Cách mua sắm giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền nhất
Tất cả chúng ta đều biết tầm quan trọng của tiết kiệm tiền. Các cụ ngày xưa đã đúc kết “Buôn thúng bán bè không bằng ăn dè hà tiện”.
Để có tiền tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu và tiền mặt dự phòng cho những trường hợp ốm đau bệnh tật… bạn cần phải biết hy sinh một số thú vui. Số tiền bạn dự định đi du lịch hoặc mua một đôi giày mới sẽ phải chuyển vào tài khoản tiết kiệm.
Tất nhiên, để quản lý tài chính một cách có trách nhiệm là rất khó khăn, và nếu bạn còn lúng túng, dưới đây là vài cách giúp bạn chấm dứt việc tiêu tiền lãng phí, theo Business Insider.
1. Xem xét bạn đang lãng phí tiền vào những thứ gì
Nếu bạn bắt đầu tiết kiệm và muốn giảm chi tiêu, bạn cần phải tìm hiểu tiền của mình đang đi đâu. Có phải bạn đang tốn nhiều tiền cho đồ điện tử hay các cửa hàng bánh? Bạn cần biết những thứ nào đang khiến bạn tốn tiền không cần thiết, để từ đó chủ động tránh chi phí cho những khoản này.
2. Thiết lập một ngân sách
Có một ngân sách đúng chỗ là rất cần thiết nếu bạn muốn tránh bội chi. Nếu lập ngân sách là chưa đủ, bạn có thể sử dụng một ứng dụng trên điện thoại hoặc viết ra những gì bạn đang chi tiêu mỗi ngày.
Dù những việc làm này có thể tẻ nhạt nhưng nó rất có ý nghĩa đối với một người hay mua sắm bốc đồng. Ví dụ, chỉ cần nhìn 2/3 số lương của bạn được dùng cho ăn tối và rượu vang là đủ để thuyết phục bạn phải kìm hãm những khoản tiêu này.
3. Tìm một đối tác có trách nhiệm
Từ bỏ một thói quen xấu là điều không đơn giản, đặc biệt nếu bạn làm một mình. Tìm một người bạn hoặc một người thân – người có thể nhắc nhở bạn phải có trách nhiệm với hành động của mình – là cách hữu hiệu giúp bạn chi tiêu hợp lý.
Người này có thể là một người động viên bạn, hoặc cùng bạn cam kết sẽ tiết kiệm, hai người có thể thi đua với nhau xem ai tiết kiệm được nhiều hơn trong một thời gian nhất định.
4. Dùng tiền mặt
Thông thường chúng ta dễ lãng phí tiền hơn khi mua sắm bằng thẻ tín dụng. Bỏ một triệu mua một chiếc quần có thể khiến bạn phải đắn đo và xót tiền nhiều hơn so với việc quẹt thẻ. Nếu bạn đang chi tiêu quá khả năng của mình, bạn nên mua sắm bằng những đồng tiền mặt bạn đang có sẵn, thay vì dùng thẻ tín dụng.
Video đang HOT
5. Chỉ đi mua sắm khi có danh sách những thứ cần mua
Một gợi ý cho những ai thường gặp vấn đề về chi tiêu là luôn có một danh sách những thứ cần mua sắm và tuân thủ nghiêm ngặt danh sách đó. Những món hàng thanh lý, khuyến mại thường khiến bạn bội chi, vì thế, nếu khôn ngoan, bạn không nên đi vào những cửa hàng đó, trừ khi bạn có một lý do chính đáng. Bạn chỉ nên mua những món hàng đang được giảm giá nếu thực sự bạn vẫn cần mua nó ngay cả không được giảm giá.
Khi đã lập danh sách mua sắm, bạn cũng nên ước tính giá trị của chúng và chỉ mang theo số tiền vừa đủ, như thế bạn sẽ không thể mua nhiều hơn số tiền bạn dự tính.
6. Lên kế hoạch cho các bữa ăn từ trước
Nếu bạn đang tốn nhiều tiền cho thực phẩm, lên kế hoạch sẵn cho bữa ăn giúp bạn không lỡ tay mua những thực phẩm mà chắc chắn sẽ không dùng đến. Hãy dành thời gian để nghĩ về những món ăn mà bạn sẽ nấu trong một tuần (hoặc vài ngày) và thiết lập một ngân sách cho nó, điều này giúp bạn tiết kiệm tiền dễ hơn. Thực ra thỉnh thoảng mua những món ăn bạn đang thèm có thể khiến bạn tốn kém hơn rất nhiều so với bạn nghĩ.
