Cách làm túi đậu hũ nhồi cơm lạ miệng
Túi đậu hũ nhồi cơm với cách làm đẹp mắt cùng những nguyên liệu đơn giản như rau củ, hỗn hợp hạt mè sẽ người ăn cảm thấy vô cùng ngon miệng.
Vào những buổi đi picnic hay bữa trưa ở cơ quan hay trường học thì món túi đậu hũ nhồi cơm chính là món ăn cực kỳ phù hợp. Các bà nội trợ hãy thử làm món ăn ngộ nghĩnh này cho cả nhà thưởng thức nhé.
Nguyên liệu làm món túi đậu hũ nhồi cơm cho 4-5 người ăn:
- 2 chén gạo (nếu là gạo dẻo thì càng tốt)
- yubuchobap kit (1 bộ gồm vỏ đậu hũ, hỗn hợp hạt mè và giấm)
- 1 quả Dưa chuột
- 1 củ Cà rốt
- Muối
- Dầu thực vật
- Ô liu đen đóng hộp
Cách làm món túi đậu hũ nhồi cơm cho 4-5 người ăn:
Bước 1: sơ chế nguyên liệu làm món túi đậu hũ nhồi cơm
- Gạo vo sạch với nước
- Cà rốt, dưa chuột gọt vỏ rồi thái thành nhữn hạt lựu thật nhỏ
- Ô liu cắt làm đôi để trang trí thành đôi mắt
- Củ cải vàng cắt làm hạt lựu
- Gói túi đậu hũ các bạn mở gói, chắt bỏ phần nước bên trong, để túi cho ráo.
- Gói hỗn hợp hạt mè đổ ra đĩa để riêng
Video đang HOT
Bước 2: các bước thực hiện làm món túi đậu hũ nhồi cơm.
- Gạo đem vào nồi nấu chín.
- Trộn dưa chuột và cà rốt trong một cái bát
- Thêm một chút muối và trộn đều, để ướp khoảng 10 phút thì vắt hết nước thừa đi.
- Bắc một cái chảo nhỏ lên bếp, thêm một giọt dầu thực vật và cho hỗn hợp cà rốt, dưa chuột vào xào nhanh trong 20 giây.
- Múc cơm ra bát, thêm dầu dấm vào trộn thật đều.
- Sau đó cho tiếp dưa muối vàng, hỗn hợp rau củ vào trộn đều.
- Bước cuối cùng là trang trí món ăn. Các bạn chia cơm thành 2 phần để trang trí thành 2 kiểu khác nhau.
- Kiểu 1: các bạn lấy một túi vỏ đậu hũ, thêm cơm vào trong cố gắng nén cho thật chặt. Sau đó nhúng cơm vào đĩa hỗn hợp hạt mè là xong.
- Kiểu 2: vẫn cho cơm vào túi đậu hũ. Sau đó thêm một nửa quả ô liu đen vào giữa để tạo thành mắt.
- Xếp cơm ra đĩa và thưởng thức
Lưu ý khi làm món túi đậu hũ nhồi cơm:
- Các loại rau củ trộn các bạn có thể thay đổi cho phù hợp với khẩu vị
Túi đậu hũ nhồi cơm vừa đẹp mắt, ngon miệng lại vô cùng tiện lợi nên các mẹ hãy bỏ túi cho mình công thức làm món ăn này để có thể trổ tài khi có dịp nhé.
Chúc các bạn thành công và ăn ngon miệng với món túi đậu hũ nhồi cơm!
Thời gian bảo quản hợp lý của từng loại rau củ quả
Biết được thời hạn sử dụng của các loại rau củ sẽ giúp bạn cân đối được lượng mua và giải quyết được băn khoăn khi lựa chọn thực phẩm nấu ăn.
1. Táo
Táo có thể ăn được nếu được bảo quản từ 4-8 tuần trong tủ lạnh. Nếu trên quả xuất hiện một vài đốm nâu thì bạn có thể cắt bỏ để tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, nếu trông quả táo có vẻ "nhăn nheo", khi sờ vào có cảm giác mềm nhũn thì bạn nên bỏ ngay vào thùng tác.
2. Bơ
Bơ có thể sử dụng trong khoảng thời gian từ 4-7 ngày ở nhiệt độ phòng. Để kiểm tra xem bơ ăn được hay chưa hãy bóc phần cuống. Nếu lớp thịt bên dưới có màu xanh thì quả bơ đã chín tới và sẽ có cảm giác mềm khi ấn nhẹ.
