Cách làm mắm tôm chua
Tôm chua thường được ăn kèm thịt heo ba chỉ luộc chín, cắt miếng nhỏ mỏng, rau thơm các loại, chuối sống, khế xanh cắt lát mỏng… Tùy thích ăn kèm cơm hay bún. Cách làm tôm chua cũng không hề khó bạn có thể thử sức theo hướng dẫn dưới đây.
Nguyên liệu:
- 1 kg tôm đất tươi sống, chọn con lớn.
- 1 chén nhỏ xôi trắng (cỡ chén ăn soup thông thường).
- 150gr riềng non; 50gr tỏi.
- 50 gr ớt trái lớn, chín đỏ.
- 1 lít rượu trắng ngon 40 độ. – Ít lá ổi già rửa sạch, vẩy ráo.
- 2 hũ thủy tinh, thể tích 700 ù 800cc.
- Gia vị, vài nẹp tre mỏng hoặc đĩa sứ tròn vừa đủ cho lọt qua miệng của cái hũ dùng làm tôm.
Video đang HOT
Cách làm:
- Riềng gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát thật mỏng rồi xắt lại dạng sợi chỉ, càng nhỏ càng tốt. Ngâm riềng đã cắt chỉ vào trong thau nước nhỏ pha loãng chút muối cho riềng trắng đẹp. Trước khi làm vớt ra vẩy ráo.
- Tỏi lột vỏ cắt lát thật mỏng.
- Ớt chẻ dọc, moi bỏ hột, cắt ớt thành dạng sợi.
- Tôm phải còn búng nhảy khi làm, để nguyên con tôm. Rửa tôm với nước muối pha loãng 1 – 2 lần cho thật sạch, vẩy ráo nước muối. (Nếu dùng tôm đông lạnh còn vỏ thì chỉ cần rã đông và vẩy cho thật ráo nước). Chuẩn bị một thau nhỏ, nắp đậy, cho tôm vào thau, đổ hết rượu vào (VN có xuất khẩu rượu trắng với thương hiệu rượu ế VN hoặc Gò en, Làng Vân… nếu không tìm được rượu đế, các bạn có thể dùng những loại rượu trắng như Vodka, Gin…) nhanh tay đậy nắp kẻo tôm búng ra, xốc đều tôm trong thau, để qua 25 – 30 phút, tôm ngấm rượu sẽ chết và ửng đỏ đầu râu, coi tôm cho kỹ để tất cả tôm đều thấm rượu.
- Vo nếp nấu xôi trong thời gian ngâm tôm; bới ra một chén xôi để cho nguội bớt.
- Sau khi ngâm tôm, xớt một phần rượu qua một thau nhỏ khác. Tôm vẫn để vỏ, dùng kéo cắt bớt đầu râu ở vị trí qua khỏi mắt chừng 5 ly, tùy ý muốn cắt chân hay không, giữ đuôi lại cho đẹp mắt. Làm đến đâu bỏ tôm vào ngâm trong thau đã xớt rượu, sau khi làm xong, cho tôm vào rổ rá, vẩy cho ráo rượu. Không rửa lại nước lạnh.
- Cho tôm vào một thau khác, trộn đều với xôi, tỏi, giềng, ớt 2 muỗng súp muối 2 muỗng súp đường. Trộn thật đều cho xôi tơi ra, bám đều vào tôm.
- Cho tôm vào hũ, mặt tôm cách miệng hũ ít nhất 10cm, dùng lá ổi đậy kín mặt tôm rồi lấy nan tre mỏng gài ngang mặt hoặc đĩa sứ nhỏ cho lọt được vào miệng hũ, sao cho bảo đảm khi trong lọ dậy nước, tôm sẽ không nổi lên khỏi mặt lá ổi.
Công đoạn này phải làm kỹ kẻo tôm sẽ hư. ậy kín.
- ể qua 1 – 2 hôm, tùy thời tiết, trong hũ tôm sẽ dậy nước từ từ và tỏa mùi thơm là đã làm đúng những công đoạn; nếu không trộn màu thực phẩm sẽ thấy tôm ửng màu đỏ tự nhiên. Nếu trời nắng nóng, sẽ ăn được vào ngày thứ năm sau khi cho tôm vào hũ, còn thường là bảy ngày. Nếu muốn ăn sớm hơn, phơi hũ tôm ra nắng vài giờ trong ngày. Phải luôn thăm chừng nếu muốn ăn chua ít nhiều tùy khẩu vị.
Mỗi lần lấy tôm ra phải nhận tôm còn trong hũ trầm dưới mặt nước và gài đậy kỹ.