7. Xóa các thư quảng cáo
Các tờ rơi, email quảng cáo có thể gây hại nhiều hơn là có ích cho bạn, đặc biệt nếu chúng là nguyên nhân khiến bạn mua sắm thường xuyên hơn cần thiết. Vì thế không nhận mail quảng cáo là một việc nên làm để tránh bội chi.
8. Trì hoãn những khoản mua sắm lớn
Mua xe hay những món đồ có giá trị lớn không phải là những điều nên làm khi ta đang cao hứng. Nếu bạn thường xuyên mua những thứ đắt tiền mà không suy nghĩ, bạn cần phải thay đổi ngay lập tức. Tốt nhất bạn nên dành 1-2 ngày để nghĩ về món đồ mình muốn mua, xem liệu bạn có thực sự cần.
Dành thời gian để cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc mua đồ là một chiến lược đơn giản giúp bạn không đẩy mình vào tình trạng khó khăn về tài chính.
9. Đừng mua số lượng lớn (mua sỉ)
Mua sỉ thực phẩm, hàng tiêu dùng có thể giúp bạn tiết kiệm vì giá bán sỉ bao giờ cũng thấp hơn giá bán lẻ. Tuy nhiên, nếu bạn không thường xuyên dùng những sản phẩm đó hoặc bạn để chúng hư hỏng, quá hạn sử dụng thì tốt hơn bạn chỉ nên mua đúng lượng bạn cần và nên ăn hết những gì bạn có trong nhà trước khi đi đến quầy tạp hóa.
Cắt giảm chi tiêu để tiết kiệm cho tương lai dường như là việc rất khó khăn. Nhưng bằng cách nghiêm túc thực hiện những hướng dẫn trên bạn chắc chắn sẽ không còn chi tiêu lãng phí nữa.
Theo Trí Thức Trẻ
9 cách mua sắm thông minh giúp bạn tiết kiệm tiền
Tất cả chúng ta đều biết tầm quan trọng của tiết kiệm tiền. Các cụ ngày xưa đã đúc kết Buôn thúng bán bè không bằng ăn dè hà tiện.
Để có tiền tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu và tiền mặt dự phòng cho những trường hợp ốm đau bệnh tật... bạn cần phải biết hy sinh một số thú vui. Số tiền bạn dự định đi du lịch hoặc mua một đôi giày mới sẽ phải chuyển vào tài khoản tiết kiệm.
Tất nhiên, để quản lý tài chính một cách có trách nhiệm là rất khó khăn, và nếu bạn còn lúng túng, dưới đây là vài cách giúp bạn chấm dứt việc tiêu tiền lãng phí, theo Business Insider.
1. Xem xét bạn đang lãng phí tiền vào những thứ gì
Nếu bạn bắt đầu tiết kiệm và muốn giảm chi tiêu, bạn cần phải tìm hiểu tiền của mình đang đi đâu. Có phải bạn đang tốn nhiều tiền cho đồ điện tử hay các cửa hàng bánh? Bạn cần biết những thứ nào đang khiến bạn tốn tiền không cần thiết, để từ đó chủ động tránh chi phí cho những khoản này.
2. Thiết lập một ngân sách
Có một ngân sách đúng chỗ là rất cần thiết nếu bạn muốn tránh bội chi. Nếu lập ngân sách là chưa đủ, bạn có thể sử dụng một ứng dụng trên điện thoại hoặc viết ra những gì bạn đang chi tiêu mỗi ngày.
Dù những việc làm này có thể tẻ nhạt nhưng nó rất có ý nghĩa đối với một người hay mua sắm bốc đồng. Ví dụ, chỉ cần nhìn 2/3 số lương của bạn được dùng cho ăn tối và rượu vang là đủ để thuyết phục bạn phải kìm hãm những khoản tiêu này.
3. Tìm một đối tác có trách nhiệm
Từ bỏ một thói quen xấu là điều không đơn giản, đặc biệt nếu bạn làm một mình. Tìm một người bạn hoặc một người thân - người có thể nhắc nhở bạn phải có trách nhiệm với hành động của mình - là cách hữu hiệu giúp bạn chi tiêu hợp lý.
