Cách làm giá đỗ trong chai nhựa cực nhanh, cực dễ cho nhà có giá sạch ăn quanh năm
Chỉ cần chai nhựa và thực hiện vài bước “dễ như không” là bạn đã có cả rổ giá đỗ sạch, nhà ăn mấy bữa không hết.
Giá đỗ là loại rau mầm giàu chất dinh dưỡng, là món ăn không thể thiếu của mỗi gia đình. Chẳng cần đi mua giá ngâm hóa chất ngoài hàng, bạn có thể tự làm giá đỗ đơn giản tại nhà chỉ từ chai nhựa, nhà sẽ có giá sạch ăn cả năm.
Bạn chỉ cần chuẩn bị những thứ đơn giản sau:
- Chai nhựa 1,5l
- 50g hạt đỗ xanh chưa bóc vỏ (nên chọn loại đỗ xanh ta, hạt nhỏ, dài và chắc)
- Que nhọn để đục lỗ
Cách làm giá đỗ từ chai nhựa rất đơn giản như sau:
Bước 1: Ngâm đỗ
Video đang HOT
Cho hạt đỗ với nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh, chà xát một lát và ngâm trong vòng một tiếng, hoặc có thể ngâm nước bình thường từ 4-8 tiếng.
Bước 2: Chuẩn bị chai nhựa
Chai nhựa rửa thật sạch, dùng que đục lỗ nhỏ quanh thân chai và dưới đáy chai, mỗi lỗ cách nhau khoảng 3cm.
Bước 3: Cho đỗ vào chai
Có thể dùng phễu để cho đỗ vào chai dễ dàng hơn, sau đó đặt chai nhựa vào chỗ tối, không có ánh sáng lọt vào, hoặc có thể dùng vải đen, túi nilon đen để bọc chai. Chú ý luôn đặt chai nằm ngang.
Bước 4: Cho đỗ uống nước
Mỗi ngày cho đỗ uống nước 2,3 lần bằng cách ngâm cả chai đỗ vào xô nhựa đầy nước, sau 5 phút nhấc chai lên để nước chảy thật ráo và tiếp tục để vào chỗ tối.
Bước 5: Thu hoạch
Sau 3 ngày là giá đã lên mầm kín chai, bạn có thể thu hoạch được giá bằng cách cắt thân chai ra. Nếu muốn dùng tiếp chai cho lần sau, bạn có thể cắt theo hình chữ I và mở thân chai ra lấy giá.
Chúc các bạn thành công và có những món thật ngon với giá đỗ sạch tự làm!
Theo Khám Phá
100% mẫu ớt bột chứa chất gây ung thư
100% mẫu ớt bột được thu thập đều nhiễm chất gây ung thư. Thông tin này vừa được Viện Pasteur TP HCM công bố sau khi xét nghiệm các mẫu ớt bột thu thập trong vòng 2 tháng.
Theo Viện Pasteur TP HCM, cách bảo quản các loại thực phẩm không đảm bảo sẽ sinh ra loại độc tố vi nấm có tên là Aflatoxin B1 có thể gây ung thư gan.
100% mẫu ớt bột được thu thập đều nhiễm chất gây ung thư. Thông tin này vừa được Viện Pasteur TP HCM công bố sau khi xét nghiệm các mẫu ớt bột thu thập trong vòng 2 tháng.
Theo PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, từ tháng 5 đến 6, Viện Pasteur đã tiến hành thu thập ngẫu nhiên 48 mẫu ớt khô dạng bột (trong đó có 45 mẫu không nhãn mác) tại các chợ và tiệm tạp hóa ở 5 tỉnh, thành phố: TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa-Vũng Tàu. Kết quả cho thấy 100% mẫu có chất Aflatoxin (chất có thể gây ung thư gan) vượt ngưỡng. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện Aflatoxin trong ớt bột là do các vấn đề liên quan đến thu hoạch, chế biến, vận chuyển và bảo quản. Theo đó, các phương pháp sản xuất, bảo quản thủ công khiến người dân không thể sự kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, dẫn đến việc nhiễm Aflatoxin.
Viện trưởng Viện Pasteur công bố kết quả ớt nhiễm chất gây ung thư
Trước đó, khảo sát trong vòng 4 tháng (từ tháng 4 đến tháng 8) Viện Pasteur cũng phát hiện 100% mẫu kiểm tra (150/150 mẫu) gồm thịt gà, vịt, heo đều nhiễm vi khuẩn E.coli vượt giới hạn cho phép. Các mẫu thịt này được lấy ở các chợ trên địa bàn 5 tỉnh, thành: TP HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước. Ngoài ra, thực hiện xét nghiệm trên 147 mẫu thủy hải sản tươi sống (gồm chem chép, hàu, nghêu và sò các loại) được lấy tại các chợ 5 địa phương nói trên, kết quả cũng chỉ ra 63,9% mẫu (94/147 mẫu) nhiễm vi khuẩn E.coli, trong đó có 24 mẫu nhiễm E.coli ở mức độ nặng.
Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện Aflatoxin trong ớt bột là do các vấn đề liên quan đến thu hoạch, chế biến, vận chuyển và bảo quản
Theo ông Đỗ Huy Nhật Minh (tác giả nghiên cứu, thuộc Viện Pasteur TP.HCM), nguyên nhân các mẫu thịt nhiễm E.coli chủ yếu do điều kiện vệ sinh còn kém từ các lò giết mổ gia súc gia cầm đến các nơi bày bán chế biến thực phẩm. Ngoài ra, còn do nguồn nước bị nhiễm khuẩn, thịt bị nhiễm vi khuẩn trong công đoạn cắt tiết, nhổ lông, từ dụng cụ và quy trình giết mổ không đảm bảo điều kiện vệ sinh.
Các chuyên gia Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo quá trình bảo quản các loại thực phẩm như bột ớt, đậu phộng, bắp, một số hạt có dầu, lúa mì, gạo, khoai mì, sữa,... không đảm bảo thường dẫn đến tình trạng sinh nấm mốc. Những nấm mốc ấy sẽ sinh ra một loại độc tố vi nấm có tên là Aflatoxin B1. Loại độc tố này tích lũy trong cơ thể người và gia súc, là nguồn nguy cơ cao gây ra ung thư gan.
Theo Nguyễn Thạnh (Người lao động)
Cách làm giá đỡ điện thoại bằng que đè lưỡi Chỉ với vài chiếc que đè lưỡi, bạn có thể tự tay làm được một chiếc giá đỡ điện thoại cực kì tiện ích.Hãy cùng chuyên mục tìm hiểu các bước để làm được chiếc giá đỡ điện thoại nhỏ xinh từ que đè lưỡi nhé. Cách làm giá đỡ điện thoại bằng que đè lưỡi Trước hết, chúng mình cần chuẩn bị:...