Cách luộc rau muống xanh ngắt? 90% bà nội trợ không biết những mẹo nhỏ này bảo sao rau vừa vàng vừa mất dinh dưỡng
Việc luộc rau muống sao cho giữ được độ tươi xanh, giòn ngon và tránh tình trạng rau thâm là điều không phải ai cũng làm tốt.
Dưới đây là những mẹo quý giá để bạn có thể luộc rau muống sao cho hoàn hảo nhất.
Chế biến rau muống bằng phương pháp luộc là một cách làm đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, để đạt được rau luộc tươi xanh và giòn ngọt, bạn cần tuân thủ một số mẹo vặt dưới đây:
Lựa chọn và sơ chế rau muống:
Trước hết, hãy lựa chọn những bó rau muống tươi, có màu xanh đẹp, lá non và không có vết hư hỏng. Sau khi mua về, bạn nên thực hiện các bước sơ chế như cắt bỏ phần gốc cứng và rửa sạch rau muống bằng nước lạnh để loại bỏ cặn bẩn và vi khuẩn.
Trong quá trình luộc:
1. Sử dụng nồi to và đảm bảo nước luộc đủ:
Để rau muống chín đều và không bị sống, bạn cần sử dụng nồi luộc to để rau muống có không gian để di chuyển. Đảm bảo rau muống ngập nước khi luộc, điều này sẽ giúp rau chín đều và không bị thâm đen.
2. Không nên luộc quá nhiều rau cùng lúc:
Điều này sẽ dẫn đến việc rau bị chín không đều, thâm đen và mất lượng vitamin do quá trình đun lâu.
3. Đun sôi nước trước khi cho rau vào:
Trước khi cho rau muống vào luộc, hãy đun sôi nước trong nồi. Đun sôi nước rồi mới thả rau vào giúp rau chín nhanh hơn và giữ được màu xanh tươi.
4. Thêm một thìa muối vào trước khi cho rau vào luộc:
Bước này giúp rau có màu xanh tự nhiên và làm nước luộc trở nên đậm đà hơn.
Video đang HOT
5. Thêm một ít dầu ăn vào nước luộc trước khi đặt rau vào:
Dầu ăn sẽ giúp rau củ có vẻ bóng đẹp, thơm mềm và xanh hơn sau khi luộc.
6. Mở nắp nồi khi luộc:
Để giữ cho rau muống có màu xanh tươi tự nhiên, hãy mở nắp nồi trong quá trình luộc. Điều này giúp loại bỏ hơi nước gây ra mất màu và giữ cho rau không bị thâm đen.
7. Thời gian luộc hợp lý:
Thời gian luộc rau muống tùy thuộc vào số lượng. Thông thường, thời gian luộc khoảng từ 2-3 phút là đủ để rau muống chín và giòn. Tránh luộc quá chín rau sẽ mất hết chất dinh dưỡng.
Sau khi luộc:
Bí quyết là cho rau vào một tô nước đá, rau sẽ giữ được độ giòn và màu sắc xanh tươi.
Áp dụng những mẹo trên, bạn có thể thưởng thức món rau muống luộc xanh, giòn và thơm ngon mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng của món ăn.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Cây này được ví là rau "ba cao", canxi gấp 7 lần cà chua, ăn đều thanh nhiệt nhuận tràng
Mùa hè ăn nhiều rau này sẽ giúp nhuận tràng, giải độc, thanh nhiệt và đặc biệt còn có thể ngừa hôi miệng.
Nhắc tới rau mùa hè chắc chắn không thể bỏ qua rau muống. Loại rau này ngon giòn, thanh mát và được ví là rau "ba cao" bởi nó giàu canxi, kali và chất xơ.
Ước tính, cứ 100g rau muống sẽ cung cấp 77mg canxi cao gấp 7 lần cà chua (12mg), 305mg kali cùng lượng chất xơ dồi dào. Ăn rau muống thường xuyên sẽ giúp xương chắc khỏe, điều chỉnh huyết áp ổn định, nhuận tràng. Hàm lượng các vitamin K, B12, lutein, carotene, magie... trong rau này sẽ giúp thanh nhiệt, ngừa hôi miệng hiệu quả.
