Cách làm khấu đuôi nhồi hành lá nướng thơm lừng, béo ngậy cho ông xã “lai rai” ngon đã miệng
Khấu đuôi nhồi hành lá nướng vừa ngon lại có chút lạ miệng, ai nếm thử một lần rồi đều phải mê mẩn.
Khấu đuôi là bộ phận nội tạng của lợn được nhiều người yêu thích vì có thể nấu được thành nhiều món ăn ngon. Mới đây, chị Thùy Linh chia sẻ cách làm khấu đuôi nhồi hành lá nướng vừa ngon lại có chút lạ miệng, các bạn cùng tham khảo nhé.
Chị Thùy Linh.
Nguyên liệu:
- Khấu đuôi: 800gram.
- Hành lá: 300gram.
- Rau sống ăn kèm tuỳ ý, dưa chuột.
- Gia vị ướp gồm có: 2 thìa phở dầu hào, 1 thìa cafe sa tế, 1 thìa phở nước mắm, 1 thìa phở sữa đặc có đường, 1 thìa cafe bột nghệ.
Cách làm:
Video đang HOT
Bước 1: Làm sạch và khử mùi hôi của khấu đuôi
Khấu đuôi mua về đổ 2 bát (bát chấm) nước mắm vào bóp sạch, sau đó rửa dưới vòi nước sạch lúc này khử được 60% mùi. Bắt đầu cho tiếp 1 nắm muối trắng 2 quả chanh vắt nước vào phần khấu đuôi lại bóp tiếp rồi rửa lại bằng nước. Sau đó cho nồi nước lên bếp cắt vào đó 2 củ sả, 1 thìa bột gừng, 2 củ hành khô đun sôi thả khấu đuôi vào đợi đến khi sôi lăn lăn, vớt ra thả vào chậu nước đá ngâm.
Ngâm xong thái phần khấu đuôi thành khúc khoảng 10cm.
Bước 2: Tẩm gia vị, nhồi hành
Đổ phần sốt ướp vào trộn đều cho ngấm sốt. Phần hành lá cắt khúc dài hơn khấu đuôi để khi nhồi vào trong dễ dàng hơn và nhìn đẹp mắt hơn. Sau đó lần lượt nhồi hành lá vào trong.
Bước 3: Nướng
Bạn có thể nướng chảo gang hoặc nướng củi sẽ ngon hơn. Còn nếu sử dụng chảo inox thì quét 1 lớp dầu mỏng lên chảo, lần lượt cho phần khấu đuôi vào nướng, thỉnh thoảng lật để khấu đuôi nhồi hành chín đều, thơm lừng.
Bước 4: Pha sốt chấm
Pha một chút muối hảo hảo, sốt me, xì dầu, tương ớt và chút tỏi băm. Hoặc nếu bạn mua được sốt chấm đồ nướng để ăn kèm cũng rất ngon.
Thưởng thức
Khấu đuôi chín, cắt miếng vừa ăn sau đó cuốn cùng rau sống, chấm sốt chấm vừa pha đảm bảo siêu ngon.
Khấu đuôi nhồi hành nướng thơm phức, béo ngậy, ăn ngon đã miệng.
Chúc các bạn thành công!
Bún qua cầu: Món ăn độc đáo và câu chuyện tình yêu cảm động đằng sau
Không chỉ có cái tên gây tò mò, món ăn còn có cách thưởng thức khá cầu kỳ khi phải cho các nguyên liệu vào nước dùng theo thứ tự nhất định.
Bún qua cầu (Guoqiao mixian) là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Món ăn là sự kết hợp giữa sợi bún gạo, nước dùng nóng cùng một số nguyên liệu đi kèm như thịt thái lát mỏng, trứng, nấm, nội tạng, đậu phụ và các loại rau theo mùa.
Điểm đặc biệt của món ăn là mỗi nguyên liệu đều được đựng trong một bát nhỏ riêng thay vì để chung vào một bát lớn. Khi ăn, thực khách sẽ lần lượt nhúng các nguyên liệu theo thứ tự từ thịt, rau, bún và sau đó là các loại gia vị như giấm, hành lá hoặc ớt. Sức nóng của phần nước dùng sẽ từ từ làm chín nguyên liệu tại bàn.
