Cách khắc phục nứt gót chân mùa hanh khô
Khi thời tiết lạnh, hanh khô nhiều người bị nứt gót chân, da chân. Vậy cách khắc phục tình trạng này trong mùa hanh khô?
1. Nứt gót chân, da chân do đâu?
Nứt gót chân, da chân không phải là bệnh nhưng thường gặp khi thời tiết lạnh hanh khô. Tình trạng này khiến gót chân, da chân dễ bám bụi bẩn làm cho bàn chân kém thẩm mỹ. Không những thế, nhiều trường hợp còn cảm thấy rất khó chịu, ngứa, đau…
Nguyên chân da chân bị nứt nẻ thường do:
Khí hậu quá hanh khô, thời tiết hanh khô, bị cước chân.
Tắm/ngâm chân trong nước nóng lâu.
Sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh.
Cơ thể thiếu vitamin, khoáng chất…
Ngoài ra, nứt da chân còn do các bệnh lý như: Nhiễm nấm, viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến…
Gót chân bị nứt nẻ rất dễ bám bụi bẩn, gây mất thẩm mỹ.
Khi da chân bị nứt, sẽ có các biểu hiện: Gót chân, da xung quanh bàn chân bị nứt nẻ, gây ngứa, bong tróc, đau rát, thậm chí chảy máu. Trường hợp nặng hơn có thể nhiễm khuẩn gây có mủ. Lúc này bàn chân sẽ rất đau nhức, ảnh hưởng đến vấn đề đi đứng…
2. Mẹo trị nứt gót chân, nẻ da chân
- Ngâm chân với nước ấm: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nứt nẻ gót chân, da chân là do sử dụng nước nóng quá lâu. Chính vì thế điều đầu tiên cần tránh là sử dụng nước nóng. Tuy nhiên, khi thời tiết lạnh, nhiều người bị lạnh bàn chân và phương pháp ngâm chân với nước nóng với muối/gừng/thảo dược giúp làm ấm chân và giúp ngủ ngon giấc là một cách rất tốt.
Để khắc phục tình trạng da chân nứt nẻ sau khi ngâm, nên chú ý chỉ ngâm chân với nước ấm (khoảng 38-40 độ C), nếu thấy nước mau nguội thì có thể bổ sung thêm nước nóng để nhiệt độ nước luôn ấm.
Trong quá trình ngâm chân nên kết hợp với massage để giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời loại bỏ da chết. Sau khi ngâm chân xong, cần nhanh chóng thấm khô bằng khăn bông sạch, mềm và thoa ngay kem dưỡng ẩm hoặc vaseline rồi đi tất ấm. Với cách này, vừa giúp hiệu quả ngâm chân mà không khiến da gót chân, bàn chân bị khô nẻ.
Video đang HOT
Ngoài cách trên, mỗi ngày vào buổi tối, chỉ cần bỏ ra khoảng 15 phút chăm sóc do da bàn chân, gót chân bằng cách sử dụng chanh muối nước ấm: Lấy 1 chậu nước ấm (40 độ C, khoảng 2,5l nước), hòa tan ½ thìa muối 1 quả chanh. Dung dịch này vừa có tác dụng sát khuẩn, làm sạch bụi bẩn, mà trong quả chanh có nhiều vitamin C và các acid tự nhiên giúp da chân mềm và chống nứt nẻ.
Ngâm chân trong dung dịch nước vừa pha trong khoảng 7 phút, đồng thời dùng đá mài kỳ cọ nhẹ nhàng ở gót chân để loại bỏ da chết. Mỗi tuần thực hiện 2 lần sẽ giúp gót chân son mềm mịn.
- Chăm sóc da bàn chân:
Dùng chuối (hoặc đu đủ chín) làm mặt nạ cho gót chân: Cách này khá đơn giản, sau khi ngâm chân, vệ sinh chân sạch sẽ thì đắp lên gót chân nguyên liệu đã nghiền nát. Để nguyên khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm và lau khô. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm.
Trong chuối chín chứa nhiều vitamin C, B6 có tác dụng nuôi dưỡng và bổ sung độ ẩm cho làn da. Đu đủ chín chứa nhiều vitamin C, vitamin A, kali giúp cải thiện tình trạng da bị xỉn màu, bong tróc… Ngoài ra, hoạt chất flavonoid và một số dưỡng chất có tác dụng khắc phục tình trạng nứt gót chân hiệu quả.
Phương pháp này nên thực hiện tuần 3 lần sẽ giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng gót chân nứt nẻ.
Thoa kem dưỡng ẩm cho da chân ngày 2 lần, sau khi vê sinh sạch sẽ.
Kem đánh răng vitamin E: Trộn đều một muỗng cà phê kem đánh răng với 1 viên nang vitamin E thành hỗn hợp sệt. Sau khi ngâm chân với nước ấm và làm sạch, lau khô thì bôi đều hỗn hợp. Đi tất để hỗn hợp trên không bị lau đi, để qua đêm và rửa sạch lại chân bằng nước ấm vào buổi sáng sớm hôm sau. Sử dụng kem dưỡng cho da chân ngay sau đó.
