Cách lựa chọn thuốc bổ máu phù hợp
Gần đây tôi thấy người hay mệt mỏi; hoa mắt, chóng mặt; da xanh, nhợt nhạt… Mọi người nói tôi bị thiếu máu và khuyên nên dùng một đợt thuốc bổ máu. Vậy tôi nên dùng loại thuốc nào?
Nguyễn Thị Hoa (Bắc Ninh)
Để xác định bạn có bị thiếu máu hay không cần đi khám và làm xét nghiệm. Bên cạnh đó là xác định nguyên nhân gây thiếu máu.
Cần đi khám để xác định tình trạng thiếu máu.
Video đang HOT
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng này như: chấn thương, sau phẫu thuật, do ký sinh trùng (giun móc, giun tóc), rong kinh, trĩ, loét dạ dày – tá tràng, do tan máu ở người có bất thường về hemoglobin, thiếu G 6PD, bệnh tự miễn, thiếu sắt, do thuốc hoặc hóa chất, sốt rét hoặc do tủy xương kém hoạt động hoặc không hoạt động, hoặc do thiếu hụt các thành phần tổng hợp hemoglobin, sản xuất hồng cầu…
Các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau tùy thuộc nguyên nhân của bệnh thiếu máu, nhưng có thể bao gồm: mệt mỏi, da nhợt nhạt, chóng mặt, nhức đầu, khó thở, lạnh tay và chân, nhịp tim nhanh hoặc bất thường… Ban đầu, thiếu máu có thể rất nhẹ nên không được chú ý, nhưng dấu hiệu và triệu chứng sẽ xấu đi nếu tiếp tục thiếu máu.
Điều trị thiếu máu có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, việc điều trị thiếu máu cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, thiếu máu thiếu sắt cần phải bổ sung sắt, có thể cần phải mất vài tháng hoặc lâu hơn. Thiếu vitamin gây thiếu máu, thiếu máu ác tính được điều trị bằng tiêm thuốc, thường là tiêm vitamin B12. Thiếu máu do thiếu acid folic được điều trị bằng bổ sung acid folic… Trong quá trình điều trị thiếu máu, cần kết hợp điều trị nguyên nhân gây thiếu máu và bồi dưỡng cơ thể.
Có thể giúp tránh được bệnh thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu thiếu vitamin bằng cách ăn uống lành mạnh và đa dạng các thực phẩm giàu sắt, folat, vitamin B12, vitamin C (giúp tăng hấp thu sắt).
Do vậy, trong trường hợp của bạn, tốt nhất nên đi khám để được dùng thuốc thích hợp.
Chảy máu dạ dày do bã thức ăn lớn
Bệnh nhân nữ, 40 tuổi đi đại tiện phân đen, hoa mắt chóng mặt, nhập viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cấp cứu.
Người nhà cho biết, vài ngày trước, người bệnh có ăn hồng ngâm, sau đó đi đại tiện phân đen, hoa mắt chóng mặt. Kết quả nội soi dạ dày phát hiện ổ loét kích thước khoảng 10mm, chảy máu và một cục bã thức ăn lớn và rắn chắc, kích thước 8cm x 5cm.
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Quang Út, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện, cho biết đây có thể là nguyên nhân gây ra loét dạ dày chảy máu.
Bác sĩ điều trị nội khoa để ổn định tình trạng xuất huyết tiêu hóa, sau đó nội soi dạ dày cắt cục bã thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ, đào thải tự nhiên ra ngoài không cần phẫu thuật.
"Phương pháp này an toàn, ít xâm lấn, người bệnh tránh được các biến chứng gây ra do cục bã thức ăn như như nôn, buồn nôn, đầy bụng, loét dạ dày chảy máu, tắc hoặc thủng đường tiêu hóa...", bác sĩ nhấn mạnh.
Theo bác sĩ, cục bã thức ăn hay gặp ở người có thói quen ăn nhai không kỹ, bệnh lý răng miệng, bệnh lý dạ dày trước đó, hoặc sử dụng các loại hoa quả chưa chín kỹ, có vị chát (sung, ổi, hồng ngâm...), thức ăn nhiều chất xơ như măng, thịt nạc, gân... Nếu không được điều trị kịp thời, cục bã thức ăn có thể gây nên các biến chứng nêu trên.
Bác sĩ cũng khuyến cáo người dân cần thận trọng trong việc sử dụng thực phẩm cũng như thói quen ăn uống. Khi có dấu hiệu bất thường cần đi khám để được các bác sĩ tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Hình ảnh bã thức ăn trong ổ bụng bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Người bị bệnh dạ dày nên tránh ăn những loại hoa quả nào? Hoa quả là nguồn cung cấp phần lớn vitamin cho cơ thể, nhưng một phần trong số chúng lại không tốt với tình trạng dạ dày bị viêm loét Chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng đối với người bị bệnh dạ dày. Một số loại hoa quả giúp xoa dịu cơn đau và cảm giác khó chịu ở dạ dày,...