Tùy khẩu vị, sau ngày thứ năm, giữ độ chua vừa ý bằng cách cho vào tủ lạnh.
- Tôm càng để lâu, càng chua. Nếu để tôm quá chua, khi gắp ra, xốc đều với ít đường.
- Lá ổi có tác dụng làm lên men thơm cho tôm rượu và nếp sẽ làm cho tôm ở trong một dung môi có chất chua của rượu nếp. Nếu không có lá ổi món tôm chua sẽ ít thơm hơn.
- Món ăn tuy có ớt, riềng nhưng với phân lượng vừa đủ cùng men rượu sẽ phân hủy vị cay, làm cho món ăn chỉ còn mùi thơm ớt, riềng. Tùy khẩu vị mỗi người nếu thích ăn cay hơn, giả nhuyễn ít ớt, tỏi rồi trộn riêng với ít tôm chua lấy trong hũ ra.
Bình dị mắm tôm chua vùng đất võ
Tôm chua là món mắm khá phổ biến tại một số tỉnh, thành ven biển miền Trung. Ngoài tôm chua Huế thì tôm chua của vùng đất võ Bình Định cũng được giới sành ăn đánh giá cao bởi hương vị và cách chế biến độc đáo.
Khác với mắm tôm mặn có màu nâu tím đặc trưng và tôm thường là giã nhuyễn, tôm chua Bình Định sử dụng tôm nguyên con lên men cùng một số gia vị đặc trưng. Dù nguyên liệu khá đơn giản với tôm, củ riềng, gừng, tỏi, nước mắm ngon nhưng chính cách chế biến tinh tế đã tạo nên điểm nhấn cho món ăn.
Cụ thể, nguyên liệu chính phải là tôm đất còn sống. Đầu tiên, thợ nấu sẽ ngâm tôm với rượu Bàu Đá (loại rượu nổi tiếng Bình Định) khoảng nửa giờ để làm loại bớt mùi tanh và làm sạch tôm hơn.
Sau đó, vớt tôm ra và loại bỏ râu cũng như một phần đầu tôm tính tới phần mắt. Đây là công đoạn quan trọng bởi phần đầu tôm cắt không khéo thì phần nhọn ở đầu vẫn còn, gây xước da khi thưởng thức. Tiếp tục ngâm cùng rượu đến khi nào thấy tôm chuyển màu hơi ửng đỏ là đã chín sơ bởi nồng độ cồn của rượu.
Lúc này, áo lớp bột cho tôm bởi hỗn hợp bột nếp, nước lọc được đun sôi và ít muối. Sau áo, trộn tôm cùng các gia vị còn lại như riềng, tỏi, ớt, tiêu rồi xếp vào hủ thủy tinh, thêm nước mắm vừa xâm xấp mặt hủ. Để tôm không nổi lềnh bềnh, thợ nấu sẽ dùng lá ổi để chèn lớp mặt trên, như thế thịt tôm cũng đậm đà hơn do được cố định. Thông thường, sau khoảng gần 1 tuần là đã có thành phẩm tôm chua với màu thịt tôm đỏ ửng, dậy mùi thơm.
Tôm chua có cái hay là mọi người có thể tùy thích nguyên liệu ăn kèm. Có khi đơn giản chỉ là mở nắp, gắp ít tôm chua cùng tỏi, riềng rồi dùng không. Cũng có khi ăn kèm với cơm trắng, bún hay chỉn chu nhất là dọn lên cùng thịt ba chỉ heo, mớ rau sống rồi cuốn cùng bánh tráng phơi sương.
Ngày nay, tôm chua Bình Định được các cơ sở sản xuất thực phẩm tỉnh nhà chế biến và mang đi bán trên các sàn thương mại điện tử với giá dao động từ vài chục ngàn đồng đến trên trăm ngàn đồng tùy trọng lượng để phục vụ những người yêu ẩm thực Bình Định dù ở xa. Cùng với rượu Bàu Đá, chả ram tôm đất, bún chả cá Quy Nhơn, tôm chua mang trong mình sứ mệnh lan tỏa ẩm thực Bình Định đến những ai yêu thích văn hóa ẩm thực vùng miền.
Cả nhà đều mê mẩn với món mực sốt tôm chua cay hấp dẫn! Hôm nay đi chợ, may mắn thế nào mình mua được nửa cân mực vừa mới câu, còn sống và tươi roi rói, chưa biết làm món gì thật ngon để đãi cả nhà thì chợt nhớ ra lọ mắm tôm chua tự làm ở nhà hãy còn một ít, vừa đủ để làm món mực sốt tôm chua cay. Đây là món...