Cách nấu giò heo giả cày thơm nức mũi, chuẩn vị miền Bắc
Chân giò nấu giả cầy là một món ăn đậm vị thường được ăn kèm với bún tươi rất ngon và hợp vị, cách làm rất đơn giản.
Nguyên liệu làm giò heo giả cày
Bún tươi 1 kg
Húng lủi 10 gr
Ngò gai 10 gr
Hành lá 10 gr
Riềng 10 gr
Sả 10 gr
Chanh 1 quả
Ớt 2 trái
Tỏi 10 gr
Gia vị 10 gr (mẻ/đường phèn/ tiêu/ nước mắm/tỏi băm/ớt băm/…)
Nguyên liệu làm giò heo giả cày tại nhà (Ảnh minh hoạ)
Các bước làm giò heo giả cày
Bước 1: Nướng giò heo
Giò heo chặt ra làm hai, đặt lên vỉ nướng trên bếp. Tiếp theo dùng súng khò lửa để khò đều trên bề mặt giò heo đến khi giò heo vàng đều. Chặt giò heo vừa mới khò thành từng khúc nhỏ khoảng 5 – 6 cm.
Bước 2: Chuẩn bị hương liệu để xào
Cho 20gr nếp vào cối xay sinh tố, chỉ xay khô cho đến khi nhuyễn, để tạo độ sánh cho món ăn.
Chuẩn bị hương liệu để xào, bao gồm: riềng 50gr, xả 15gr, nghệ 3gr, hành tím 15gr và 70gr dầu ăn.
Nêm nếm gia vị ta cho món ăn với 20gr mắm tôm, 50gr mẻ, 20gr nước mắm, 20gr đường phèn và 2gr tiêu.
Cho hương liệu vào nồi xào trên lửa lớn, đồng thời cho 5 cây sả đập dập vào xào chung.
Bước 3: Nấu giò heo
Hoàn thành giò heo giả cày thơm nức mũi (Ảnh minh hoạ)
Xào hương liệu khoảng 3 phút ta cho giò heo vào và tiếp tục xào khoảng 3 – 5 phút nữa để thịt heo săn lại.
Rồi nêm gia vị bằng cách đổ trực tiếp vào nồi, không cần ướp trước vì khi nấu sẽ thấm vị.
Cho 1 lít nước cùng 20 gram gạo nếp đã xay vào nồi và nấu khoảng 20 – 25 phút trên lửa nhỏ để giò heo được mềm, ngon và đậm vị.
Khi chín mềm, hương vị thơm của riềng sả vô cùng hấp dẫn. Chỉ cần múc giò heo ra tô và cho vài cọng rau thơm lên trang trí và ăn kèm với bún tươi là đã hoàn thành xong món giò heo giả cầy chuẩn vị rồi.
Mẹo nấu mì ăn liền thấm vị
Bạn hãy trụng sơ sợi mì trước khi cho gói gia vị vào, trộn đều sẽ giúp món ăn đậm hương vị hơn.
Mới đây, video dạy nấu mì gói trên douyin (tiktok dành riêng cho thị trường Trung Quốc) thu hút hàng triệu lượt xem nhờ cách làm đơn giản nhưng lại giúp món ăn thêm đậm đà. Bạn không cần phải nấu mì bằng bếp, và vẫn đun nước sôi như thường lệ. Tuy nhiên thay vì làm theo hướng dẫn trên bao bì, thì bạn hãy trụng mì trước khi cho gói gia vị vào để làm sợi mì dễ dàng thấm gia vị hơn.
Video: shenquanxiumo.
Sau khi ngâm mì trong nước sôi khoảng 1 phút, bạn chắt hết nước bỏ đi. Công đoạn này giúp sợi mì mềm và loại bớt một số chất phụ gia, chất béo hay chất bảo quản có sẵn trong gói mì. Tùy theo từng loại mì mà thời gian ngâm ngắn hay dài. Tiếp đến, bạn cho gói gia vị vào, trộn đều rồi cuối cùng là đổ nước sôi vào, đậy nắp, chờ một lúc là có thể thưởng thức.
Thực chất, hầu hết các tiệm bún, mì tại Việt Nam đều làm theo quy trình trụng mì, bún trước khi ăn bởi nó giúp sợi mì vừa sạch, vừa dễ thấm gia vị hơn. Cách làm này thích hợp sử dụng với các loại mì ăn liền sợi nhỏ đặc trưng của Việt Nam, hay các loại miến, phở, hủ tiếu ăn liền... Còn những loại mì sợi to như mì Hàn Quốc, Nhật Bản... thì bạn cần phải dùng bếp để nấu, nếu không sợi mì sẽ cứng, khó ăn.
Khử hết mùi hôi của xương bò và có ngay nồi nước dùng thơm ngọt chỉ với mẹo đơn giản này Xương bò giúp nồi nước dùng có vị ngọt đậm và thơm lựng của bò. Nhưng chính mùi thơm đậm này lại khiến bao người phàn nàn "sao hôi quá!". Bạn đã có cách thuần phục mùi đặc trưng này để nồi nước dùng từ bò ra lò vẫn thơm ngon chưa? Bún bò Huế - món ăn đậm vị bò có nước...