Cách nào thu hút học sinh, sinh viên du học “tại chỗ”?
TP.HCM đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp cải thiện môi trường giáo dục hiện hành nhằm giữ chân người học, tiến tới thu hút du học sinh nước ngoài.
Đến thời điểm hiện tại nhiều trường đại học tại TPHCM đã chủ động cập nhật chương trình đào tạo quốc tế để thu hút sinh viên
Trước tình trạng ngày càng nhiều học sinh, sinh viên trong nước tham gia các chương trình du học tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới, TP.HCM đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp cải thiện môi trường giáo dục hiện hành nhằm giữ chân người học, tiến tới thu hút du học sinh nước ngoài.
Nhiều ý kiến cho rằng muốn làm tốt điều này, thay đổi, cập nhật chương trình giảng dạy thôi chưa đủ mà ngành giáo dục – đào tạo thành phố nói chung và bản thân các trường nói riêng cần có nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút người tài.
Khi chương trình tốt, đảm bảo tính hội nhập, thầy cô dạy hay, chắc chắn sẽ giữ chân được học sinh, sinh viên.
Hiện Việt Nam có gần 150.000 học sinh, sinh viên đang du học tại nước ngoài, trong đó khoảng 90% là du học tự túc.
Chỉ tính 3 năm gần đây, số lượng du học sinh Việt Nam tăng vọt và tập trung nhiều nhất ở Mỹ, Australia, Anh, Canada và Nhật Bản.
Riêng năm 2015, số học phí của du học sinh Việt Nam đóng góp cho nền giáo dục Anh là 700.000 bảng Anh. Nếu tính bình quân chi phí khoảng 30.000 USD/người/năm thì trung bình mỗi năm, du học sinh Việt Nam tại Mỹ đóng góp khoảng 600 triệu USD cho nền kinh tế nước này.
Tốn kém là vậy nhưng việc du học của học sinh, sinh viên Việt Nam đang có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là các thành phố lớn như: TP.HCM, Hà Nội.
Việc học sinh phổ thông bỏ ngang chương trình để làm quen với môi trường du học đã và đang tạo nên nhiều xáo trộn cho không ít cơ sở giáo dục.
Video đang HOT
Ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn cho biết, mỗi năm trường ông tuyển vào hơn 400 học sinh nhưng mất đến 80 học sinh chỉ vì làn sóng du học. Do đó, sĩ số sau 1 năm giảm đi gần 3 lớp.
Điều đáng tiếc là mặc dù có học lực rất tốt nhưng khi đi du học, đa phần các em đều phải học lại chương trình phổ thông của nước sở tại, vừa mất thời gian vừa tốn nhiều chi phí.
Vì thế, theo ông Thạch bên cạnh việc các trường phổ thông chủ động xây dựng chương trình giáo dục theo hướng hội nhập, ngành giáo dục và thành phố cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này thì mới mong thay đổi tình hình.
Ông Thách nói: “Chúng tôi muốn kiến nghị với lãnh đạo TP.HCM và Sở Giáo dục – Đào tạo cho phép trường chúng tôi được nhập khẩu chương trình tiên tiến để dạy song song với chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Như vậy, học sinh có thể vừa lấy được bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của Việt Nam, vừa đảm bảo chuẩn của quốc tế nên sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông và sang nước ngoài thì có thể học tiếp lên cao”.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng, việc ngày càng nhiều phụ huynh tại các thành phố lớn đưa con đi du học nước ngoài là phản ứng không vui đối với người làm trong ngành giáo dục.
Điều này khẳng định phụ huynh xem giáo dục trong nước không bằng nước ngoài. Tuy nhiên đây là điều hoàn toàn hợp lý. Làn sóng du học nước ngoài là không thể tránh khỏi, nước nào cũng có. Nhưng nếu thời gian tới các trường từ phổ thông đến đại học tại Việt Nam đảm bảo được chất lượng và môi trường đào tạo tương đương quốc tế thì sẽ thu hút được không chỉ học sinh, sinh viên trong nước mà cả du học sinh nước ngoài.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, quá trình thiết lập môi trường giáo dục quốc tế cần khởi đầu bằng việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toàn cầu đó là tiếng Anh.
Hiện ngành Giáo dục – Đào tạo TP.HCM đang xây dựng đề án phát triển giáo dục thành phố đáp ứng nhu cầu hội nhập trên cơ sở học tập, sàng lọc kinh nghiệm từ các nền giáo dục nổi tiếng.
Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, hướng sắp tới thành phố sẽ có nhiều giải pháp để thu hút học sinh, sinh viên du học “tại chỗ”.
Những giải pháp đồng bộ sẽ được đưa ra để nâng chất giáo dục từ bậc phổ thông đến đại học theo hướng tiệm cận khu vực và thế giới.
Trước mắt, thành phố sẽ quan tâm đến việc làm sao tạo được hệ thống giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam để người học chẳng cần đi xa.
Ông Phong nhấn mạnh: “Nhu cầu đi du học nước ngoài của học sinh phổ thông và sinh viên Việt Nam hiện nay là rất lớn. Do đó bây giờ thay vì để phụ huynh đưa các em ra nước ngoài học, TP.HCM sẽ tổ chức mời các trường về đây xây dựng thành một Đô thị đại học quốc tế”.
Cùng với các giải pháp, các đề án thiết thực, ngành Giáo dục – Đào tạo TPHCM cũng khuyến khích các trường mở rộng quan hệ hợp tác, chọn lọc chương trình đào tạo phù hợp để tạo thêm cơ hội học tập hiệu quả cho học sinh, sinh viên của mình
Theo VOV
Khi trường học là nơi truyền cảm hứng
Trường học là nơi truyền lửa, là động lực giúp cho cậu bé nhút nhát năm nào "dám" thực hiện ước mơ của mình và biến ước mơ đó thành sự thật.