3. Chuối
Chuối có thể ăn được nếu được để từ 2-5 ngày ở nhiệt độ phòng. Chuối ngon nhất khi có màu vàng và mới xuất hiện các đốm nâu. Chuối khi chín sẽ rất dễ bóc vỏ.
4. Việt quất
Thời gian bảo quản việt quất lý tưởng là từ 7-14 ngày trong tủ lạnh. Hầu hết các hộp việt quất bạn mua tại cửa hàng hay siêu thị đều có màu xanh xám và có thể ăn ngay. Nếu cảm thấy chúng có vẻ mềm nhũn hoặc bị mốc thì đã đến lúc bạn nên bỏ đi.
5. Bông cải xanh
Bông cải xanh còn sử dụng được phải có màu xanh tươi và được bảo quản từ 7-14 ngày trong tủ lạnh. Khi lấy bông cải xanh ra chế biến món ăn, hãy quan sát kĩ xem phần bông cải còn tươi xanh hay không và thân phải săn chắc, không có dấu hiệu thối hay nhũn.
6. Cà rốt
Cà rốt được bảo quản từ 3-4 tuần trong tủ lạnh là cà rốt có thể sử dụng được. Cà rốt hỏng sẽ có dấu hiệu khô héo, mềm nhũn, chuyển sang màu trắng và có lớp vỏ sần sùi.
7. Dưa chuột
Dưa chuột chỉ có thể bảo quản 1 tuần trong tủ lạnh. Dưa tươi phải có màu xanh đậm đều. Khi sử dụng nếu có bất kì vùng nào bị lõm, có màu vàng hoặc nhăn nhúm trên vỏ thì cần cắt bỏ.
8. Tỏi
Tỏi có thể để được 3-6 tháng ở nhiệt độ phòng. Tỏi tươi sẽ có màu trắng nhạt và các tép tỏi đều căng mọng. Nếu tỏi ngả sang màu hơi vàng hoặc có nếp nhăn thì bạn nên bỏ ngay vào thùng rác.
9. Chanh
Chanh nên được bảo quản từ 3-4 tuần trong tủ lạnh. Những quả chanh tươi sẽ có màu xanh và hơi cứng khi chạm vào. Nếu quá chín, chanh sẽ chuyển sang màu vàng, xuất hiện đốm và vết thâm, khi ấn vào sẽ có nước chảy ra do bị hỏng.
10. Hành tây
Một củ hành tây được bảo quản từ 2-3 tháng ở nhiệt độ phòng có vẻ căng bóng, không bị mềm nhũn khi chạm vào nghĩa là có thể sử dụng được.
11. Cam
Cam được bảo quản từ 3-4 tuần trong tủ lạnh vẫn sẽ mọng nước, vỏ ngoài căng bóng và có cảm giác cứng khi chạm vào. Khi sờ nắn không thấy có phần nào bị mềm nhũn nghĩa là cam vẫn còn ăn được.
12. Đào
Đào chỉ nên để từ 1-3 ngày ở nhiệt độ phòng, khi chín có màu vàng đậm, hơi nhăn xung quanh cuống và có cảm giác mềm khi chạm nhẹ.
13. Dâu tây
Dâu tây ăn được có vỏ sáng, mùi thơm nhẹ và nên được bảo quản từ 3-7 ngày trong tủ lạnh. Dâu hỏng sẽ mềm nhũn và hơi ướt khi chạm vào.
14. Cà chua
Cà chua nên bảo quản trong 1 tuần khi để ở nhiệt độ phòng. Cà chua tươi có vỏ căng bóng, mùi thơm nhẹ và cuống còn tươi. Cà chua nếu có màu đỏ thẫm, mềm nhũn khi chạm vào thì nên bỏ vào thùng rác.
15. Các loại nấm
Tất cả các loại nấm tươi chỉ nên bảo quản từ 7-10 ngày trong tủ lanh. Nếu sờ vào nấm có cảm giác dính hoặc có chất nhầy thì nấm không còn ăn được nữa. Bạn nên bảo quản nấm bằng cách để nguyên cây trong tủ lạnh thay vì thái lát.
Nộm rong sụn chua ngọt Chính vị chua ngọt béo ngậy của sốt dầu giấm đã kết nối các loaị rong sụn, dưa chuột, củ đậu, dừa nạo hòa quyện và thơm lừng, ăn một lại muốn ăn hai. Nguyên liệu - 100g rong sụn tươi - 100g dưa chuột - 50g cà rốt - 50g củ đậu - 30g dừa nạo sợi - 30g lạc nhân -...