Cách làm bánh cuốn lá dứa nhân tôm nấm nóng hổi, thơm ngon, hấp dẫn
Làm bữa sáng cho gia đình với món bánh cuốn hấp tôm thịt thì còn gì bằng. Đặc biệt hơn sẽ bật mí cách biến tấu món hấp này với lớp vỏ màu xanh lá dứa vô cùng đẹp mắt.
Nguyên liệu làm Bánh cuốn lá dứa nhân tôm
Tôm 200 gr
Nấm mèo 40 gr
Nấm rơm 40 gr
Bột gạo 200 gr
Bột năng 70 gr
Nước cốt lá dứa 700 ml
Hành tím băm 30 gr
Hành boa rô 10 gr
Nước mắm 32 ml
Dầu ăn 2 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (đường/muối/tiêu/hạt nêm)
Chả lụa 50 gr (ăn kèm)
Rau ăn kèm 50 gr (rau thơm/giá đỗ)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua tôm tươi ngon
Bạn nên chọn những loại tôm tươi với vỏ ngoài trong suốt còn hơi mùi của nước biển chứ không tanh. Không mua những loại tôm có màu tối hay không đều màu.Khi nhấc tôm lên mà có hiện tượng chảy nhớt là tôm không tươi.Tôm tươi thường có phần đuôi xếp lại với nhau. Nếu đuôi tôm bị xòe ra thì tôm đã bị bơm hóa chất không nên mua.
Cách chọn mua nấm rơm ngon
Chọn loại nấm rơm có hình tròn, vẫn còn búp. Không nên chọn loại đã nở to ra.Nấm rơm có màu đen bao giờ cũng ngon hơn nấm rơm có màu trắng.
Cách chọn mua nấm mèo (mộc nhĩ đen) ngon
Với nấm mèo khô, bạn ưu tiên chọn cánh mộc nhĩ có tai to, dày và phần gốc ít nấm con.Màu sắc nấm nên có màu hổ phách sậm, hơi bóng (đối với mặt nấm phía trên) và màu cà phê sữa (đối với mặt nấm ở phía dưới).Không nên chọn loại nấm mèo tươi, bởi trong nấm mèo tươi có chứa các độc tố gây hại khiến người ăn cảm thấy ngứa, khó chịu trong cơ thể.
Cách chế biến Bánh cuốn lá dứa nhân tôm
1
Pha bột bánh
Cho lần lượt 200gr bột gạo, 70gr bột năng, 1/2 muỗng cà phê muối, 700ml nước cốt lá dứa, 1 muỗng canh dầu ăn vào tô đựng. Dùng phới lồng khuấy đều cho bột tan ra đến khi hỗn hợp mịn mượt là được nha. Sau đó để bột nghỉ trong vòng 1 tiếng.
2
Sơ chế nguyên liệu
Tôm rửa sạch, lột vỏ và loại bỏ chỉ lưng. Sau đó, mang tôm đi băm nhuyễn.
Video đang HOT
Nấm rơm cắt bỏ chân nấm, sau đó đem ngâm trong nước muối khoảng 10 phút và rửa sạch, để ráo. Bạn cắt nấm rơm thành các lát mỏng.
Nấm mèo bạn loại bỏ chân nấm rồi đem đi ngâm với nước lạnh khoảng 30 phút cho nấm nở ra, băm nhuyễn.
3
Xào nguyên liệu
Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn. Hành boa rô bạn cắt lát rồi cho vào chảo, phi thơm ở lửa vừa.
Kế đến, bạn cho tôm băm nhuyễn vào chảo, đảo đều đến khi tôm hơi săn lại thì cho lần lượt nấm rơm và nấm mèo vào chảo, xào tất cả nguyên liệu lại cho chín đều.
Nêm nếm phần nhân bánh với 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê tiêu. Trộn đều tất cả lại với nhau và xào thêm khoảng 5 phút cho phần nhân thấm gia vị, tắt bếp.
4
Tráng vỏ bánh cuốn
Đầu tiên làm nóng chảo rồi quét 1 lớp mỏng dầu ăn lên mặt chảo.
Bạn cho lửa nhỏ lại rồi đổ một lớp bột thật mỏng và tráng đều khắp bề mặt chảo xong đậy nắp lại để bột không bị khô.
Sau khi đậy nắp khoảng 30 – 45 giây bánh sẽ chín, bạn úp chảo ra đĩa sạch (đã phết dầu) để lấy bánh ra.
Tiếp tục đổ một ít bột bánh vào chảo làm mẻ bánh tiếp theo. Cứ làm lần lượt đến khi hết bột nhé.
5
Cuộn tôm nấm
Múc một ít nhân tôm nấm đã xào lên một góc của miếng bánh cuốn. Cuộn tròn lại.
Lặp lại liên tục cho đến khi hết nhân tôm nấm nha.
6
Pha nước chấm
Bắc lên bếp một cái nồi nhỏ, rồi cho lần lượt vào nồi 30gr đường, 30ml nước mắm, 50ml nước lọc. Bật lửa vừa, dùng muỗng khuấy tan đường ra đến khi thấy hỗn hợp hơi sệt lại thì tắt bếp.
Bạn có thể cho thêm một ít ớt băm để nước mắm thêm cay cay nhé.
7
Thành phẩm
Phi thơm một ít hành tím băm lên trên để món ăn dậy mùi, xếp rau, giá và một ít chả lụa ra dĩa ăn kèm.