Món ăn này phổ biến đến mức du khách có thể tìm thấy nó ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc, từ những quán ăn ven đường đến những nhà hàng cao cấp. Thậm chí còn có những chuỗi nhà hàng chuyên về món bún này.
Các nguyên liệu của món ăn được bày trong từng bát nhỏ
Không chỉ nổi tiếng nhờ hương vị thơm ngon, cách thưởng thức cầu kỳ, món ăn còn khiến người khác tò mò bởi tên gọi đặc biệt. Thực tế, tên gọi bún qua cầu bắt nguồn từ một câu chuyện cảm động về tình yêu và sự chung thủy.
Theo những gì được mọi người lưu truyền, món bún qua cầu ra đời vào khoảng 200 năm trước tại thành phố Mông Tự thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Ở vùng đất này có một hồ nước xinh đẹp cùng một hòn đảo nhỏ giữa hồ được nối với bờ bằng một cây cầu gỗ. Nhờ vào vị trí tách biệt với khu dân cư và không gian yên tĩnh, hòn đảo được xem là địa điểm lý tưởng cho các sĩ tử địa phương đang ôn luyện để tham gia kỳ thi của triều đình.
Trong số các sĩ tử học tập tại đây có một người đặc biệt siêng năng. Mỗi ngày, người vợ của anh sẽ đi qua cây cầu để mang cho anh một bát bún. Tuy nhiên, sau một quãng đường dài qua cầu cùng với việc anh chồng mải mê học tập, bát bún bị nguội lạnh và sợi bún cũng trương lên không còn ngon nữa. Lâu ngày, vì ăn không ngon miệng nên người chồng bắt đầu sinh bệnh, ốm yếu dần khiến người vợ cảm thấy vô cùng xót xa.
Món bún là kết quả của tình yêu và sự quan tâm mà một người vợ dành cho chồng mình
Từ đó, người vợ bắt đầu suy nghĩ xem làm cách nào để món ăn vẫn còn giữ được độ nóng sau thời gian dài. Sau nhiều ngày suy nghĩ, người vợ đã quyết định ninh một con gà làm nước dùng, sau đó chia từng nguyên liệu như bún, thịt, rau vào từng bát riêng để chồng có thể cho chúng vào nước dùng khi nào chuẩn bị ăn. Nhờ vào lớp dầu bóng loáng trên bề mặt cùng nồi đất giữ nhiệt, phần nước dùng sẽ được đảm bảo đủ độ nóng để nấu chín bún và các nguyên liệu khác.
Từ đó, thức ăn khi đến tay người chồng đều vẫn còn độ nóng nên anh dần ăn ngon miệng hơn, sức khỏe cũng dần được cải thiện và có thể tập trung vào việc học hành. Tin đồn về cách chế biến món ăn này dần lan ra và được nhiều người làm theo. Vì người vợ phải đi qua cầu để mang thức ăn đến hòn đảo cho chồng, mọi người đã dùng câu chuyện ăn để đặt tên cho món ăn, gọi là bún qua cầu. Cuối cùng, sĩ tử này đã vượt qua các kỳ thi đầy cam go và vô cùng biết ơn vợ mình.
Chính vì câu chuyện đặc biệt phía sau món ăn nên bún qua cầu ngày nay được nhiều người công nhận là biểu tượng của sự siêng năng, khéo léo và hiếu khách.
Ngày bận rộn làm cơm gà trứng vừa ngon vừa đủ chất Cùng Emdep vào bếp làm cơm gà trứng bạn nhé! Nguyên liệu làm cơm gà trứng: (cho 2 người ăn) củ hành tây đã bóc vỏ 283gr đùi gà không xương, không da 1 muỗng canh rượu sake 3-4 quả trứng to chén dashi (nước dùng súp Nhật Bản) 2 muỗng canh xì dầu 2 muỗng canh rượu mirin 2 thìa cà phê...