- Bảo vệ da chân: Mỗi ngày nên thoa kem dưỡng ẩm cho gót chân, da chân 2 lần vào buổi sáng – tối, sau khi vệ sinh sạch sẽ. Nếu vẫn thấy da chân có tình trạng dấm dứt thì nên thoa thêm 1 lần vào buổi trưa. Thoa kem đều lên chân, tập trung massage nhiều ở những vùng da chai sần, có vết nứt, bong tróc.
Nên đi tất chân để bảo đảm chân không bị lạnh và tránh da chân tiếp xúc trực tiếp với môi trường, nền đất.
Cách chăm sóc da tay mềm mại trong mùa hanh khô
Hầu hết chúng ta đều có thói quen chăm sóc da mặt mà lơ là da tay. Trong khi đó, hàng ngày da tay vẫn thường xuyên phải chịu tác động từ hóa chất, xà phòng tẩy rửa, ánh nắng mặt trời...
Đặc biệt, trong thời tiết hanh khô, da tay dễ bị khô ngứa, nhăn nheo...
Để giữ cho đôi tay luôn mềm mại, mịn màng, bạn không cần đầu tư vào những sản phẩm đắt tiền, tốn kém. Hãy áp dụng một số mẹo đơn giản sau đây để chăm sóc da tay tại nhà, giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống...
1. Lựa chọn loại xà phòng, nước rửa tay nhẹ dịu
Sau khi làm việc, tiếp xúc với môi trường, bàn tay dễ bị dính bẩn. Do đó việc đầu tiên cần làm để có đôi tay mềm mại là giữ tay thật sạch. Bạn nên rửa tay thường xuyên với sản phẩm nước rửa dịu nhẹ và giữ ẩm cho làn da.
Có thể ưu tiên các loại nước rửa tay chứa thành phần từ tự nhiên như nha đam, dầu ô liu... Một số loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, nhiều hương liệu... có thể gây khô da, nên tránh sử dụng.
Vào mùa lạnh, nên rửa tay bằng nước ấm để không làm khô da tay. Sau khi rửa tay xong nên lau khô bằng giấy hoặc khăn tay.
Vào mùa lạnh, nên rửa tay bằng nước ấm để không làm khô da tay.
2. Dùng găng tay khi cần
Hạn chế để da tay tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất có trong các dung dịch tẩy rửa như nước rửa bát, xà phòng, bột giặt, nước tẩy nhà vệ sinh... Tốt nhất nên đeo găng tay cao su để bảo vệ tay. Thói quen này sẽ hạn chế việc da tay bị ăn mòn, giữ cho tay luôn mềm mại.
Ngoài ra, nếu công việc của bạn liên quan đến hóa chất, nên sử dụng găng tay chuyên dụng để bảo vệ da tay.
3. Tẩy tế bào chết với những nguyên liệu tại nhà
Da tay cũng cần được tẩy tế bào chết đều đặn mỗi tuần 1 lần để loại bỏ da chết trên bề mặt da tay. Việc tẩy tế bào chết cũng giúp làn da mềm mỏng hơn, dễ hấp thu dưỡng chất mà chúng ta thoa (đắp) lên để nuôi dưỡng da tay.
Việc tẩy da chết ở tay không cầu kỳ như với da mặt. Bạn có thể chỉ cần dùng chanh trộn với mật ong, massage nhẹ nhàng lên da tay khoảng 5-10 phút, sau đó rửa sạch lại với nước ấm.
Việc dưỡng ẩm cho da tay cũng cần thiết như đối với da mặt, đặc biệt là trong thời tiết khô hanh.
4. Chăm sóc da tay với kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ
Việc dưỡng ẩm cho da tay cũng cần thiết như đối với da mặt, đặc biệt là trong thời tiết khô hanh. Bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dành cho da tay và nên bôi nhiều lần trong ngày. Các loại kem dưỡng có kết cấu mỏng nhẹ sẽ dễ thấm hút vào da hơn mà không gây bết dính, khó chịu. Nếu có thể, nên thoa kem dưỡng sau khi rửa tay để cung cấp độ ẩm cho làn da.
Nếu da tay của bạn cực kỳ khô, nên tìm các sản phẩm dưỡng da dạng dầu. Mặc dù có thể gây khó chịu trong sinh hoạt, những sản phẩm này sẽ cấp ẩm hiệu quả hơn.
5. Bôi kem chống nắng cho đôi tay hàng ngày
Ánh nắng mặt trời là tác nhân gây lão hóa sớm. Nếu da tay không được bảo vệ đúng cách khi tiếp xúc với ánh nắng cũng có thể dẫn đến lão hóa, nhăn nheo.
Vì thế đừng quên thoa kem chống nắng cho bàn tay trước khi ra ngoài. Ngoài ra nên bảo vệ tay bằng đeo găng, mặc áo dài kín bàn tay để hạn chế tối đa tác hại của môi trường và tia UV.
Mời bạn đọc xem tiếp video:
Gừng : 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời nhiều người có thể không biết | SKĐS
An Minh
Sử dụng giấm táo làm đẹp da Giấm táo được biết đến là một trong những nguyên liệu làm đẹp quen thuộc của nhiều chị em. Không chỉ giúp làm sạch da, giấm táo còn có tác dụng hỗ trợ trị mụn, giảm khô nứt gót chân, làm dịu da cháy nắng... 1. Giấm táo giúp cân bằng da, se khít lỗ chân lông Nhiều nghiên cứu đã cho thấy,...