Không chỉ giàu dinh dưỡng, rau muống còn có thể chế biến được nhiều món ăn ngon. Bạn có thể lựa chọn làm nộm, luộc hay xào, muối chua đều rất tuyệt.
Trong bài viết này, Bếp Eva sẽ chia sẻ đến bạn một công thức chế biến rau muống cực ngon, cách làm đơn giản mà hương vị siêu hấp dẫn, ai ăn cũng phải trầm trồ, cùng thử nhé.
Nguyên liệu
- Rau muống: 1 mớ
- Cà chua: 1 quả
- Ớt đỏ
- Gừng thái sợi
- Giấm bỗng
- Dầu hào
Hướng dẫn chọn mua rau muống
Khi mua rau muống bạn nên chọn những cây có thân, lá hoàn chỉnh, màu xanh tươi, không héo úa. Rau này rất nhanh héo do mất nước vì thế nếu chưa ăn ngay bạn hãy ngâm chúng trong nước sạch để giữ độ tươi ngon.
Một số lưu ý giúp bạn chọn được rau muống ngon như ý:
- Nên chọn những mớ rau muống mà các cọng rau còn nguyên vẹn, càng xanh càng tươi. Tránh mua rau có lá đốm vàng, thân cứng, già.
- Quan sát vết cắt của thân rau muống. Nếu vết cắt xanh, có nhựa thì đó là rau mới. Vết cắt thâm, thối, chuyển màu thì đó là rau đã để lâu.
- Rau muống có thân mảnh ăn sẽ mềm hơn, rau thân dày ăn cứng và giòn.
Cách làm rau muống xào cà chua
1. Rau muống nhặt bỏ cọng già rồi ngắt bỏ phần lá. Lá rau muống bạn có thể để dành luộc hoặc nấu canh, đừng vứt đi. Các cọng rau muống thành từng đoạn vừa ăn và ngâm vào thau nước muối loãng. Ngâm rau chừng 5 phút thì vớt ra rổ.
2. Cà chua rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ. Trong loại quả này còn giàu axit hữu cơ, ăn cà chua thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng.
3. Đun nóng dầu ăn, phi thơm gừng, ớt rồi trút cà chua vào xào chín. Đảo liên tục cho cà chua chín mềm, không bị cháy. Thêm 1 bát con nước để tạo thành sốt sánh sệt.
4. Trút phần cọng rau đã sơ chế ở bước 1 vào đảo chung với sốt cà chua. Nêm vào đây một chút muối, giấm bỗng cho vừa miệng. Đảo thật đều tay để rau chín và giữ được màu xanh mướt, giòn ngon.
5. Múc phần rau muống đã xào ra đĩa rồi thưởng thức khi còn nóng. Lưu ý, để giữ cho rau có màu đẹp, bạn nên để lửa to trong suốt quá trình chế biến.
Rau muống xào cà chua dễ làm mà hương vị thơm ngon vô cùng. Cọng rau giòn giòn, thanh mát, kết hợp với vị chua chua, thanh thanh cực kỳ trôi cơm.
Hơn thế, cả rau muống và cà chua đều giàu dưỡng chất nên khi kết hợp 2 loại nguyên liệu này sẽ giúp nhân đôi dinh dưỡng. Ăn rau muống xào cà chua vừa thanh nhiệt, giải độc lại nhuận tràng.
Món này nên ăn ngay, không nên để qua đêm. Phần rau muống tươi rất nhanh hỏng vì thế bạn không nên mua quá nhiều. Rau chưa ăn tới bạn rửa sạch, thấm khô nước rồi cho vào túi hoặc hộp có nắp đậy.
Lưu ý, nhớ lót vào đây giấy khô để bảo quản rau được lâu hơn. Cho túi hoặc hộp rau vào ngăn mát tủ lạnh. Bằng phương pháp này, rau sẽ giữ được độ tươi ngon trong khoảng từ 1 - 2 ngày.
Rau này giải nhiệt rất tốt, ăn vào thải độc, nhuận tràng mà giá lại rẻ như cho, không biết thì thật tiếc Rau này nấu món nào cũng ngon lại có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, ngừa hôi miệng, rất thích hợp với mùa hè. Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Mùa hè rất dễ mắc bệnh vì thế bạn không thể chủ quan. Chế độ ăn ngày hè cũng sẽ tập trung vào các thực phẩm...