Người này có thể là một người động viên bạn, hoặc cùng bạn cam kết sẽ tiết kiệm, hai người có thể thi đua với nhau xem ai tiết kiệm được nhiều hơn trong một thời gian nhất định.
4. Dùng tiền mặt
Thông thường chúng ta dễ lãng phí tiền hơn khi mua sắm bằng thẻ tín dụng. Bỏ một triệu mua một chiếc quần có thể khiến bạn phải đắn đo và xót tiền nhiều hơn so với việc quẹt thẻ. Nếu bạn đang chi tiêu quá khả năng của mình, bạn nên mua sắm bằng những đồng tiền mặt bạn đang có sẵn, thay vì dùng thẻ tín dụng.
5. Chỉ đi mua sắm khi có danh sách những thứ cần mua
Một gợi ý cho những ai thường gặp vấn đề về chi tiêu là luôn có một danh sách những thứ cần mua sắm và tuân thủ nghiêm ngặt danh sách đó. Những món hàng thanh lý, khuyến mại thường khiến bạn bội chi, vì thế, nếu khôn ngoan, bạn không nên đi vào những cửa hàng đó, trừ khi bạn có một lý do chính đáng. Bạn chỉ nên mua những món hàng đang được giảm giá nếu thực sự bạn vẫn cần mua nó ngay cả không được giảm giá.
Khi đã lập danh sách mua sắm, bạn cũng nên ước tính giá trị của chúng và chỉ mang theo số tiền vừa đủ, như thế bạn sẽ không thể mua nhiều hơn số tiền bạn dự tính.
6. Lên kế hoạch cho các bữa ăn từ trước
Nếu bạn đang tốn nhiều tiền cho thực phẩm, lên kế hoạch sẵn cho bữa ăn giúp bạn không lỡ tay mua những thực phẩm mà chắc chắn sẽ không dùng đến. Hãy dành thời gian để nghĩ về những món ăn mà bạn sẽ nấu trong một tuần (hoặc vài ngày) và thiết lập một ngân sách cho nó, điều này giúp bạn tiết kiệm tiền dễ hơn. Thực ra thỉnh thoảng mua những món ăn bạn đang thèm có thể khiến bạn tốn kém hơn rất nhiều so với bạn nghĩ.
7. Xóa các thư quảng cáo
Các tờ rơi, email quảng cáo có thể gây hại nhiều hơn là có ích cho bạn, đặc biệt nếu chúng là nguyên nhân khiến bạn mua sắm thường xuyên hơn cần thiết. Vì thế không nhận mail quảng cáo là một việc nên làm để tránh bội chi.
8. Trì hoãn những khoản mua sắm lớn
Mua xe hay những món đồ có giá trị lớn không phải là những điều nên làm khi ta đang cao hứng. Nếu bạn thường xuyên mua những thứ đắt tiền mà không suy nghĩ, bạn cần phải thay đổi ngay lập tức. Tốt nhất bạn nên dành 1-2 ngày để nghĩ về món đồ mình muốn mua, xem liệu bạn có thực sự cần.
Dành thời gian để cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc mua đồ là một chiến lược đơn giản giúp bạn không đẩy mình vào tình trạng khó khăn về tài chính.
9. Đừng mua số lượng lớn (mua sỉ)
Mua sỉ thực phẩm, hàng tiêu dùng có thể giúp bạn tiết kiệm vì giá bán sỉ bao giờ cũng thấp hơn giá bán lẻ. Tuy nhiên, nếu bạn không thường xuyên dùng những sản phẩm đó hoặc bạn để chúng hư hỏng, quá hạn sử dụng thì tốt hơn bạn chỉ nên mua đúng lượng bạn cần và nên ăn hết những gì bạn có trong nhà trước khi đi đến quầy tạp hóa.
Cắt giảm chi tiêu để tiết kiệm cho tương lai dường như là việc rất khó khăn. Nhưng bằng cách nghiêm túc thực hiện những hướng dẫn trên bạn chắc chắn sẽ không còn chi tiêu lãng phí nữa.
Theo Trí Thức Trẻ
10 cách mua sắm rau củ quả Ăn vừa đủ các loại rau củ quả sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe cũng như giảm được nguy cơ mắc một số bệnh. Vậy bạn đã biết các bí quyết để có thể mua được trái cây, rau củ với mức giá hời chưa? Chọn mua theo mùa Hãy mua trái cây hoặc rau củ theo mùa. Chúng thường dễ lựa...