà chua sạch không hóa chất bảo vệ thực vật, không được thúc chín bằng thuốc dù là ăn sống hay nấu chín.
Thực phẩm là 'kho estrogen', chị em càng ăn nhiều càng trẻ Muốn giữ mãi tuổi thanh xuân, chị em hãy thường xuyên ăn những thực phẩm giàu estrogen này. Estrogen là một trong những hormone quan trọng nhất đối với phụ nữ. Thiếu hụt estrogen có thể khiến phụ nữ già đi, da khô và lão hóa, mất đi độ bóng và độ đàn hồi, tạo ra nhiều nếp nhăn hơn, thậm chí khiến...