Bánh cuốn lá dứa với màu xanh bắt mắt. Vỏ bánh mỏng, dai nhẹ kết hợp với nhân tôm nấm được nêm nếm vừa phải. Khi nhai bạn sẽ cảm nhận được độ ngọt, giòn sừn sựt của nấm. Chấm thêm chút nước mắm cay cay khiến món ăn thêm khó cưỡng. Đây sẽ là món ăn hấp dẫn dùng để chiêu đãi bạn bè và người thân đo!
Cách làm chả tôm Huế dai ngon, đơn giản, hấp dẫn
Chả tôm được làm rất đơn giản mà lại có hương vị thơm ngon chuẩn đặc sản Huế. Vậy hãy vào bếp cùng tìm hiểu cách làm chả tôm Huế dai ngon, đơn giản và hấp dẫn ra sao nhé!
Nguyên liệu làm Chả tôm Huế
Tôm 250 gr
Mỡ heo 20 gr
Trứng vịt 1 quả
Nước dừa tươi 1 chén (khoảng 200ml)
Hành tím 2 củ
Tỏi 3 tép (loại lớn)
Muối 2/3 muỗng cà phê
Bột ngọt 1/3 muỗng cà phê
Tiêu 1/3 muỗng cà phê
Đường phèn 1/3 muỗng cà phê (giã nhuyễn)
Dầu hạt điều 1/3 muỗng cà phê
Cách chọn mua tôm tươi ngon
Bạn có thể chọn tôm sú hoặc tôm đất đều được.Vỏ tôm tươi, còn trong suốt và không bị dập nát.Tôm không có bất kì dấu hiệu chảy nhớt và mùi hôi bất thường nào.Phần đầu tôm gắn chặt vào thân, không xuất hiện vết thâm tụ ở phần đầu.
Dụng cụ thực hiện
Chày cối, giấy nến, nồi xửng hấp,...
Cách chế biến Chả tôm Huế
1
Sơ chế nguyên liệu
Với tôm, bạn bóc vỏ và loại bỏ đầu tôm kèm với chỉ lưng, rồi chà với 1/3 muỗng cà phê muối và rửa lại nước sạch, để ráo. Sau đó, bạn ngâm tôm vào trong 1 chén nước dừa tươi khoảng 30 phút, vớt tôm ra và dùng khăn sạch để thấm bớt nước.
Với mỡ heo, bạn rửa sơ qua nước và thái thành hạt lựu nhỏ cỡ 1/2 lóng tay. Đối với hành tím và tỏi, bạn lột vỏ và thái mỏng từng lát.
Còn trứng vịt, bạn tách lấy lòng đỏ cho vào một cái chén và thêm 1/3 muỗng cà phê dầu hạt điều, rồi khuấy đều (không đánh bọt).
2
Giã thịt tôm
Cho tôm (đã ngâm nước dừa) vào cối và nêm vào 1/3 muỗng cà phê muối, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/3 muỗng cà phê tiêu, 1/3 muỗng cà phê đường phèn và trút hết phần hành tím - tỏi đã thái lát vào cối, dùng chày giã nhuyễn hỗn hợp.
Sau đó, bạn cho vào 1/2 lượng lòng trắng trứng vịt (sau khi tách lòng đỏ) vào cối thịt tôm, giã thêm 2 phút là được.
3
Nhào thịt tôm
Bạn cho hỗn hợp tôm (đã giã) lên mặt dĩa hơi lớn và trút hết phần mỡ heo (đã thái hạt lựu nhỏ) trộn đều và nhào cho đến khi cảm thấy thịt tôm hơi săn lại (khoảng 5 - 10 phút).
4
Gói và hấp chả
Bạn lót giấy nến lên mặt phẳng sạch, rồi cho hết phần thịt tôm (vừa mới nhào) tạo hình vuông hoặc hình chữ nhật tùy sở thích của bạn. Tiếp đó, bạn phết toàn bộ lòng trắng trứng còn lại lên bề mặt thịt tôm.
Đặt xửng hấp lên bếp, đợi cho nước sôi thì bạn cho thịt tôm (có lót giấy nến) vào lòng nồi, phủ 1 lớp khăn lên miệng nồi để tránh hơi nước nhỏ vào bề mặt chả, và đậy kín nắp để tiến hành hấp trong 30 phút với ngọn lửa lớn.
5
Hoàn thành
Mở nắp nồi ra, bạn dùng khăn giấy khô (loại dai) để thấm bớt nước trên bề mặt chả, rồi phết toàn bộ mặt chả lớp hỗn hợp lòng đỏ trứng. Tiếp tục hấp trên ngọn lửa vừa, không đậy nắp nồi cho đến khi lớp lòng đỏ trứng khô lại thì tắt bếp.
6
Thành phẩm
Chả tôm Huế có lớp màu cam phía ngoài nhìn trông hấp dẫn. Chả tôm dai, thơm ngon và vị vừa phải. Bạn có thể ăn trực tiếp, hoặc dùng kèm với bánh mì, bánh ướt, bánh cuốn hoặc một số món nước như bún bò và canh bún cũng rất ngon.
Gỏi tôm củ sen hạnh nhân Món gỏi có vị giòn, ngọt của củ sen tươi, vị thơm của chanh và gia vị. Món này có thể dùng chung với bánh phồng tôm hoặc bánh tráng mè. Nguyên liệu Củ sen: 600 g xắt miếng theo thân củ Dấm trắng: 500 ml Tôm 20 con luộc bóc vỏ để đuôi Thịt ba rọi: 300 g luộc thái mỏng Hạt...