Câu chuyện về một học sinh vốn chỉ sống hướng nội, không tự tin thể hiện bản thân đã vụt sáng trong cuộc thi tháng Đường lên đỉnh Olympia, một cuộc thi đòi hỏi kiến thức rộng, sự bình tĩnh làm chủ bản thân và làm chủ tình huống, một cuộc thi được biết đến vốn chỉ dành cho những học sinh trường chuyên, lớp chọn.
Hành trình khám phá năng lực
Trần Nhân Quyền là chủ nhân của vòng nguyệt quế trong cuộc thi tháng "Đường lên đỉnh Olympia" ngày 24/12/2017 vừa qua. Chàng trai học sinh lớp 11 trường THPT Liên cấp TH School đã chứng minh cho khả năng truyền lửa cho nhau giữa học sinh TH School trong hành trình khám phá năng lực của mỗi người. Từ đó định nghĩa "tầm quan trọng" của môi trường giáo dục.
Kiến thức tổng hợp rộng cộng thêm khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh và một tâm thế luôn bình tĩnh trước mọi thử thách... Đó là những yếu tố tạo nên chiến thắng đầy thuyết phục của Nhân Quyền trong cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" số tháng 12/2017.
Chiến thắng của Quyền là đóng góp không nhỏ của môi trường giáo dục hiện đại và đề cao sự chủ động.
Ngay từ vòng thi đầu tiên, Nhân Quyền đã là người dẫn đầu đoàn leo núi với 80 điểm. Sử dụng khả năng tính toán chuẩn xác, vốn tiếng Anh vượt trội, Nhân Quyền trả lời đúng 8/12 câu hỏi vòng thi Khởi động.
Quyền cũng là thí sinh vượt chướng ngại vật thành công ở phần thi thứ 2 với đáp án Mạc Đĩnh Chi được suy luận ngay từ hình ảnh đầu tiên của chương trình. Hai phần thi Tăng tốc và Về đích, Nhân Quyền vẫn giữ vững sự điềm tĩnh, tự tin và giành được điểm số gần như tuyệt đối.
260 là số điểm ấn tượng xướng tên nhà vô địch trong hành trình leo núi của cuộc thi tháng 12 - Trần Nhân Quyền. Cả 3 đối thủ của Nhân Quyền trong cuộc thi đều là những học sinh giỏi toàn diện, nhưng họ vẫn phải dành cho chủ nhân vòng nguyệt quế lời khen về sự xuất sắc trong cả mặt kiến thức và bản lĩnh.
"Môi trường học mới đã làm em thay đổi"
Vốn là một học sinh nhút nhát, hướng nội, yêu thích cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" từ khi còn bé và luôn mơ ước được tham gia nhưng không dám đăng ký. Trần Nhân Quyền đã thay đổi khi bước chân vào trường TH School. Quyền yêu thích sự năng động của các anh chị lớp trên, các bạn trong trường. Họ đã tự tìm kiếm các cơ hội để được thử sức tại các sân chơi trí tuệ cả trong và ngoài nước. Môi trường học, cách đào tạo và các thầy cô ở trường đã giúp Nhân Quyền tự tin hơn vào bản thân mình.
"Em được truyền cảm hứng để có thể mạnh dạn thực hiện những điều mình mơ ước. Em đã gửi hồ sơ đăng ký tới cuộc Đường lên đỉnh Olympia và giành được chiến thắng bất ngờ này". Nhân Quyền gửi lời cảm ơn chân thành vì những đột phá mà các thầy cô, bạn bè và môi trường học tập tại TH School đã mang đến cho mình..
Tại TH School, học sinh được khuyến khích tự nghiên cứu, tìm kiếm thông tin và làm việc nhóm để kích thích sự chủ động của học sinh.
Được biết, ở trường TH School, học sinh được tiếp cận với những phương pháp học hoàn toàn mới với tính hiện đại và đề cao sự chủ động. Thầy cô là người hướng dẫn, định hướng cho học sinh. Sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo. Việc học tập thực sự nằm ở sự chủ động của mỗi học sinh. Tự nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm,... những cách thức mới đó giúp cho việc tiếp nhận kiến thức trở nên dễ dàng và sâu sắc hơn hẳn so với những phương pháp giáo dục cũ.
Theo Nhân Quyền, việc tham gia các cuộc thi như Đường lên đỉnh Olympia cũng là một cách học: "Thầy cô và nhà trường rất khuyến khích bọn em chủ động tìm kiếm và phấn đấu tham gia các hoạt động yêu thích. Qua các cuộc thi thì em có cơ hội rèn giũa kỹ năng, bồi đắp sự tự tin của chính mình".
Thư viện với nguồn sách đa dạng từ trong và ngoài nước là nơi giúp Quyền hoàn thiện khả năng tự học của mình.
Thành tích xuất sắc của Trần Nhân Quyền là kết quả rõ ràng nhất cho thấy tính đúng đắn của chủ trương giáo dục toàn diện cho học sinh theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn giữ cốt lõi giáo dục Việt Nam mà trường TH School đã đặt ra. Câu chuyện của Trần Nhân Quyền chính là chuyện về sự đồng hành của một hệ thống giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình các học sinh Việt Nam hiện thực hóa giấc mơ của mình.
Theo Dân Trí
Bạo hành từ... dạy thêm - học thêm Dạy thêm - học thêm tiêu cực, ép người học có thể xếp vào dạng hành vi bạo hành con trẻ. Không chỉ có tác động từ phía phụ huynh, giáo viên cũng góp sức không nhỏ. Học thêm không tự nguyện gây ra nhiều áp lực và tổn thương cho học trò (Ảnh minh họa) Đó là câu chuyện về cậu bé...